Hương Khê xây dựng NTM phải gắn với phát triển xanh và thích ứng biến đổi khí hậu

(Baohatinh.vn) - Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh Lê Đình Sơn nhấn mạnh, cốt lõi xây dựng NTM của huyện Hương Khê là phát triển kinh tế xanh, bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu, gắn với nâng cao thu nhập cho người dân.

Chiều 9/6, dưới sự chủ trì của Bí thư Tỉnh ủy Lê Đình Sơn, Thường trực Ban Chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), đô thị văn minh, giảm nghèo bền vững và mỗi xã một sản phẩm tỉnh Hà Tĩnh họp nghe báo cáo về Đề án xây dựng huyện Hương Khê đạt chuẩn NTM.

Hương Khê xây dựng NTM phải gắn với phát triển xanh và thích ứng biến đổi khí hậu

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Hoàng Trung Dũng; Chủ tịch UBND tỉnh Trần Tiến Hưng; các Phó Chủ tịch UBND tỉnh: Đặng Quốc Vinh, Đặng Ngọc Sơn, Nguyễn Hồng Lĩnh; Chủ tịch UBMTTQ tỉnh Hà Văn Hùng và lãnh đạo các sở, ngành, địa phương cùng dự họp.

Hương Khê phấn đấu đạt huyện NTM năm 2024

Đến nay, toàn huyện Hương Khê có 9/20 xã đã đạt chuẩn NTM. Trong đó, 1 xã đạt chuẩn NTM nâng cao và cơ bản đạt các tiêu chí xã NTM kiểu mẫu (Hương Trà).

Giai đoạn 2010 - 2019, huyện Hương Khê đã làm mới, nâng cấp được 856,99/1.186,49 km đường giao thông. Thu nhập bình quân đầu người toàn huyện năm 2019 đạt 40,8 triệu đồng, tăng 32,4 triệu đồng so với năm 2010. Toàn huyện có 31 thôn đạt chuẩn khu dân cư NTM kiểu mẫu và 499 vườn mẫu đạt chuẩn.

Hương Khê xây dựng NTM phải gắn với phát triển xanh và thích ứng biến đổi khí hậu

Chủ tịch UBND huyện Hương Khê Lê Ngọc Huấn trình bày đề án xây dựng huyện Hương Khê đạt chuẩn NTM giai đoạn 2020 – 2024.

Một số tiêu chí chưa đạt tại 11 xã còn lại, gồm: giao thông (10 xã); trường học (4 xã); cơ sở vật chất văn hóa (6 xã); nhà ở dân cư (6 xã); thu nhập (3 xã); hộ nghèo (4 xã); văn hóa (1 xã); môi trường và an toàn thực phẩm (11 xã); hệ thống chính trị và tiếp cận pháp luật (4 xã); khu dân cư NTM kiểu mẫu, vườn mẫu (11 xã).

Hương Khê xây dựng NTM phải gắn với phát triển xanh và thích ứng biến đổi khí hậu

Giám đốc Sở NN&PTNT Nguyễn Văn Việt: Hương Khê có tiềm năng lợi thế sản xuất vì quỹ đất và rừng lớn, nhiều sản phẩm chủ lực như: bưởi, cam, dó trầm là những lợi thế trong xây dựng NTM. Với tiêu chí sản xuất, cần có cách làm tốt hơn để làm nổi trội được tiêu chí này.

Về tiêu chí NTM cấp huyện, đến nay, Hương Khê mới đạt 2/9 tiêu chí (an ninh, trật tự xã hội, chỉ đạo xây dựng nông thôn mới); 7 tiêu chí chưa đạt gồm: quy hoạch, giao thông, thủy lợi, điện, y tế - văn hóa – giáo dục, sản xuất, môi trường.

Hương Khê xây dựng NTM phải gắn với phát triển xanh và thích ứng biến đổi khí hậu

Chánh Văn phòng điều phối NTM tỉnh Trần Huy Oánh: Đề án đã làm rõ thực trạng xây dựng NTM hiện nay. Tuy nhiên, chương trình hành động, giải pháp cụ thể để đạt chuẩn huyện NTM vào năm 2024 chưa rõ để tạo sự bứt phá.

Tổng nguồn vốn huy động xây dựng NTM giai đoạn 2010 - 2019 đạt 4.636,74 tỷ đồng.

