Hương Khê nỗ lực khống chế dịch bệnh trên gia súc

(Baohatinh.vn) - Theo ghi nhận, huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) đã xuất hiện 3 con lợn nhiễm dịch tả lợn châu Phi và 1 con bê nhiễm bệnh ký sinh trùng đường máu.

Chủ tịch UBND xã Hòa Hải Nguyễn Đăng Phú thông tin, hộ ông Nguyễn Đăng Bính ở thôn 7 chăn nuôi lợn nái quy mô nhỏ. Từ đợt tết Nguyên đán đến nay, đàn lợn có biểu hiện ốm, khiến 3 con lợn bị chết. Qua xét nghiệm, số lợn nhiễm bệnh có kết quả dương tính với dịch tả lợn châu Phi (DTLCP).

bqbht_br_4.jpg
Gia súc bị chết ở Hương Khê được tiêu hủy đúng quy định.

Chính quyền địa phương đã lập hội đồng xử lý, tiêu hủy lợn mắc bệnh, đảm bảo chính xác về số lượng, khối lượng, hồ sơ, thủ tục theo quy định; xử lý các hố chôn gia súc để không phát sinh nguy cơ lây lan dịch bệnh. Đồng thời tập trung chỉ đạo kiểm tra, rà soát nắm chắc tổng đàn, tình hình chăn nuôi trâu, bò, lợn.
Địa phương cũng đang giám sát dịch bệnh chặt chẽ để kịp thời xử lý dứt điểm ổ dịch phát sinh, hạn chế dịch bệnh lây lan ra diện rộng. Yêu cầu các lực lượng tham gia chống dịch vệ sinh, sát trùng, tiêu độc để không làm lây lan dịch bệnh trong quá trình xử lý, vận chuyển, tiêu huỷ lợn mắc bệnh.

bqbht_br_lpoouerdff.jpg
Cán bộ chuyên môn áp dụng các biện pháp xử lý hố chôn gia súc để không phát sinh nguy cơ lây lan dịch bệnh.

Còn tại xã Hương Liên, những ngày vừa qua, 1 con bê của hộ gia đình ông Hồ Pắc ở bản Rào Tre có nhiều triệu chứng như sốt làn sóng (lặp lại nhiều đợt), suy nhược và chết. Kết quả xét nghiệm cho thấy con bê dương tính với bệnh ký sinh trùng đường máu.
Chủ tịch UBND xã Hương Liên Nguyễn Sỹ Hùng cho hay, ngay khi phát hiện bê chết, địa phương đã kịp thời báo cáo lên cấp trên để xác định nguyên nhân và tìm phương án xử lý. Hiện nay, con bê nhiễm bệnh đã được phối hợp tiêu hủy theo quy định.

Bên cạnh đó, UBND xã cũng đã kiểm tra tình hình phát triển của đàn vật nuôi, nhất là đàn bê được hỗ trợ theo chính sách thuộc chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2025; xây dựng giải pháp hiệu quả để hướng dẫn, vận động các chủ hộ chăm sóc, phòng chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi; phối hợp với Tổ công tác Biên Phòng bản Rào Tre (Đồn Biên phòng Bản Giàng), các đoàn thể vận động bà con dân bản tiếp tục lao động sản xuất; đặc biệt đảm bảo thức ăn, nước uống, chống đói, rét…. cho vật nuôi.

bqbht_br_1.jpg
Đội ngũ thú y cơ sở, cán bộ chuyên môn liên quan đang thực hiện kịp thời, có hiệu quả công tác phòng, chống dịch bệnh

Với sự vào cuộc kịp thời của ngành chuyên môn và các địa phương, đến nay các dịch bệnh trên địa bàn huyện Hương Khê đang cơ bản được khống chế, chưa phát hiện thêm các ổ dịch mới.
Ông Trần Hoài Sơn – Giám đốc Trung tâm Ứng dụng Khoa học kỹ thuật và Bảo vệ cây trồng, vật nuôi huyện Hương Khê cho biết, ngay khi phát hiện dịch, UBND huyện đã chỉ đạo phòng, ngành chuyên môn tập trung hướng dẫn UBND các xã và hộ gia đình thực hiện tiêu hủy gia súc bị chết, khoanh vùng dập dịch, tiêu độc khử trùng để không làm lây lan dịch bệnh. Đồng thời kiểm tra, hướng dẫn các địa phương, đội ngũ thú y cơ sở, cán bộ chuyên môn liên quan thực hiện kịp thời, có hiệu quả công tác phòng, chống dịch bệnh; chuẩn bị đầy đủ vật tư, dụng cụ, hóa chất để ứng phó với các loại dịch bệnh trên đàn vật nuôi.

bqbht_br_2.jpg
Đến nay các dịch bệnh trên địa bàn đang cơ bản được khống chế, chưa phát hiện thêm các trường hợp nhiễm bệnh.

