Huyện Kỳ Anh cần chuẩn bị sẵn sàng các loại giống ngắn ngày, gieo cấy lại diện tích lúa bị hư hỏng

(Baohatinh.vn) - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Đặng Ngọc Sơn ghi nhận công tác chỉ đạo của chính quyền địa phương cũng như tinh thần khẩn trương, kịp thời của người dân trong khôi phục sản xuất sau mưa lớn.

Chiều 15/6, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Sơn cùng lãnh đạo Sở NN&PTNT Hà Tĩnh kiểm tra công tác khôi phục sản xuất sau mưa lớn tại huyện Kỳ Anh.

Huyện Kỳ Anh cần chuẩn bị sẵn sàng các loại giống ngắn ngày, gieo cấy lại diện tích lúa bị hư hỏng

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Đặng Ngọc Sơn cùng đoàn công tác kiểm tra tình hình ngập úng tại cánh đồng bị ngập sâu ở xã Kỳ Thọ.

Đợt mưa lớn vừa qua, trên địa bàn toàn tỉnh Hà Tĩnh bị ngập úng khoảng hơn 15.400 ha diện tích hoa màu và lúa hè thu. Đến thời điểm hiện tại (15/6), trên địa bàn toàn tỉnh vẫn còn hơn 2.700 ha lúa hè thu bị ngập úng, riêng huyện Kỳ Anh còn hơn 50 ha tại xã Kỳ Thọ bị ngập sâu.

Kiểm tra tình hình ở huyện Kỳ Anh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Sơn chia sẻ với bà con nông dân về những thiệt hại do mưa lũ gây ra; động viên bà con tranh thủ thời tiết đang thuận lợi, tích cực chăm bón, tỉa dắm.

Huyện Kỳ Anh cần chuẩn bị sẵn sàng các loại giống ngắn ngày, gieo cấy lại diện tích lúa bị hư hỏng

Hiện nay, tại xã Kỳ Thọ vẫn còn hơn 50 ha lúa hè thu bị ngập sâu.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh ghi nhận công tác chỉ đạo của chính quyền địa phương cũng như tinh thần khẩn trương của người dân trong sản xuất; yêu cầu các địa phương kịp thời theo dõi, bám sát diễn biến thời tiết trong thời gian tới để có kế hoạch ứng phó, triển khai sản xuất phù hợp.

Đặc biệt, ở những vùng bị ngập lụt kéo dài, cần huy động mọi nguồn lực để tiêu úng, sử dụng các máy bơm để thoát nước nhanh. Tuyệt đối không để cây lúa bị ngập lâu, nếu gặp nắng nóng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng, phát triển của cây lúa, thậm chí gây thối và chết lúa.

Huyện Kỳ Anh cần chuẩn bị sẵn sàng các loại giống ngắn ngày, gieo cấy lại diện tích lúa bị hư hỏng

Ở những diện tích không bị ảnh hưởng, người dân đã tranh thủ thời tiết nắng ráo, tập trung dắm tỉa.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Sơn lưu ý, những diện tích buộc phải gieo cấy lại, các địa phương cần rà soát lại diện tích, chuẩn bị sẵn sàng các loại giống ngắn ngày, có thời gian sinh trưởng dưới 100 ngày thay thế để khi nước rút có thể gieo ngay.

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Những ngày qua, nền nhiệt ở Hà Tĩnh duy trì rét đậm. Người chăn nuôi đang tích cực triển khai các biện pháp phòng chống rét nhằm đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của đàn gia súc, gia cầm.
Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Hà Tĩnh đang trải qua đợt rét đậm mạnh nhất kể từ đầu mùa đông đến nay. Bà con nông dân đã chủ động triển khai các biện pháp phòng chống đói, rét, bảo vệ an toàn đàn vật nuôi.
Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Sau nhiều năm xây dựng thương hiệu, đến nay, Công ty TNHH Bảo Lâm (Hương Sơn, Hà Tĩnh) trở thành đơn vị hàng đầu trên địa bàn tỉnh trong lĩnh vực lâm nghiệp, lâm sinh.
Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Những ngày qua, khi màn đêm buông xuống, hàng chục hộ dân ở xã Xuân Lam (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) lại ra đồng soi đèn “săn” rươi, thu nhập hàng triệu đồng mỗi ngày.
Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Nông dân Hà Tĩnh cần theo dõi đồng ruộng, kịp thời phát hiện các đối tượng sâu keo, bệnh khô vằn, đốm lá... gây hại trên một số diện tích ngô đông để tránh ảnh hưởng năng suất.