Kịp ngăn 3,8 tấn lạc giống "lậu" chuẩn bị tuồn ra thị trường

(Baohatinh.vn) - Chi cục Quản lý chất lượng Nông - lâm - thủy sản Hà Tĩnh vừa phát hiện và lập biên bản xử phạt 11,7 triệu đồng với bà Phan Thị Hạnh (thôn Kim Ngọc, Thạch Châu, Lộc Hà) vì hàng hóa không có bộ hợp quy chất lượng và không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Tại thời điểm kiểm tra, cơ quan chuyên môn của Sở NN&PTNT phát hiện tại kho hàng đang dự trữ 2 tấn lạc được ghi trên bao bì là có xuất xứ từ "Cơ sở sản xuất lạc giống Bắc Giang" nhưng không đúng quy định, không có dấu hợp quy sản phẩm, không mã hiệu lô giống, không hồ sơ quản lý chất lượng; 1,8 tấn lạc giống khác không có nhãn mác cũng như nguồn gốc xuất xứ. Tất cả số lạc giống này là hàng hóa chuẩn bị cung ứng cho vụ lạc Xuân 2018 sắp tới.

kip ngan 3 8 tan lac giong lau chuan bi tuon ra thi truong

3,8 tấn giống kém chất lượng bị cơ quan chức năng phát hiện kịp thời trước khi "tuồn" ra thị trường

Chủ hộ kinh doanh Phan Thị Hạnh khai nhận: “Đầu vụ, tùy theo nhu cầu dân cần số lượng lạc giống bao nhiêu thì chúng tôi sẽ nhập về cung ứng. Số giống này, một số lấy từ miền Nam, một số ở Bắc Giang nhưng nhập từ kho ở Vinh. Cần số lượng như thế nào thì cân lên lấy về chứ không giấy tờ gì cả”.

Làm nghề kinh doanh lạc từ 20 năm nay nhưng chủ cơ sở này vẫn chỉ mang tính chất kinh doanh tự phát, nhỏ lẻ hộ gia đình mà không giấy phép kinh doanh, không có cơ sở sản xuất đủ điều kiện. Đương nhiên, khi nhắc đến các loại giấy tờ hợp quy, chứng minh nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm thì chủ hộ kinh doanh này không khác gì một người đang không hiểu chuyện gì đang xảy ra.

“Người dân lấy giống, nếu lạc không nảy mầm thì đem trả lại, còn không thì đến cuối vụ khi tôi đi thu mua lạc thương phẩm thì tính tiền lạc giống và thanh toán tiền trả”, bà Hạnh cho biết thêm.

Tại hiện trường, Tổ công tác của Chi cục QLCL nông, lâm, thủy sản đã tiến hành lập biên bản, xử phạt 11,7 triệu đồng theo quy định tại NĐ 119/2017/CP ngày 1/11/2017 về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong linh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm hàng hóa.

Cơ quan chức năng cũng yêu cầu chủ hộ kinh doanh phải chuyển đổi mục đích sử dụng từ lạc giống sang lạc thương phẩm đối với 1,8 tấn giống không có nhãn mác và nguồn gốc xuất xứ; hoàn thiện hồ sơ, công bố chất lượng đối với 2 tấn giống lạc còn lại.

kip ngan 3 8 tan lac giong lau chuan bi tuon ra thi truong

Hộ kinh doanh bị xử phạt 11,7 triệu đồng

Ông Phan Văn Dũng - Chi cục trưởng Chi cục QLCL nông, lâm, thủy sản cho biết: “Hiện nay, kiểm tra trên địa bàn nhiều cơ sở kinh doanh giống lạc không rõ nguồn gốc xuất xứ, bao bì nhãn mác ghi không đúng quy định, không có hồ sơ quản lý chất lượng… Đối với những vi phạm này, đoàn kiểm tra kiên quyết xử lý nghiêm khắc theo quy định”.

Gần đây, Chi cục đã xử phạt 4 vụ vi phạm kinh doanh lạc giống tại Lộc Hà, Hương Khê với tổng số tiền xử phạt hành chính là 52,7 triệu đồng. Điều đáng nói, trước đó, Sở NN&PTNT đã có chỉ đạo các địa phương rà soát, kiểm soát chặt chẽ các cơ sở sản xuất đủ điều kiện và không đủ điều kiện, công bố cho người dân biết, tránh hàng giả, hàng kém chất lượng.

Tuy nhiên, ngay tại huyện Lộc Hà, khi được hỏi về số cơ sở kinh doanh tự phát, không đủ điều kiện kinh doanh giống lạc như hộ Phan Thị Hạnh thì đại diện chính quyền ở đây cho hay, đến thời điểm cơ sở này bị phát hiện thì huyện chưa nắm được con số cụ thể!?

Đọc thêm

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Những ngày qua, nền nhiệt ở Hà Tĩnh duy trì rét đậm. Người chăn nuôi đang tích cực triển khai các biện pháp phòng chống rét nhằm đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của đàn gia súc, gia cầm.
Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Hà Tĩnh đang trải qua đợt rét đậm mạnh nhất kể từ đầu mùa đông đến nay. Bà con nông dân đã chủ động triển khai các biện pháp phòng chống đói, rét, bảo vệ an toàn đàn vật nuôi.
Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Sau nhiều năm xây dựng thương hiệu, đến nay, Công ty TNHH Bảo Lâm (Hương Sơn, Hà Tĩnh) trở thành đơn vị hàng đầu trên địa bàn tỉnh trong lĩnh vực lâm nghiệp, lâm sinh.
Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Những ngày qua, khi màn đêm buông xuống, hàng chục hộ dân ở xã Xuân Lam (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) lại ra đồng soi đèn “săn” rươi, thu nhập hàng triệu đồng mỗi ngày.
Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Nông dân Hà Tĩnh cần theo dõi đồng ruộng, kịp thời phát hiện các đối tượng sâu keo, bệnh khô vằn, đốm lá... gây hại trên một số diện tích ngô đông để tránh ảnh hưởng năng suất.
"Đặc sản" Hà Tĩnh vào vụ Tết

"Đặc sản" Hà Tĩnh vào vụ Tết

Thời điểm này, nhiều cơ sở sản xuất sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu Hà Tĩnh đã vào vụ cao điểm, chuẩn bị nguồn hàng cung ứng cho thị trường Tết năm 2025.
Rộn ràng mùa lúa mới

Rộn ràng mùa lúa mới

Cuối tháng 11, những cánh đồng ở Hà Tĩnh lại rền vang tiếng máy, tiếng người rộn ràng chuẩn bị sản xuất vụ đầu tiên của năm tới.
Nghi Xuân có thêm 2 sản phẩm OCOP hạng 3 sao

Nghi Xuân có thêm 2 sản phẩm OCOP hạng 3 sao

Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) công nhận sản phẩm “Chả cá sông Lam” và sản phẩm “Rau sạch An Tâm” đạt chuẩn OCOP hạng 3 sao đợt 5 năm 2024.