Thời gian gần đây, do phát triển nóng, nhiều trang trại chăn nuôi không tuân thủ nghiêm túc về cam kết bảo vệ môi trường và đánh giá tác động môi trường trong chăn nuôi, một số cơ quan quản lý nhà nước các cấp được giao trách nhiệm thiếu sự phối kết hợp trong thừa hành nhiệm vụ, kiểm tra không liên tục, xử phạt chưa đủ răn đe dẫn đến một số cơ sở trong chăn nuôi thực hiện không đúng quy định về bảo vệ môi trường, gây bức xúc trong nhân dân.
Ông Đào Nghĩa Nhuận – Phó Chủ tịch Hội KH&KT Nông nghiệp Hà Tĩnh: Các dự án chăn nuôi cần đánh giá kết quả thực hiện để có cơ sở điều chỉnh mục tiêu, quy mô theo nguyên tắc đảm bảo lợi ích hài hòa giữa doanh nghiệp, địa phương và người dân, không gây ra ô nhiễm môi trường.
Tại hội thảo, nhiều ý kiến đưa ra các dẫn chứng về tình trạng ô nhiễm môi trường ở nhiều góc nhìn khác nhau, đồng thời nêu ra các hướng giải quyết và giải pháp để phát triển chăn nuôi bò, lợn nói riêng và ngành chăn nuôi nói chung phát triển đúng hướng, vừa mang lại lợi ích kinh tế, vừa đảm bảo môi trường.
Nguyên Bí thư Tỉnh ủy Đặng Duy Báu: Thực tế thời gian qua, việc chăn nuôi đã để lại nhiều hệ lụy đối với môi trường. Do đó, thời gian tới, cần có tính toán lại, xem xét các dự án chăn nuôi, chỉnh đốn quy hoạch phù hợp với sự phát triển chung của tỉnh.
Nhiều đại biểu cho rằng, cần soát xét lại toàn bộ quy hoạch đất trong chăn nuôi, kiên quyết đưa ra khỏi quy hoạch những địa điểm có nguy cơ ô nhiễm, hoặc cơ sở đã hoạt động có khả năng khắc phục, đặc biệt ở các cùng đất đầu nguồn nước, gần khe suối, gần khu dân cư, các cơ sở chăn nuôi không có khả năng tiêu thoát nước thải; các dự án chăn nuôi cần đánh giá kết quả thực hiện để có cơ sở điều chỉnh mục tiêu, quy mô theo nguyên tắc đảm bảo lợi ích hài hòa giữa doanh nghiệp, địa phương và người dân, không gây ra ô nhiễm môi trường.
Ông Trần Đắc Đại – Phó Chủ tịch thường trực Liên hiệp Hội KH&KT Cẩm Xuyên: Cần triển khai các chương trinh nghiên cứu, ứng dụng chuyển giao khoa học công nghệ bảo vệ môi trường cho các cơ sở sản xuất, áp dụng công nghệ mới tiết kiệm tài nguyên, có giải pháp an toàn sinh học.
Đối với các trang trại chăn nuôi lợn tập trung, cho kiểm tra lại hệ thống chuồng trại, bể bioga, ao sinh học và hệ thống thoát nước thải, xử lý súc vật chết… buộc chủ cơ sở bổ sung đầy đủ các hạng mục trong đánh giá tác động môi trường; tổ chức lại chăn nuôi trong nông hộ, mở cuộc vận động trong thôn xóm, tổ liên gia “hai không, ba có” (không thả rông, không dùng chất cấm; có chuồng trại, có tiêm phòng, có giải pháp an toàn sinh học).
Phó Giám đốc Sở TN&MT Phan Lam Sơn: Đề nghị tỉnh tiếp tục rà soát lại các quy hoạch, đặc biệt là các quy hoạch ngành chăn nuôi, đảm bảo đồng bộ với các quy hoạch khác. Khảo sát, đánh giá đúng để xác định tác động của các quy hoạch, trong chấp thuận đầu tư phải tuân thủ quy hoạch.
Bên cạnh đó cần triển khai các chương trình nghiên cứu, ứng dụng chuyển giao khoa học công nghệ bảo vệ môi trường cho các cơ sở sản xuất, áp dụng công nghệ mới tiết kiệm tài nguyên, có giải pháp an toàn sinh học; khuyến khích việc tái sử dụng chất thải của vật nuôi thông qua hệ sinh thái tự nhiên hoặc tác động của con người...