Kỳ Anh tập trung đầu tư hạ tầng vùng chuyển đổi ruộng đất

(Baohatinh.vn) - Huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) tập trung hỗ trợ các địa phương xây dựng, hoàn thiện hệ thống đường giao thông, kênh mương phục vụ sản xuất tại các vùng đã chuyển đổi ruộng đất.

Vụ xuân năm nay là vụ thứ 5 ông Nguyễn Văn Thanh ở thôn Hoà Hợp, xã Kỳ Văn canh tác trên cánh đồng chuyển đổi ruộng đất. Không chỉ được sản xuất trên một thửa ruộng mà hệ thống giao thông, thuỷ lợi nội đồng được đầu tư xây dựng đồng bộ nên việc sản xuất thâm canh của gia đình ông khá thuận lợi.

A3.jpg
Ông Nguyễn Văn Thanh (giữa) trao đổi về tình hình canh tác trên cánh đồng thửa lớn.

Ông Thanh cho biết: “Chưa khi nào làm ruộng lại thuận lợi như bây giờ. Đồng liền thửa, đường giao thông rộng rãi nên việc vận chuyển vật tư nông nghiệp hay sản phẩm khá thuận lợi; hệ thống kênh mương nội đồng được xây mới không lo thất thoát nước; nguồn giống được cơ cấu cùng loại trên một cánh đồng, xuống giống cùng lúc nên hạn chế sâu bệnh...".

Được biết, Kỳ Văn là địa phương đi đầu trong thực hiện chủ trương chuyển đổi ruộng đất ở huyện Kỳ Anh. Sau khi triển khai thí điểm thành công ở thôn Hoà Hợp, đến nay xã Kỳ Văn đã mở rộng thêm 2 thôn: Sa Xá và Mỹ Liên với tổng diện tích 150 ha. Xã cũng đang phấn đấu mỗi năm sẽ hoàn thành chuyển đổi 1 - 2 thôn.

"Chúng tôi đã chỉ đạo các thôn tập trung xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng, đảm bảo đồng bộ trong sản xuất cánh đồng lớn. Đến thời điểm này, Kỳ Văn đã nâng cấp và cứng hoá được 5,5 km đường giao thông nội đồng, làm mới 1,8 km kênh mương kiên cố và một số cống điều tiết nước trên các vùng sản xuất của 3 thôn theo cơ chế hỗ trợ xi măng của huyện", ông Trần Ngọc Kính - Phó Chủ tịch UBND xã Kỳ Văn cho hay.

A5.jpg
Một tuyến đường giao thông nội đồng ở thôn Hà Phong (Kỳ Văn) đang được tập trung hoàn thiện.

Xã Kỳ Phong hiện có trên 120 ha đất lúa của 2 thôn (Hà Phong và Thượng Phong) đã hoàn thành chuyển đổi ruộng đất. Thời gian qua, cùng với huy động sự đóng góp của Nhân dân, xã đã tranh thủ vận dụng các nguồn lực để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, tạo thuận lợi tối đa cho người dân sản xuất.

Đến thời điểm này, với gần 70 ha được chuyển đổi thành công, thôn Hà Phong đã cứng hoá (đổ cấp phối) được 3/7 km đường giao thông nội đồng với chiều rộng mặt đường từ 7 - 11 m; kiên cố hoá 4/9 km kênh mương nội đồng. Thôn Thượng Phong cũng đã kiên cố hoá 4/8 km kênh mương nội đồng; hệ thống đường giao thông nội đồng được quy hoạch bài bản với chiều rộng mặt đường từ 8-11 m...

Ông Nguyễn Văn Yên - Phó Chủ tịch UBND xã Kỳ Phong chia sẻ: “Việc chuyển đổi ruộng đất đi đôi với đầu tư hạ tầng đồng bộ, hiện đại đã giúp người dân có sự thuận lợi trong các khâu sản xuất. Vì vậy, bà con rất phấn khởi và đồng tình, ủng hộ cao”.

