Khai mạc Lễ hội Cam và các sản phẩm nông nghiệp Hà Tĩnh lần thứ 5

(Baohatinh.vn) - Lễ hội Cam và các sản phẩm nông nghiệp Hà Tĩnh lần thứ 5, năm 2023 là sự kiện xúc tiến thương mại, kích cầu tiêu dùng, phục vụ Nhân dân trong dịp tết Nguyên đán Quý Mão.

Tối 6/1, Lễ hội Cam và các sản phẩm nông nghiệp Hà Tĩnh lần thứ 5, năm 2023 chính thức khai mạc tại khu vực công viên Trần Phú (TP Hà Tĩnh).

Khai mạc Lễ hội Cam và các sản phẩm nông nghiệp Hà Tĩnh lần thứ 5

Đại biểu dự lễ khai mạc.

Phát biểu khai mạc, Phó Giám đốc Sở Công thương Võ Tá Nghĩa nhấn mạnh: Lễ hội cam và các sản phẩm nông nghiệp Hà Tĩnh là hoạt động được tổ chức thường niên nhằm giới thiệu, quảng bá, tôn vinh thương hiệu, thúc đẩy tiêu thụ cam và các nông sản đặc sản của tỉnh.

Sau 4 năm triển khai, lễ hội đã tạo được sự lan tỏa, mở rộng cơ hội giao lưu, hợp tác, thu hút ngày càng nhiều sự quan tâm và tham gia của các đơn vị, nhà sản xuất, kinh doanh; được đông đảo Nhân dân, doanh nghiệp hưởng ứng, đồng hành nhiệt tình. Thương hiệu cam và nông sản của Hà Tĩnh được khách hàng trong và ngoài nước tin dùng, ưa chuộng.

Khai mạc Lễ hội Cam và các sản phẩm nông nghiệp Hà Tĩnh lần thứ 5

Phó Giám đốc Sở Công thương Võ Tá Nghĩa phát biểu khai mạc.

Lễ hội Cam và các sản phẩm nông nghiệp Hà Tĩnh lần thứ 5, năm 2023 diễn ra trong 5 ngày (từ 6 - 10/1) với quy mô 100 gian hàng trưng bày, giới thiệu các sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cùng nhiều sản phẩm nông sản, đặc sản tiêu biểu của các địa phương, doanh nghiệp trong tỉnh.

Hiện nay, Hà Tĩnh hơn 7.714 ha diện tích trồng cam, trong đó, diện tích cây cam được chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP là 1.997 ha.

Năng suất vụ cam năm 2022 ước đạt 10 - 12 tấn/ha với tổng sản lượng gần 65.000 tấn.

Khai mạc Lễ hội Cam và các sản phẩm nông nghiệp Hà Tĩnh lần thứ 5

Người dân tham quan, mua sắm các sản phẩm đặc trưng của tỉnh tại Lễ hội Cam và các sản phẩm nông nghiệp Hà Tĩnh.

Lễ hội là sự kiện xúc tiến thương mại, kích cầu tiêu dùng, phục vụ Nhân dân trong dịp tết Nguyên đán Quý Mão. Qua đó, nâng cao trách nhiệm của các cấp, các ngành và Nhân dân trong việc bảo vệ và phát triển thương hiệu hàng hóa; quảng bá sâu rộng về xuất xứ địa lý, thương hiệu cam và các sản phẩm Hà Tĩnh.

Đồng thời, tạo cơ hội để doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất kinh doanh kết nối, mở rộng kênh phân phối tiêu thụ sản phẩm; góp triển khai hiệu quả cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trên địa bàn tỉnh.

Ngoài ra, đây cũng là dịp để các doanh nghiệp nắm bắt, tìm hiểu thị hiếu của người tiêu dùng; từ đó có chiến lược nuôi trồng, sản xuất, kinh doanh phù hợp, nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường.

Khai mạc Lễ hội Cam và các sản phẩm nông nghiệp Hà Tĩnh lần thứ 5

Ban Tổ chức và đại biểu cắt băng khai mạc Lễ hội Cam và các sản phẩm nông nghiệp Hà Tĩnh lần thứ 5, năm 2023.

Khai mạc Lễ hội Cam và các sản phẩm nông nghiệp Hà Tĩnh lần thứ 5

Sau lễ khai mạc, các đại biểu tham quan gian hàng của các cơ sở sản xuất, hợp tác xã, doanh nghiệp tại lễ hội.

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Người cựu binh kiên trì xây làng, dựng nghiệp

Người cựu binh kiên trì xây làng, dựng nghiệp

Trở về từ quân ngũ, ông Nguyễn Kiến Quốc - Phó Chủ tịch UBND xã Sơn Phú (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã hăng hái cùng người dân xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế từ nghề nuôi ong.
Mùa mật ong kém vui ở Vũ Quang

Mùa mật ong kém vui ở Vũ Quang

Thay vì rộn ràng thu hoạch những giọt mật đầu vụ như các năm trước, năm nay, người dân huyện Vũ Quang (Hà Tĩnh) đang trải qua một mùa mật ong chính vụ kém vui.
Hà Tĩnh với chặng nước rút góp phần gỡ thẻ vàng IUU

Gỡ thẻ vàng IUU: Hà Tĩnh quyết liệt "chặng nước rút"

Đợt thanh tra lần thứ 5 của Ủy ban Châu Âu được xem là thời điểm quyết định để Việt Nam gỡ cảnh báo thẻ vàng IUU. Xác định rõ nhiệm vụ này, Hà Tĩnh đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp trong "chặng nước rút", đặc biệt tạo nên những thay đổi tích cực, nhất là trong nhận thức, trách nhiệm của ngư dân.