Hương Khê “ngắm đích” 11.400 tấn lương thực vụ hè thu 2020

(Baohatinh.vn) - Sản xuất vụ hè thu 2020, Hương Khê (Hà Tĩnh) tập trung cơ cấu giống mới, phòng chống hạn để phấn đấu đạt sản lượng 11.413 tấn.

Hương Khê “ngắm đích” 11.400 tấn lương thực vụ hè thu 2020

Hương Khê phấn đấu đạt sản lượng 7.216 tấn trong vụ sản xuất lúa hè thu

Sản lượng trên là mục tiêu đặt ra trong kế hoạch sản xuất vụ hè thu 2020 của huyện Hương Khê. Theo đó, toàn huyện sẽ gieo cấy 2.200 ha lúa, phấn đấu năng suất đạt 32,8 tạ/ha, sản lượng 7.216 tấn; 1.500 ha đậu, năng suất 9 tạ/ha, sản lượng 1.350 tấn; 850 ha ngô, năng suất 33tạ/ha, sản lượng 1.320 tấn.

Ngoài ra, bà con toàn huyện còn trồng 70 ha lạc, năng suất dự kiến 12 tạ/ha, sản lượng 84 tấn; rau các loại 270 ha, năng suất 49 tạ/ha, sản lượng 1.323 tấn; 30 ha khoai lang, năng suất 40 tạ/ha, sản lượng 120 tấn.

Hương Khê “ngắm đích” 11.400 tấn lương thực vụ hè thu 2020

Hương Khê nhắm cơ cấu giống ADI 168 vào sản xuất vụ hè thu 2020

Trưởng phòng NN&PTNT huyện Lê Quang Vinh cho biết: "Hương Khê quan tâm đến chuyển đổi cơ cấu cây trồng, sử dụng nhóm giống lúa có thời gian sinh trưởng dưới 115 ngày để “ăn chắc”, né tránh thiên tai.

Đó là các bộ giống: HT1, Nếp 87, Nếp 98, PC6,TH3-5, Nhị ưu 838, Thiên ưu 8... Riêng các giống ADI 168, TH3-7 đã sản xuất cho hiệu quả tại vụ xuân 2020, có thể đưa vào cơ cấu vụ hè thu.

Đối với cây trồng cạn như: ngô cơ cấu các loại giống có năng suất CP511, CP111, P4199... và nhóm giống ngô nếp chất lượng cao như: HN68, HN88...; đậu xanh sử dụng các giống ĐXVN 07, VN93-1, VN99-3; lạc sử dụng các giống như L14, L23, V79...; vừng sử dụng các giống vừng V6, vừng đen địa phương."

Hương Khê “ngắm đích” 11.400 tấn lương thực vụ hè thu 2020

Hương Khê đang điều tiết, vận hành hồ đập hợp lý để đảm bảo nguồn nước tưới cho sản xuất vụ hè thu

Cũng theo ông Vinh, ngoài đảm bảo lịch thời vụ phù hợp với từng loại cây trồng thì công tác chống hạn, quản lý và sử dụng nước tưới cho vụ hè thu 2020 là rất quan trọng.

Theo đó, huyện chỉ đạo các địa phương tổ chức tu sửa bờ vùng, bờ thửa, nạo vét thông thoáng kênh mương, đắp chặn các trục tiêu nội đồng để tận dụng lượng nước hồi quy, nước mưa tiểu mãn bổ sung cho các hồ đập. Mặt khác, điều tiết nguồn nước tưới hợp lý, tiết kiệm trong sản xuất vụ hè thu, nhất là giai đoạn lúa làm đòng, trổ bông...

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Hà Tĩnh - đồng thơm hương lúa mới

Hà Tĩnh - đồng thơm hương lúa mới

Tháng năm về mang theo hương lúa chín lan xa trên khắp cánh đồng ở Hà Tĩnh. Tiếng máy gặt hòa cùng nhịp lao động hối hả của người dân tạo nên bức tranh quê sinh động.
Nông dân Hà Tĩnh vào mùa gặt

Nông dân Hà Tĩnh vào mùa gặt

Người dân các địa phương ở Hà Tĩnh đang tập trung thu hoạch lúa xuân chín sớm. Năm nay, mặc dù thời tiết không thuận lợi nhưng nhờ gieo cấy đúng lịch thời vụ, chăm sóc đúng kỹ thuật nên lúa vẫn phát triển tốt.
Giữ màu xanh cho những cánh rừng

Giữ màu xanh cho những cánh rừng

Ban Quản lý (BQL) Rừng phòng hộ Nam Hà Tĩnh luôn kiên trì thực hiện tốt chức trách, nhiệm vụ của mình để bảo vệ cho những cánh rừng luôn xanh tươi, an toàn.
Triển vọng chăn nuôi hươu sao ở Cẩm Xuyên

Triển vọng chăn nuôi hươu sao ở Cẩm Xuyên

Chăn nuôi hươu sao đang mở ra nhiều triển vọng phát triển kinh tế cho người dân huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) khi nhiều địa phương nhân rộng mô hình theo tổ hợp tác, hợp tác xã...
Rộn ràng mùa dưa ở Việt Tiến

Rộn ràng mùa dưa ở Việt Tiến

Những ngày này, nông dân xã Việt Tiến (Thạch Hà, Hà Tĩnh) đang vào mùa thu hoạch dưa các loại. Không khí thu hoạch trên các cánh đồng dưa luôn rộn ràng, tấp nập báo hiệu mùa bội thu.
Nhanh tay "hồi sức" lúa bị đổ ngã do mưa gió

Nhanh tay "hồi sức" lúa bị đổ ngã do mưa gió

Tập trung khơi thông dòng chảy, tiêu thoát nước khỏi ruộng, buộc những diện tích bị đổ ngã… là những giải pháp mà nông dân Hà Tĩnh đang nỗ lực triển khai, với hy vọng giảm thiểu thấp nhất thiệt hại về năng suất cuối vụ.
Chè vằng Cẩm Mỹ hướng tới sản phẩm OCOP

Chè vằng Cẩm Mỹ hướng tới sản phẩm OCOP

Nhiều hộ dân ở xã Cẩm Mỹ (Cẩm Xuyên - Hà Tĩnh) đã mở rộng diện tích, đầu tư công nghệ để tạo ra sản phẩm hàng hóa, đưa lại nguồn thu nhập bền vững từ cây chè vằng. Địa phương tiến tới xây dựng sản phẩm OCOP chè vằng.