Không chỉ các xã Kỳ Văn, Kỳ Phong, hiện nay nhiều địa phương ở huyện Kỳ Anh cũng đang tập trung cao cho việc chuyển đổi ruộng đất, phát triển cơ sở hạ tầng ở những vùng chuyển đổi.

Đến thời điểm này, toàn huyện đã hoàn thành chuyển đổi được 886 ha. Trên cơ sở đó, các địa phương đã thực hiện cứng hoá mặt đường giao thông nội đồng gần 40 km; kiên cố hoá trên 50 km kênh mương nội đồng với tổng kinh phí gần 29 tỷ đồng.

A1.jpg
Cánh đồng thửa lớn ở thôn Hoà Hợp (Kỳ Văn) chuẩn bị bước vào vụ gặt.

Ông Phan Công Toàn - Trưởng phòng NN&PTNT huyện Kỳ Anh thông tin: “Nhờ hạ tầng được đầu tư đồng bộ, việc sản xuất trên các cánh đồng sau chuyển đổi có sự thay đổi vượt bậc. Không chỉ giải quyết được tình trạng gieo cấy trên nhiều thửa nhỏ, tưới tiêu khó khăn mà hệ thống hạ tầng đã được đầu tư bài bản, các loại máy cơ giới đi lại dễ dàng, việc vận chuyển vật tư, phân bón, sản phẩm thuận lợi; kênh mương kiên cố nên hạn chế tình trạng thiếu nước hay ngập úng như trước.

Thời gian tới, cùng với tập trung chỉ đạo các địa phương đẩy nhanh chuyển đổi, tích tụ ruộng đất, huyện sẽ tiếp tục huy động tối đa các nguồn lực để sớm hoàn thiện hạ tầng tại các vùng đất sau chuyển đổi nhằm thúc đẩy sản xuất theo hướng hàng hoá, nâng cao giá trị và hiệu quả trên đơn vị diện tích; góp phần phát triển nông nghiệp bền vững".

Đọc thêm

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Những ngày qua, nền nhiệt ở Hà Tĩnh duy trì rét đậm. Người chăn nuôi đang tích cực triển khai các biện pháp phòng chống rét nhằm đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của đàn gia súc, gia cầm.
Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Hà Tĩnh đang trải qua đợt rét đậm mạnh nhất kể từ đầu mùa đông đến nay. Bà con nông dân đã chủ động triển khai các biện pháp phòng chống đói, rét, bảo vệ an toàn đàn vật nuôi.
Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Sau nhiều năm xây dựng thương hiệu, đến nay, Công ty TNHH Bảo Lâm (Hương Sơn, Hà Tĩnh) trở thành đơn vị hàng đầu trên địa bàn tỉnh trong lĩnh vực lâm nghiệp, lâm sinh.
Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Những ngày qua, khi màn đêm buông xuống, hàng chục hộ dân ở xã Xuân Lam (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) lại ra đồng soi đèn “săn” rươi, thu nhập hàng triệu đồng mỗi ngày.
Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Nông dân Hà Tĩnh cần theo dõi đồng ruộng, kịp thời phát hiện các đối tượng sâu keo, bệnh khô vằn, đốm lá... gây hại trên một số diện tích ngô đông để tránh ảnh hưởng năng suất.
"Đặc sản" Hà Tĩnh vào vụ Tết

"Đặc sản" Hà Tĩnh vào vụ Tết

Thời điểm này, nhiều cơ sở sản xuất sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu Hà Tĩnh đã vào vụ cao điểm, chuẩn bị nguồn hàng cung ứng cho thị trường Tết năm 2025.
Rộn ràng mùa lúa mới

Rộn ràng mùa lúa mới

Cuối tháng 11, những cánh đồng ở Hà Tĩnh lại rền vang tiếng máy, tiếng người rộn ràng chuẩn bị sản xuất vụ đầu tiên của năm tới.
Nghi Xuân có thêm 2 sản phẩm OCOP hạng 3 sao

Nghi Xuân có thêm 2 sản phẩm OCOP hạng 3 sao

Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) công nhận sản phẩm “Chả cá sông Lam” và sản phẩm “Rau sạch An Tâm” đạt chuẩn OCOP hạng 3 sao đợt 5 năm 2024.