Kênh tưới xuống cấp, Hương Vĩnh "thượng điền dư nước, hạ điền khan"!

(Baohatinh.vn) - Thôn đầu kênh thừa nước gây ngập úng đồng ruộng, thôn cuối kênh lại thiếu nước sản xuất. Thực trạng này đang đang diễn ra tại xã Hương Vĩnh (Hương Khê, Hà Tĩnh) do các tuyến kênh tưới N3 và Nam sông Tiêm bị xuống cấp, hư hỏng.

Hệ thống kênh N3 đi qua xã Hương Vĩnh với chiều dài khoảng 2km, dẫn nước tưới tiêu cho gần 150 ha lúa của 6 thôn gồm: Vĩnh Hương, Vĩnh Phúc, Vĩnh Giang, Vĩnh Đại, Thuận trị, Ngọc Mỹ. Còn kênh Nam sông Tiêm đi qua Hương Vĩnh với chiều dài khoảng 4km, dẫn nước từ đập Sông Tiêm về cho kênh N3.

Kênh tưới xuống cấp, Hương Vĩnh “thượng điền dư nước, hạ điền khan”!

Hệ thống kênh Nam sông Tiêm bị hư hỏng, xuống cấp nghiêm trọng.

Cả hai hệ thống kênh đều thuộc sự quản lý của Công ty TNHH MTV Thủy lợi Nam Hà Tĩnh. Do được đầu tư, xây dựng đã lâu, không được tu sửa, phát dọn nên hiện nay đã bị hư hỏng, xuống cấp nghiêm trọng.

Trong đó, đối với kênh Nam sông Tiêm, qua ghi nhận thực tế, nhiều đoạn mặt kênh đã bị sụt lút, bị khoét tạo thành những hoắm sâu gây thất thoát nước lớn. Còn kênh N3 hiện nay thành mương đã bị hư hỏng hoàn toàn, mỗi khi có nước tưới về đều thấm qua thành mương chảy tràn ra ruộng.

Kênh tưới xuống cấp, Hương Vĩnh “thượng điền dư nước, hạ điền khan”!

Hệ thống thành của kênh dẫn N3 nhiều đoạn đã bị hư hỏng hoàn toàn.

Việc 2 hệ thống kênh bị xuống cấp, hư hỏng đã dẫn đến tình trạng những thôn đầu kênh thì bị ngập úng, trong khi những thôn cuối kênh thiếu nước sản xuất.

Là thôn nằm đầu kênh nên cứ mỗi lần có nước về là nhiều diện tích sản xuất của bà con thôn Vĩnh Giang lại ngập nước. Theo trưởng thôn Lê Văn Diện, do hệ thống thành mương hư hỏng, nước thấm vào thành chảy ra ruộng, hơn nữa tại các khúc nối vào ruộng không có van điều tiết nước, nên nước tự động chảy vào đồng ruộng. Vụ xuân 2018, toàn thôn gieo trồng hơn 16ha lúa và hoa màu, nhưng có tới gần 50% diện tích bị thừa nước, ngập úng do không kiểm soát được nguồn nước tưới.

Kênh tưới xuống cấp, Hương Vĩnh “thượng điền dư nước, hạ điền khan”!

Nhiều đoạn kênh N3 bị cỏ cây che lấp

Còn những những thôn cuối kênh như: Vĩnh Phúc, Vĩnh Hương, Ngọc Mỹ, hệ thống kênh N3 đi qua các thôn này đã bị cỏ cây mọc che lấp, vì vậy luôn trong tình trạng thiếu nước sản xuất. Theo phản ánh của người dân, do nguồn nước tưới không đến được cuối kênh nên nhiều diện tích đất sản xuất của bà con tại các thôn này đã phải bỏ hoang.

Kênh tưới xuống cấp, Hương Vĩnh “thượng điền dư nước, hạ điền khan”!

Nhiều diện tích đất sản xuất của các thôn ở cuối kênh bị bỏ hoang do thiếu nước

Ông Đặng Quang Huy - Chủ tịch UBND xã Hương Vĩnh cho biết, tình trạng xuống cấp, hư hỏng của hệ thống kênh N3 và kênh Nam sông Tiêm đã diễn ra từ lâu, ảnh hưởng lớn đến kế hoạch sản xuất của địa phương. Tại các buổi tiếp xúc cử tri từ cấp xã đến cấp tỉnh, bà con các thôn liên tục phản ánh, kiến nghị sớm duy tu, sửa chữa và có kế hoạch phát dọn bờ kênh. Tuy nhiên đến nay vẫn chưa có kết quả. Thời gian sản xuất vụ xuân 2018 đang cận kề, rất mong ngành chức năng, đặc biệt là Công ty TNHH MTV Thủy lợi Nam Hà Tĩnh sớm có các giải pháp khắc phục.

