Khởi công tôn tạo công trình khu mộ 33 học sinh Trường Cấp II Hương Phúc

(Baohatinh.vn) - Từ nguồn kinh phí xã hội hóa 2,1 tỷ đồng, 33 ngôi mộ của học sinh Trường Cấp II Hương Phúc (xã Hương Trạch, Hương Khê, Hà Tĩnh) sẽ được tôn tạo nhằm bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa quốc gia.

Ngày 25/3, UBND xã Hương Trạch phối hợp tổ chức khởi công tôn tạo công trình khu mộ 33 học sinh thuộc Di tích lịch sử khu chứng tích tội ác chiến tranh Trường Cấp II Hương Phúc.

Khởi công tôn tạo công trình khu mộ 33 học sinh Trường Cấp II Hương Phúc

Các đại biểu tham dự lễ khởi công.

Công trình tôn tạo khu mộ 33 học sinh thuộc Di tích lịch sử khu chứng tích tội ác chiến tranh Trường Cấp II Hương Phúc do Công ty TNHH Tiến Linh 168 (Hương Khê) thi công với các hạng mục: tôn tạo, lát đá tự nhiên 33 ngôi mộ, lan can, nền nhà bia tưởng niệm; sửa chữa, nâng cấp nhà bia tưởng niệm và một số hạng mục khác với tổng kinh phí 2,1 tỷ đồng từ nguồn xã hội hóa.

Khởi công tôn tạo công trình khu mộ 33 học sinh Trường Cấp II Hương Phúc

Phó Chủ tịch UBND huyện Hương Khê Trần Quốc Bảo mong muốn đơn vị thi công và địa phương nêu cao tinh thần trách nhiệm để hạng mục công trình hoàn thành đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng kỹ thuật.

Trước đó, từ nguồn đóng góp của nhiều tổ chức, cá nhân với trị giá gần 1,7 tỷ đồng, xã Hương Trạch cũng đã phối hợp triển khai xây dựng, sửa chữa và đưa vào sử dụng các hạng mục: cổng, hàng rào và bồn hoa cây cảnh phía trước khu di tích.

Khởi công tôn tạo công trình khu mộ 33 học sinh Trường Cấp II Hương Phúc

Các đại biểu tham gia nghi thức khởi công.

Năm 2001, Khu chứng tích tội ác chiến tranh Trường Cấp II Hương Phúc được Bộ VH-TT&DL xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia. Ngày 1/12/2021, Sở VH-TT&DL, Sở GD&ĐT, Tỉnh đoàn và UBND huyện Hương Khê đã có kế hoạch liên ngành về việc phát huy giá trị lịch sử và nâng cấp di tích giai đoạn 2021 – 2025 và những năm tiếp theo.

Chương trình nhằm mục đích bảo tồn và và phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa quốc gia gắn với các hoạt động ngoại khóa; là “địa chỉ đỏ” để giáo dục truyền thống cho các thế hệ học sinh và là điểm du lịch tâm linh cho người dân, du khách thập phương.

Đọc thêm

Vị Tể tướng nào quê Hà Tĩnh từng phụng sự 3 triều vua Lê?

Vị Tể tướng nào quê Hà Tĩnh từng phụng sự 3 triều vua Lê?

Ông quê ở xã Ích Hậu, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh, nổi tiếng là vị quan thanh liêm, chính trực, lập được nhiều công trạng. Ông phụng sự trong 3 triều vua Lê (Lê Thế Tông, Lê Kính Tông và Lê Thần Tông) và 2 đời chúa là Trịnh Tùng, Trịnh Tráng.
Người "dẫn đường" của phụ nữ xã Trường Sơn

Người "dẫn đường" của phụ nữ xã Trường Sơn

Với 28 năm bền bỉ gắn bó với công tác hội, chị Trần Thị Khuyên - Chủ tịch Hội LHPN xã Trường Sơn (Đức Thọ, Hà Tĩnh) luôn là người "dẫn đường" cho phong trào của chị em ở địa phương ngày càng phát triển.
Phục dựng đền Nhà Ông ở Hương Sơn

Phục dựng đền Nhà Ông ở Hương Sơn

Lễ khởi công phục dựng đền Nhà Ông ở xã Sơn Bằng (Hương Sơn – Hà Tĩnh) nhằm tri ân bậc tiền nhân có công lao với quê hương và người dân trong vùng.
Gìn giữ nếp nhà

Gìn giữ nếp nhà

“Nước có quốc pháp, nhà có gia phong” - câu thành ngữ về nếp nhà ấy đang được mỗi gia đình người Việt nói chung và người Hà Tĩnh nói riêng giữ gìn, phát huy, kiến tạo tổ ấm hạnh phúc, góp phần xây dựng đất nước thịnh vượng.
Người quản đốc yêu nghề, mê sáng tạo

Người quản đốc yêu nghề, mê sáng tạo

Anh Hoàng Xuân Quý - Quản đốc Phân xưởng cơ điện của Nhà máy Chế biến phân hữu cơ từ rác thải (Công ty CP Môi trường và công trình đô thị Hà Tĩnh) đã có nhiều ý tưởng sáng tạo góp phần làm lợi cho đơn vị hàng trăm triệu đồng mỗi năm.
Lan tỏa những điển hình học và làm theo Bác

Lan tỏa những điển hình học và làm theo Bác

Tại Hà Tĩnh, ngày càng nhiều tấm gương điển hình, tiêu biểu trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh đã xuất hiện và lan tỏa sâu rộng trong cộng đồng bằng những việc làm thiết thực nhất.
Phố trong lòng sông...

Phố trong lòng sông...

Tôi vẫn thường nghĩ về sự ưu ái của thiên nhiên khi trong những biến đổi địa chất đã để lại cho thành phố Hà Tĩnh địa hình ba mặt sông bao quanh...
Nhớ tết Đoan ngọ xưa…

Nhớ tết Đoan ngọ xưa…

Dù không phải là lễ trọng như tết Nguyên đán nhưng từ lâu, tết Đoan ngọ (mồng 5/5 âm lịch) vẫn là nét văn hóa truyền thống được nhiều người dân Hà Tĩnh gìn giữ, phát huy.