Không để chuột tàn phá đồng ruộng Hà Tĩnh trong vụ đông tới

(Baohatinh.vn) - Theo các chuyên gia nông nghiệp Hà Tĩnh, đợt lũ vừa qua đã tiêu diệt lượng lớn và hạn chế sự sinh sôi, phát triển của loài chuột. Tuy nhiên, nạn chuột vẫn có thể tiếp tục “hồi sinh” gây hại trong vụ đông sắp tới.

Không để chuột tàn phá đồng ruộng Hà Tĩnh trong vụ đông tới

Hiện tại, nhiều tổ chức hội, người nông dân vẫn tập trung diệt chuột bảo vệ sản xuất vụ Đông.

Sản xuất vụ đông năm 2019 dự báo thời tiết có xu hướng ấm dần lên nên thuận lợi cho cây trồng phát triển; cùng với diện tích lúa hè thu chưa kịp thu hoạch sẽ là nguồn thức ăn dồi dào cho chuột tiếp tục sinh sản và nhân nhanh số lượng trong thời gian tới.

Trước tình trạng này, ngành NN&PTNT khuyến cáo người dân sản xuất cần triển khai diệt chuột bằng nhiều biện pháp trong thời điểm sản xuất vụ đông, đặc biệt giai đoạn trước khi xuống giống vụ Xuân 2020.

Đặc biệt, việc tìm và diệt chuột sau các đợt mưa lũ sẽ đạt nhiều hiệu quả cao bởi chuột thiếu nơi trú ẩn và thức ăn. Hạn chế dùng thuốc hóa học, ưu tiên sử dụng các biện pháp sinh học như Biorat để làm bả diệt chuột.

Các địa phương cũng cần tổ chức diệt chuột phương theo hệ thống, đồng loạt để đạt hiệu quả cao nhất.

Từ đầu vụ hè thu đến nay, hơn 1.200 ha lúa của bà con nông dân ở Hà Tĩnh bị chuột đồng tàn phá nghiêm trọng, trong đó nhiều diện tích coi như mất trắng.

Không để chuột tàn phá đồng ruộng Hà Tĩnh trong vụ đông tới

Bị chuột phá hoại, gia đình bà Nguyễn Thị Vinh, thị trấn Thạch Hà, huyện Thạch Hà thất thu khoảng 50% sản lượng so với mùa vụ năm trước.

Tình trạng lúa bị chuột phá hoại tập trung nhiều nhất ở các huyện Thạch Hà, Cẩm Xuyên, Kỳ Anh, TX Hồng Lĩnh…

Một số diện tích bị chuột cắn phá thời điểm đầu vụ được bà con kịp thời gieo cấy lại được. Tuy nhiên, không ít diện tích lúa bị chuột cắn sau khi lớn hơn 2 tháng tuổi nên ảnh hưởng lớn đến năng suất mùa vụ.

Không để chuột tàn phá đồng ruộng Hà Tĩnh trong vụ đông tới

Vụ hè thu vừa qua, nông dân thị xã Hồng Lĩnh tiêu diệt hơn 13.000 con chuột

Bà Nguyễn Thị Vinh (thị trấn Thạch Hà, huyện Thạch Hà) chia sẻ: Vụ hè thu 2019, tôi làm 10 sào ruộng lúa, nhưng bị chuột phá hoại rất mạnh. Như năm ngoái, gia đình tôi thu hoạch hơn 2,5 tấn lúa thì năm nay thiệt hại gần 1 nửa, chỉ đạt hơn 1,2 tấn. Đặc biệt, có những ruộng bị chuột cắn khi đang giai đoạn trổ bông nên mất trắng hoàn toàn, chỉ có thể gặt về làm thức ăn cho gia súc.

Toàn huyện Thạch Hà có hơn 520 ha lúa hè thu bị chuột phá hoại, nhiều nhất trong toàn tỉnh. Phó Giám đốc Trung tâm ứng dụng KHKT&BVCTVN huyện Thạch Hà Nguyễn Hữu An cho hay: “Mặc dù từ đầu vụ, Trung tâm cùng với nhiều tổ chức khác và người nông dân đã thực hiện nhiều biện pháp như dùng bẫy bã sinh học, bẫy bán nguyệt, đào hang... để diệt chuột. Kết quả thống kê cho thấy, số lượng chuột bị tiêu diệt lên đến hơn 36.000 con”.

Vụ hè thu 2019, tổng diện tích chuột gây hại là trên 1.200 ha, trong đó 442 ha gây hại nặng, tỷ lệ trung bình 5 - 7%, nơi cao 10 - 15%, cục bộ 20 - 30%. Các diện tích lúa bị chuột gây hại tập trung chủ yếu ở những vùng cao cưỡng không chủ động nước, gần gò đồi, ven làng, vùng bán sơn địa trên địa bàn tỉnh.
Ông Nguyễn Trí Hà - Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và bảo vệ Thực vật Hà Tĩnh

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Những ngày qua, nền nhiệt ở Hà Tĩnh duy trì rét đậm. Người chăn nuôi đang tích cực triển khai các biện pháp phòng chống rét nhằm đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của đàn gia súc, gia cầm.
Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Hà Tĩnh đang trải qua đợt rét đậm mạnh nhất kể từ đầu mùa đông đến nay. Bà con nông dân đã chủ động triển khai các biện pháp phòng chống đói, rét, bảo vệ an toàn đàn vật nuôi.
Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Sau nhiều năm xây dựng thương hiệu, đến nay, Công ty TNHH Bảo Lâm (Hương Sơn, Hà Tĩnh) trở thành đơn vị hàng đầu trên địa bàn tỉnh trong lĩnh vực lâm nghiệp, lâm sinh.
Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Những ngày qua, khi màn đêm buông xuống, hàng chục hộ dân ở xã Xuân Lam (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) lại ra đồng soi đèn “săn” rươi, thu nhập hàng triệu đồng mỗi ngày.
Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Nông dân Hà Tĩnh cần theo dõi đồng ruộng, kịp thời phát hiện các đối tượng sâu keo, bệnh khô vằn, đốm lá... gây hại trên một số diện tích ngô đông để tránh ảnh hưởng năng suất.
"Đặc sản" Hà Tĩnh vào vụ Tết

"Đặc sản" Hà Tĩnh vào vụ Tết

Thời điểm này, nhiều cơ sở sản xuất sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu Hà Tĩnh đã vào vụ cao điểm, chuẩn bị nguồn hàng cung ứng cho thị trường Tết năm 2025.
Rộn ràng mùa lúa mới

Rộn ràng mùa lúa mới

Cuối tháng 11, những cánh đồng ở Hà Tĩnh lại rền vang tiếng máy, tiếng người rộn ràng chuẩn bị sản xuất vụ đầu tiên của năm tới.
Nghi Xuân có thêm 2 sản phẩm OCOP hạng 3 sao

Nghi Xuân có thêm 2 sản phẩm OCOP hạng 3 sao

Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) công nhận sản phẩm “Chả cá sông Lam” và sản phẩm “Rau sạch An Tâm” đạt chuẩn OCOP hạng 3 sao đợt 5 năm 2024.