Trong đó, ngân sách Trung ương 197,959 tỷ đồng; ngân sách tỉnh 112,388 tỷ đồng; ngân sách huyện 36,267 tỷ đồng; ngân sách xã 52,524 tỷ đồng; huy động đóng góp của nhân dân 545,842 tỷ đồng; vốn lồng ghép các chương trình dự án 820,484 tỷ đồng; huy động từ doanh nghiệp 28,855 tỷ đồng; vốn tín dụng 2.781,176 tỷ đồng; đỡ đầu, tài trợ của các tổ chức, cá nhân 61,245 tỷ đồng.

Hương Khê xây dựng NTM phải gắn với phát triển xanh và thích ứng biến đổi khí hậu

Đại tá Võ Trọng Hải - Giám đốc Công an tỉnh: Cần phải có các cơ quan, đơn vị có điều kiện đỡ đầu để Hương Khê đạt mục tiêu huyện NTM vào năm 2024.

Huyện Hương Khê phấn đấu 100% xã đạt chuẩn NTM vào cuối năm 2023, huyện đạt chuẩn NTM vào cuối năm 2024. Duy trì bền vững các xã đã đạt và từng bước xây dựng xã NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu, phấn đấu có thêm ít nhất 6 xã đạt chuẩn NTM nâng cao, trong đó có 3 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu vào cuối năm 2025.

Hương Khê xây dựng NTM phải gắn với phát triển xanh và thích ứng biến đổi khí hậu

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Sơn: Hương Khê có lợi thế vườn đồi, có tiềm năng khai thác để nâng cao thu nhập cho người dân. Tuy nhiên, khó khăn của Hương Khê là thôn xóm phân tán nên khó trong việc xây dựng khu dân cư. Hương Khê cần có cách làm phù hợp với tình hình này.

Tổng nhu cầu về nguồn lực để thực hiện đề án xây dựng huyện Hương Khê đạt chuẩn NTM giai đoạn 2020 - 2024 dự kiến là 2.254,505 tỷ đồng. Trong đó, dự kiến nguồn có khả năng huy động được 960,243 tỷ đồng; nguồn chưa xác định 1.294,262 tỷ đồng.

Tại cuộc họp, các đại biểu đã làm rõ thêm các nội dung liên quan đến những vướng mắc trong xây dựng NTM ở Hương Khê, đồng thời định hướng giải pháp để Hương Khê đạt chuẩn NTM theo đề án.

Hương Khê xây dựng NTM phải gắn với phát triển xanh và thích ứng biến đổi khí hậu

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Hồng Lĩnh: Đề án được thực hiện công phu, bài bản. Tuy nhiên, việc phân bổ nguồn lực cho một số tiêu chí chưa đồng đều.

Hương Khê xây dựng NTM phải gắn với phát triển xanh và thích ứng biến đổi khí hậu

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Đặng Quốc Vinh: Đề án cần làm rõ, nghiên cứu sâu hơn, nhất là với tiêu chí sản xuất và huy động các nguồn lực. Hương Khê cần khai thác tiềm lực trong tiêu chí sản xuất với lợi thế vườn đồi.

Hương Khê xây dựng NTM phải gắn với phát triển xanh và thích ứng biến đổi khí hậu

Chủ tịch UBND tỉnh Trần Tiến Hưng: Trên cơ sở các ý kiến đóng góp của các sở, ngành, lãnh đạo tỉnh, huyện Hương Khê cần hoàn thiện lại đề án. Đặc biệt, một số giải pháp chưa rõ cần cụ thể hơn.

Phát triển xanh, bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu

Kết luận cuộc họp, Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh Lê Đình Sơn ghi nhận những cố gắng và kết quả huyện Hương Khê đạt được trong xây dựng NTM giai đoạn 2010 - 2019.

Đối với đề án xây dựng huyện đạt chuẩn NTM giai đoạn 2020 -2024, Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh Lê Đình Sơn đánh giá cao tinh thần, quyết tâm của địa phương đã thực hiện đề án công phu.

Hương Khê xây dựng NTM phải gắn với phát triển xanh và thích ứng biến đổi khí hậu

Bí thư Tỉnh ủy Lê Đình Sơn: cốt lõi xây dựng NTM của Hương Khê là phát triển kinh tế xanh, bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu; đồng thời gắn với nâng cao thu nhập cho người dân.

Tuy nhiên, Bí thư Tỉnh ủy cho rằng, đề án còn khá nặng về hạ tầng, cần chỉnh sửa cho phù hợp hơn với điều kiện của Hương Khê.

