Lan tỏa thông điệp ý nghĩa từ cuộc thi “Duyên dáng áo dài qua ảnh” ở Hà Tĩnh

(Baohatinh.vn) - Cuộc thi “Duyên dáng áo dài qua ảnh” do Hội LHPN tỉnh Hà Tĩnh tổ chức nhân dịp kỷ niệm 111 năm ngày Quốc tế phụ nữ (8/3) và 1981 năm ngày khởi nghĩa Hai Bà Trưng đã tạo nên hiệu ứng tích cực trong cộng đồng.

Chị Võ Thu Hương - Chủ tịch Hội LHPN huyện Hương Sơn: “Cuộc thi trở thành ngày hội của chị em phụ nữ mọi miền”

Lan tỏa thông điệp ý nghĩa từ cuộc thi “Duyên dáng áo dài qua ảnh” ở Hà Tĩnh

Với đặc thù vùng quê nông thôn miền núi, dù yêu thích áo dài nhưng cơ hội được mặc áo dài của chị em phụ nữ Hương Sơn rất ít. Ngoài khoảng 10% chị em thuộc cộng đồng tôn giáo thường mặc áo dài trong các ngày đi lễ hằng tuần, thì 90% chị em còn lại ở địa phương chỉ mặc vào các dịp lễ như: 20/10, 8/3… Mặt khác, năm 2020 vừa qua, ảnh hưởng dịch bệnh nên các dịp lễ hầu như không tổ chức. Do đó, cuộc thi “Duyên dáng áo dài qua ảnh” do Hội LHPN tỉnh tổ chức thực sự trở thành ngày hội với chị em phụ nữ huyện Hương Sơn.

Ngay sau khi chúng tôi phát động cuộc thi đến các tổ chức hội cơ sở, tất cả chị em đều phấn khởi hưởng ứng. Mọi người đều bày tỏ mong muốn được thể hiện tình yêu của mình với áo dài và cùng chung tay truyền tải thông điệp gìn giữ di sản văn hóa của dân tộc.

Với hàng trăm chị em tham gia, 27 đơn vị hội cơ sở đã chọn và gửi về Huyện hội 200 bức ảnh. Chúng tôi cũng đã tuyển chọn 88 bức ảnh hợp lệ đại diện cho phụ nữ Hương Sơn gửi về ban giám khảo cuộc thi cấp tỉnh.

Hoa hậu Hồ Nguyễn Kim Sỹ - Phó Trưởng Ban Giám khảo: “Nỗ lực lớn nhằm tôn vinh giá trị áo dài”

Lan tỏa thông điệp ý nghĩa từ cuộc thi “Duyên dáng áo dài qua ảnh” ở Hà Tĩnh

Là một hoa hậu (Hoa hậu quý bà thời trang thế giới 2019), Kim Sỹ từng đại diện cho phụ nữ Việt Nam mang tà áo dài truyền thống của dân tộc quảng bá với bạn bè thế giới nên khi được mời đồng hành cùng cuộc thi, Kim Sỹ rất ủng hộ.

Kim Sỹ đánh giá cao về ý tưởng, cách triển khai, tổ chức cuộc thi một cách chuyên nghiệp của ban tổ chức. Cuộc thi đã tạo ra hiệu ứng truyền thông mạnh mẽ lan tỏa tới tất cả chị em trong tỉnh và nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của toàn thể cộng đồng. Cuộc thi là một nỗ lực lớn của Hội LHPN Hà Tĩnh nhằm tôn vinh tà áo dài truyền thống của người phụ nữ Việt. Điều đó còn thể hiện trách nhiệm chung của phụ nữ Hà Tĩnh trong việc giữ gìn và phát triển di sản văn hóa áo dài của dân tộc. Ngoài ra, bên cạnh thông điệp ý nghĩa lan tỏa về giá trị áo dài, cuộc thi còn là sân chơi bổ ích cho chị em nhân dịp ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3.

Trong tương lai, Kim Sỹ mong Hội LHPN Hà Tĩnh sẽ có những cuộc thi tương tự nhằm khích lệ, động viên phụ nữ hướng tới sự tiến bộ và bình đẳng…

Chị Trần Thị Phương Thảo - tổ dân phố 9, phường Bắc Hà, TP Hà Tĩnh: “Cơ hội để thể hiện tình yêu với áo dài”

Lan tỏa thông điệp ý nghĩa từ cuộc thi “Duyên dáng áo dài qua ảnh” ở Hà Tĩnh

Tôi nghĩ, không chỉ tôi mà rất nhiều đồng nghiệp, bạn bè là nữ giới đều luôn cảm thấy tự hào và hãnh diện khi được khoác lên mình bộ trang phục áo dài truyền thống. Bởi ngoài sự tự tin về bản thân khi được mặc áo dài, mỗi chị em luôn ý thức áo dài là di sản văn hóa thể hiện cốt cách tâm hồn của người phụ nữ Việt Nam.