"Dù trước mắt đã khống chế được các bệnh dịch phát sinh trên đàn vật nuôi nhưng địa phương vẫn đang tập trung cao nhất cho công tác phòng, chống, tuyệt đối không chủ quan trước bệnh dịch. Trong đó, chúng tôi đã bố trí cán bộ chuyên môn giám sát chặt chẽ tình hình, diễn biến dịch bệnh để tham mưu triển khai đồng bộ các giải pháp phòng, chống đảm bảo hiệu quả. Đặc biệt, chỉ đạo, hướng dẫn các xã, thị trấn bố trí cán bộ thực hiện việc kiểm soát giết mổ theo đúng quy trình, đảm bảo gia súc đưa vào giết mổ phải an toàn dịch bệnh, kiểm tra chặt chẽ và ghi chép thông tin gia súc trước khi đưa vào giết mổ.
Đặc biệt, nghiêm cấm các trường hợp nhập gia súc từ vùng có dịch vào cơ sở giết mổ mà không có hồ sơ thủ tục theo quy định. Cùng đó, tham mưu, chuẩn bị nguồn vắc xin, hướng dẫn các nội dung về tiêm phòng các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho đàn vật nuôi", ông Trần Hoài Sơn - Giám đốc Trung tâm Ứng dụng Khoa học kỹ thuật và Bảo vệ cây trồng, vật nuôi huyện Hương Khê nhấn mạnh thêm.

Chủ đề Dịch bệnh GS-GC

Đọc thêm

Hành tăm Vượng Lộc được mùa, "rớt" giá

Hành tăm Vượng Lộc được mùa, "rớt" giá

Thời tiết thuận lợi, vựa hành tăm tại xã Vượng Lộc (huyện Can Lộc, Hà Tĩnh) cho năng suất cao, song giá bán chỉ bằng 1/2 so với năm ngoái, dao động từ 30.000 - 33.000 đồng/kg.
Tất bật "hồi sinh" đào sau Tết

Tất bật "hồi sinh" đào sau Tết

Những ngày này, các nhà vườn ở Hà Tĩnh đang dồn hết tâm sức vào việc chăm sóc những gốc đào với hy vọng cây sẽ bung nở vào đúng dịp tết Nguyên đán năm sau.
Cao điểm tỉa dặm, chăm bón lúa xuân ở Hà Tĩnh

Cao điểm tỉa dặm, chăm bón lúa xuân ở Hà Tĩnh

Thời điểm này, bà con nông dân Hà Tĩnh bắt đầu tập trung lấy nước vào ruộng, tỉa dặm, chú trọng phòng trừ sâu bệnh ngay từ đầu vụ để đảm sự sinh trưởng, phát triển của lúa xuân.
Hợp tác xã Đoàn viên lan tỏa các giá trị

Hợp tác xã Đoàn viên lan tỏa các giá trị

Hơn 1 thập kỷ hình thành và phát triển, HTX Đoàn viên (Cẩm Xuyên - Hà Tĩnh) đã phát triển đa ngành nghề để tạo ra các giá trị kinh tế và đóng góp vì cộng đồng xã hội.
Ngọt thơm cam bù Hương Sơn

Ngọt thơm cam bù Hương Sơn

Trong những ngày áp Tết, từ các triền đồi, ngả đường đến các phiên chợ ở huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) đều mọng đỏ màu cam bù - loại quả đặc sản, đậm dấu phong thổ địa phương…
Hà Tĩnh - nông nghiệp hữu cơ chuyển mình

Hà Tĩnh - nông nghiệp hữu cơ chuyển mình

Nông nghiệp hữu cơ thích ứng với biến đổi khí hậu gắn với tăng trưởng xanh đang mang đến những giá trị mới, mở ra tiềm năng lớn cho nền sản xuất hiện đại ở Hà Tĩnh.