Bí thư Tỉnh ủy đề nghị Hương Khê cần đánh giá lại thực trạng xây dựng NTM, xoáy sâu vào các vấn đề: quan tâm đến kinh tế, tổ chức sản xuất từ nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp; đánh giá việc huy động các nguồn lực phải làm rõ hơn, đặc biệt là nguồn lực từ dân; đánh giá sâu hơn về huy động sức mạnh hệ thống chính trị gắn với sức mạnh Nhân dân; xem lại hệ thống chính trị, đặc biệt là thôn, xã và vấn đề an ninh trật tự, ổn định để phát triển.

Bí thư Tỉnh ủy Lê Đình Sơn nhấn mạnh, cốt lõi xây dựng NTM của Hương Khê là phát triển kinh tế xanh, bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu; đồng thời gắn với nâng cao thu nhập cho người dân.

Về kết cấu hạ tầng, Bí thư Tỉnh ủy đề nghị Hương Khê không tham vọng quá nhiều hạ tầng hiện đại, mà hạ tầng phải là “mạch máu” cho phát triển kinh tế. Ngoài ra, hạ tầng phải làm sao thích ứng, phù hợp với điều kiện biến đổi khí hậu.

Bên cạnh đó, huyện Hương Khê cần có giải pháp về cán bộ; quan tâm vấn đề an ninh trật tự. Về huy động nguồn lực để xây dựng NTM, cần có 2 chính sách khác nhau đối với cấp thôn, xã và cấp huyện.

“Thường trực Huyện ủy Hương Khê cùng Văn phòng Điều phối NTM tỉnh dựa trên các ý kiến tại cuộc họp để hoàn thiện lại đề án, đặc biệt chú trọng các giải pháp thực hiện để đề án có tính khả thi, thuyết phục cao hơn. Đề án phải hoàn thành để trình UBND tỉnh xem xét và trình BTV Tỉnh ủy vào cuối tháng 7” - Bí thư Tỉnh ủy yêu cầu.

Chủ đề Xây dựng nông thôn mới

Đọc thêm

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Những ngày qua, nền nhiệt ở Hà Tĩnh duy trì rét đậm. Người chăn nuôi đang tích cực triển khai các biện pháp phòng chống rét nhằm đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của đàn gia súc, gia cầm.
Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Hà Tĩnh đang trải qua đợt rét đậm mạnh nhất kể từ đầu mùa đông đến nay. Bà con nông dân đã chủ động triển khai các biện pháp phòng chống đói, rét, bảo vệ an toàn đàn vật nuôi.
Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Sau nhiều năm xây dựng thương hiệu, đến nay, Công ty TNHH Bảo Lâm (Hương Sơn, Hà Tĩnh) trở thành đơn vị hàng đầu trên địa bàn tỉnh trong lĩnh vực lâm nghiệp, lâm sinh.
Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Những ngày qua, khi màn đêm buông xuống, hàng chục hộ dân ở xã Xuân Lam (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) lại ra đồng soi đèn “săn” rươi, thu nhập hàng triệu đồng mỗi ngày.
Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Nông dân Hà Tĩnh cần theo dõi đồng ruộng, kịp thời phát hiện các đối tượng sâu keo, bệnh khô vằn, đốm lá... gây hại trên một số diện tích ngô đông để tránh ảnh hưởng năng suất.
"Đặc sản" Hà Tĩnh vào vụ Tết

"Đặc sản" Hà Tĩnh vào vụ Tết

Thời điểm này, nhiều cơ sở sản xuất sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu Hà Tĩnh đã vào vụ cao điểm, chuẩn bị nguồn hàng cung ứng cho thị trường Tết năm 2025.
Rộn ràng mùa lúa mới

Rộn ràng mùa lúa mới

Cuối tháng 11, những cánh đồng ở Hà Tĩnh lại rền vang tiếng máy, tiếng người rộn ràng chuẩn bị sản xuất vụ đầu tiên của năm tới.
Nghi Xuân có thêm 2 sản phẩm OCOP hạng 3 sao

Nghi Xuân có thêm 2 sản phẩm OCOP hạng 3 sao

Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) công nhận sản phẩm “Chả cá sông Lam” và sản phẩm “Rau sạch An Tâm” đạt chuẩn OCOP hạng 3 sao đợt 5 năm 2024.