Hợp tác xã ở Hà Tĩnh chủ động đổi mới, sẵn sàng gia nhập “sân chơi lớn”

(Baohatinh.vn) - Đầu tư quy mô lớn, ứng dụng công nghệ, xây dựng thương hiệu sản phẩm là đường hướng mà nhiều hợp tác xã ở Hà Tĩnh đang chủ động đổi mới để gia nhập các “sân chơi lớn”.

Những năm gần đây, kinh tế tập thể (KTTT), HTX ở Hà Tĩnh đã có sự phát triển đáng ghi nhận. Theo đó, nhiều HTX đã chủ động thay đổi tư duy làm ăn theo hướng liên doanh liên kết, ứng dụng công nghệ số từ sản xuất đến tiêu thụ.

Hợp tác xã ở Hà Tĩnh chủ động đổi mới, sẵn sàng gia nhập “sân chơi lớn”

Chủ tịch Liên minh HTX Nguyễn Ngọc Hùng (người thứ 3 từ trái qua) kiểm tra mô hình nuôi ong lấy mật của HTX Ân Phú (Vũ Quang).

Mô hình nông nghiệp công nghệ cao của HTX Nga Hải (xã Xuân Mỹ, Nghi Xuân) là minh chứng cho nỗ lực đổi mới, tiên phong ứng dụng khoa học, làm chủ quy trình sản xuất.

Theo ông Lê Văn Bình – Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc HTX, đơn vị lấy nông nghiệp làm gốc song luôn xác định muốn phát triển, lợi nhuận cao thì phải đi theo phương thức sản xuất kinh doanh hiện đại. HTX mạnh dạn vay vốn ngân hàng để xây cơ sở hạ tầng theo tiêu chuẩn châu Âu, đầu tư con giống chất lượng… Đơn vị đang liên kết với doanh nghiệp nuôi 2.000 con lợn thịt/lứa, 20.000 con gà thương phẩm/lứa. Hằng ngày, lãnh đạo HTX kiểm tra tình hình sức khoẻ vật nuôi qua camera.

Theo hướng đa con, đa cây, HTX Nga Hải còn thuê chuyên gia nông nghiệp Israel sang chuyển giao công nghệ trồng dưa lưới trong nhà màng. Mỗi năm, đơn vị trồng 3 lứa, sản lượng đạt từ 10-12 tấn/lứa. Tổng doanh thu từ mô hình nông nghiệp của HTX lên đến hàng chục tỷ đồng/năm.

Hợp tác xã ở Hà Tĩnh chủ động đổi mới, sẵn sàng gia nhập “sân chơi lớn”

Nhiều sản phẩm của HTX đã tham gia sàn giao dịch thương mại điện tử.

Hà Tĩnh có thế mạnh về đánh bắt thuỷ hải sản. Nếu như trước đây việc chế biến thuỷ hải sản của người dân vùng biển chỉ theo phương thức thủ công truyền thống thì hiện nay các HTX thu mua – chế biến thuỷ hải sản đã đổi mới công nghệ nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm gắn xây dựng thương hiệu, đưa nước mắm thành sản phẩm hàng hoá quy mô lớn.

Bà Lê Thị Khương – Giám đốc HTX Thu mua chế biến thuỷ hải sản Phú Khương cho hay: “Để nâng cao chất lượng nước mắm, ngoài chọn nguyên liệu tươi ngon, chúng tôi ứng dụng quy trình sản xuất nước mắm bằng công nghệ mặt trời. Dùng nguồn nhiệt từ các tấm thu năng lượng có thể giảm một nửa thời gian sản xuất. Theo tính toán, lượng nước mắm cốt thu được nhiều hơn 30% so với công đoạn truyền thống và được chuyển hóa tối đa do nhiệt độ đạt ở mức tối ưu. Ngoài ra, đơn vị đầu tư hệ thống máy chiết rót và đóng chai tự động đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và nâng cao năng suất. Mỗi năm, HTX phân phối ra thị trường lượng lớn nước mắm, lợi nhuận hàng tỷ đồng”.

Không riêng nước mắm Phú Khương, các HTX, tổ hợp tác đã chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm gắn với xây dựng thương hiệu. Đến nay, có 105 sản phẩm của 84 HTX, tổ hợp tác của Hà Tĩnh được công nhận là sản phẩm OCOP cấp tỉnh. Kết quả ấn tượng này chứng minh vai trò của khu vực KTTT trong chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” của tỉnh phù hợp với mục tiêu quan trọng trong phát triển các hình thức tổ chức sản xuất.

Hợp tác xã ở Hà Tĩnh chủ động đổi mới, sẵn sàng gia nhập “sân chơi lớn”

Các HTX ngày càng quan tâm đến xây dựng thương hiệu sản phẩm.

Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, liên kết tìm kiếm thị trường để nâng cao thu nhập cho thành viên và người lao động là “bước đi” của nhiều HTX. Giờ đây, số hoá trong tiêu thụ sản phẩm, lên mạng xã hội bán hàng, tham gia sàn giao dịch thương mại điện tử là câu chuyện quen thuộc của nhiều HTX.

Sau nhiều nỗ lực, sản phẩm bánh đa vừng của HTX Sản xuất, thương mại và dịch vụ Nguyên Lâm (xã Kỳ Giang, huyện Kỳ Anh) đã được xuất khẩu sang Nhật Bản, Nga, Ba Lan...