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Đặc sản cam Hà Tĩnh vào mùa thu hoạch

Đặc sản cam Hà Tĩnh vào mùa thu hoạch

Đặc sản cam chanh Hà Tĩnh bắt đầu vào vụ thu hoạch, cung cấp cho thị trường trong và ngoài tỉnh. Giá cam hiện được bán từ 25 – 60.000 đồng/kg.
Hành trình miệt mài xây dựng thương hiệu gạo Can Lộc

Hành trình xây dựng thương hiệu gạo Can Lộc

Khép lại một mùa vụ đầy thắng lợi, nông dân Can Lộc (Hà Tĩnh) có thêm niềm vui khi hạt gạo quê hương đang từng bước chiếm lĩnh thị trường. Ước mơ xây dựng thương hiệu sản phẩm lúa gạo đang dần trở thành hiện thực.
Ngư dân Nghi Xuân trúng cá bạc má

Ngư dân Nghi Xuân trúng cá bạc má

Sau một đêm vất vả vươn khơi, bám biển, nhiều tàu cá của ngư dân Xuân Yên (Nghi Xuân – Hà Tĩnh) cập bến trong niềm vui phấn khởi vì trúng đậm cá bạc má.
Bài cuối: Quyết liệt và đột phá hơn nữa trong từng nhiệm vụ, giải pháp

Bài cuối: Quyết liệt và đột phá hơn nữa trong từng nhiệm vụ, giải pháp

Cả nước đã có 5 tỉnh được công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới. Hà Tĩnh đang tập trung thực hiện cơ bản khối lượng công việc trong năm 2024 và hoàn thiện các yêu cầu để được công nhận vào năm 2025. Khó khăn từ thực tiễn đang đòi hỏi sự quyết liệt và đột phá hơn nữa trong từng nhiệm vụ, giải pháp nhằm hiện thực hóa khát vọng về nông thôn giàu bản sắc văn hóa, văn minh, hiện đại; đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng cao.
Người chăn nuôi Vũ Quang tăng đàn đón tết

Người chăn nuôi Vũ Quang tăng đàn đón tết

Để đảm bảo nguồn thu vào dịp cuối năm, thời điểm này, người chăn nuôi trên địa bàn Vũ Quang (Hà Tĩnh) đang tích cực tăng đàn, vỗ béo và nghiêm ngặt phòng dịch trên đàn vật nuôi.
Bài 3: Tiểu tiêu chí nước sạch - quyết liệt, kiên trì vì chất lượng cuộc sống

Bài 3: Tiểu tiêu chí nước sạch - quyết liệt, kiên trì vì chất lượng cuộc sống

Chất lượng môi trường sống là một trong những tiêu chí cốt lõi trong xây dựng nông thôn mới. Đối với xã và huyện nông thôn mới nâng cao, tiêu chí này đặt ra những yêu cầu khá cao, nhất là quy định về tỷ lệ người dân sử dụng nước sạch tập trung. Đứng trước khó khăn, Hà Tĩnh đặt quyết tâm rất cao, ưu tiên nguồn lực lớn để thực hiện bằng được nhằm góp phần tạo tính bền vững cho quá trình xây dựng tỉnh nông thôn mới.
Bài 2: Xây dựng đô thị văn minh - khó mấy cũng phải làm

Bài 2: Xây dựng đô thị văn minh - khó mấy cũng phải làm

Hà Tĩnh đã có 14/34 phường, thị trấn được công nhận đạt chuẩn đô thị văn minh, trong đó, 11 thị trấn thực hiện được từ 70-90% các tiêu chí. Con số phường, thị trấn đạt chuẩn cao gấp 2 lần so với thời điểm giữa năm 2024 đã chứng minh sự bứt tốc và quyết tâm cao của cấp ủy, chính quyền các địa phương trong lộ trình phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ xây dựng tỉnh nông thôn mới vào cuối năm nay.
Bài 1: 100% huyện đạt chuẩn nông thôn mới - bám sát đường găng tiến độ

Bài 1: 100% huyện đạt chuẩn nông thôn mới - bám sát đường găng tiến độ

Để hoàn thành nhiệm vụ xây dựng tỉnh nông thôn mới vào năm 2025, Hà Tĩnh tập trung thực hiện mục tiêu 100% số huyện đạt chuẩn nông thôn mới giai đoạn 2021-2025. Thời điểm này, địa phương cuối cùng gần về đích là Hương Khê đang căng mình với khối lượng công việc khá lớn trên “chặng nước rút” về đích; các địa phương khác tập trung phát triển KT-XH và tiếp tục ưu tiên nguồn lực hoàn thiện các tiêu chí huyện NTM theo chuẩn giai đoạn mới.