Ông Lê Văn Duẩn - Giám đốc HTX Sản xuất, thương mại và dịch vụ Nguyên Lâm cho hay: “Giai đoạn đầu, chúng tôi gặp khó khăn về nhiều mặt. Dần dần, HTX mạnh dạn thay đổi, đầu tư máy móc hiện đại, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chế biến và bảo quản nhằm tạo ra các sản phẩm đạt chất lượng cao. Cùng đó, HTX đẩy mạnh xúc tiến thương mại, tham gia hội chợ, phát triển các kênh bán hàng và quảng bá, liên kết tiêu thụ sản phẩm, trong đó, tập trung khai thác tiềm năng thị trường online, sàn thương mại điện tử. Tính riêng năm 2022, HTX sản xuất đạt trên 3 triệu bánh đa vừng, trong đó khoảng 400.000 bánh được xuất khẩu với tổng giá trị xuất khẩu đạt gần 1,5 tỷ đồng."

Hợp tác xã ở Hà Tĩnh chủ động đổi mới, sẵn sàng gia nhập “sân chơi lớn”

Sản phẩm bánh đa vừng của HTX Sản xuất, thương mại và dịch vụ Nguyên Lâm được xuất khẩu đi nhiều nước.

Hà Tĩnh hiện có 3 liên hiệp HTX, 1.020 HTX, 3 quỹ tín dụng nhân dân và 2.942 tổ hợp tác. Để tạo sức bật cho khu vực KTTT, tỉnh đã có nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ các HTX đẩy mạnh ứng dụng công nghệ vào sản xuất, hỗ trợ phát triển công nghệ sinh học, thiết kế và đăng ký xác lập quyền bảo hộ công nghiệp, hỗ trợ xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường, đào tạo nguồn nhân lực… Nhờ vậy, khu vực KTTT từng bước được củng cố, đổi mới và phát triển, khẳng định là nhân tố quan trọng góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Ông Nguyễn Ngọc Hùng – Chủ tịch Liên minh HTX Hà Tĩnh nhấn mạnh: “KTTT mà nóng cốt là HTX thời gian qua đã chuyển đổi, sắp xếp lại theo Luật HTX 2012, tổ chức và hoạt động rõ nét, hiệu quả hơn, tạo việc làm thường xuyên cho 63.681 lao động. Hiện đã hình thành nhiều mô hình HTX kiểu mới, sản xuất kinh doanh quy mô lớn, hiệu quả trên các lĩnh vực.

Chủ đề Kinh tế Hà Tĩnh

Đọc thêm

Hương Sơn có thêm 3 sản phẩm OCOP 3 sao

Hương Sơn có thêm 3 sản phẩm OCOP 3 sao

Huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) vừa chấm điểm công nhận 5 sản phẩm được công nhận đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao năm 2025, trong đó, 2 sản phẩm đánh giá lại và 3 sản phẩm mới.
Thạch Kim đẩy mạnh phát triển kinh tế biển

Thạch Kim đẩy mạnh phát triển kinh tế biển

Xã Thạch Kim, huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) tiếp tục phát huy thế mạnh của địa phương giáp biển để phát triển sản xuất, đảm bảo sinh kế, tạo nền tảng và động lực phát triển KT-XH.
Ngành chuyên môn Hà Tĩnh khuyến cáo gì cho vụ tôm xuân - hè 2025?

Ngành chuyên môn Hà Tĩnh khuyến cáo gì cho vụ tôm xuân - hè 2025?

Người dân Hà Tĩnh chuẩn bị bước vào vụ nuôi tôm xuân hè 2025. Bà Nguyễn Thị Hoài Thúy – Trưởng phòng Quản lý, nuôi trồng thủy sản (Chi cục Thủy sản Hà Tĩnh) đã có những khuyến cáo nhằm giúp người dân giành thắng lợi trong vụ nuôi sắp tới.
Giá trị nhung hươu Hương Sơn ngày càng tăng cao

Giá trị nhung hươu Hương Sơn ngày càng tăng cao

Huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) chú trọng áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào chăm sóc, cải thiện chất lượng đàn hươu, tập trung chế biến sâu, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế.
Nuôi lươn không bùn ở Cẩm Quang

Nuôi lươn không bùn ở Cẩm Quang

Mô hình nuôi lươn bằng bể không bùn của anh Nguyễn Quốc Hữu (xã Cẩm Quang, Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) dự kiến cho thu hoạch khoảng 15-17 tấn lươn thương phẩm sau 10-12 tháng thả nuôi.
Ngư dân bội thu, tiểu thương phấn khởi

Ngư dân bội thu, tiểu thương phấn khởi

Những chuyến biển gần đây, ngư dân Hà Tĩnh trúng đậm nhiều luồng cá cơm, cá trích, mực, cá bạc má… tạo nguồn cung hải sản đa dạng, đáp ứng nhu cầu thị trường đồng thời mang về nguồn thu nhập khá.
Vũ Quang tươi mới

Vũ Quang tươi mới

Việc chú trọng xây dựng vườn mẫu, cụm dân cư sáng - xanh - sạch - đẹp, cụm dân cư sinh thái… đã tạo điểm nhấn trong xây dựng nông thôn mới ở Vũ Quang (Hà Tĩnh).
Tuổi trẻ Đức Thọ thi đua lập thân lập nghiệp

Tuổi trẻ Đức Thọ thi đua lập thân lập nghiệp

Tuổi trẻ trên quê hương Tổng Bí thư Trần Phú (Đức Thọ - Hà Tĩnh) đã mạnh dạn đầu tư, phát triển các mô hình kinh tế, góp phần nâng cao vị thế tổ chức Đoàn trong hệ thống chính trị.