Vì vậy, cuộc thi “Duyên dáng áo dài qua ảnh” không chỉ khiến tôi mà rất nhiều chị em khác vô cùng háo hức. Bởi, đây là lần đầu tiên Hà Tĩnh có một cuộc thi về áo dài quy mô như vậy. Ngay từ thời điểm cuộc thi phát động, 40 chị em trong khu chung cư tôi đang sống đã lập một nhóm riêng trên facebook để mọi người cùng chụp và đăng hình lên góp ý, nhận xét cho nhau… Với tôi, để chuẩn bị cho cuộc thi cũng trăn trở rất nhiều. Tôi đã mất 2 ngày để chọn trang phục và tìm bối cảnh, thuê người chụp rất nhiều bức hình để chọn một bức ưng ý nhất gửi đến ban tổ chức. Có lẽ không chỉ tôi mà nhiều chị em khác khi tham gia cũng kỳ vọng mình sẽ đạt giải. Tuy nhiên, điều quan trọng hơn hết với tôi, đây là cơ hội để mình thể hiện tình yêu với áo dài.

Anh Văn Duy Hiếu - nhiếp ảnh gia, thành viên ban giám khảo: “Tình yêu với áo dài của phụ nữ Hà Tĩnh rất lớn”

Lan tỏa thông điệp ý nghĩa từ cuộc thi “Duyên dáng áo dài qua ảnh” ở Hà Tĩnh

Là một nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp đồng thời là một nam giới, với tôi, hình ảnh người phụ nữ Việt Nam trong tà áo dài truyền thống luôn gợi lên những cảm hứng đặc biệt. Vì vậy, khi nhận được lời mời làm giám khảo cuộc thi “Duyên dáng áo dài qua ảnh” do Hội LHPN tỉnh tổ chức, tôi cảm thấy rất vinh dự. Tôi nghĩ đây không chỉ đơn thuần là một cuộc thi ảnh đẹp về những chiếc áo dài mà còn là một cuộc thi thể hiện tình yêu dành cho chiếc áo truyền thống của dân tộc. Trong đó, cuộc thi đánh giá cao nét tự tin, duyên dáng, kín đáo nhưng cũng đầy gợi cảm của chị em trong trang phục áo dài.

Về các tác phẩm dự thi, ngay từ vòng sơ loại, tôi nhận thấy chị em đã có sự đầu tư. Trong đó, ngoài chất lượng ảnh gửi đến khá và tốt, nhiều bức ảnh cho thấy chị em rất nghiêm túc, chỉn chu trong chọn trang phục, trang điểm, chọn bối cảnh và tạo dáng, biểu cảm, góc máy… Đặc biệt, nhiều thí sinh là các bà, các mẹ lớn tuổi cũng nhiệt tình tham gia. Điều đó cho thấy tâm thế hào hứng và tình yêu áo dài của phụ nữ Hà Tĩnh rất lớn.

Một số hình ảnh của các thí sinh tham dự cuộc thi “Duyên dáng áo dài qua ảnh”:

Lan tỏa thông điệp ý nghĩa từ cuộc thi “Duyên dáng áo dài qua ảnh” ở Hà Tĩnh
Lan tỏa thông điệp ý nghĩa từ cuộc thi “Duyên dáng áo dài qua ảnh” ở Hà Tĩnh
Lan tỏa thông điệp ý nghĩa từ cuộc thi “Duyên dáng áo dài qua ảnh” ở Hà Tĩnh
Lan tỏa thông điệp ý nghĩa từ cuộc thi “Duyên dáng áo dài qua ảnh” ở Hà Tĩnh
Lan tỏa thông điệp ý nghĩa từ cuộc thi “Duyên dáng áo dài qua ảnh” ở Hà Tĩnh
Lan tỏa thông điệp ý nghĩa từ cuộc thi “Duyên dáng áo dài qua ảnh” ở Hà Tĩnh
Lan tỏa thông điệp ý nghĩa từ cuộc thi “Duyên dáng áo dài qua ảnh” ở Hà Tĩnh
Lan tỏa thông điệp ý nghĩa từ cuộc thi “Duyên dáng áo dài qua ảnh” ở Hà Tĩnh
Lan tỏa thông điệp ý nghĩa từ cuộc thi “Duyên dáng áo dài qua ảnh” ở Hà Tĩnh

Chủ đề Đất và người Hà Tĩnh

Chủ đề Ngày quốc tế Phụ nữ 8/3

Chủ đề Đời sống văn hóa

Đọc thêm

Phố trong làng Thành Phú

Phố trong làng Thành Phú

Hành trình gần 10 năm xây dựng nông thôn mới đã đưa thôn Thành Phú (xã Xuân Thành, Nghi Xuân, Hà Tĩnh) “thay da, đổi thịt”, vươn mình trở thành miền quê đáng sống.
"Tỏa sáng nghị lực Việt" của một bí thư chi đoàn

"Tỏa sáng nghị lực Việt" của một bí thư chi đoàn

Bị teo tứ chi, nhưng với ý chí, nghị lực phi thường, anh Lê Xuân Thắng (xã Ích Hậu, Lộc Hà, Hà Tĩnh) đã vượt lên số phận nghiệt ngã, lan tỏa năng lượng sống tích cực trong cộng đồng, nhất là với các đoàn viên thanh niên.
Ấn tượng qua các kỳ Liên hoan Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh

Ấn tượng qua các kỳ Liên hoan Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh

Các kỳ Liên hoan Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh được các tỉnh tổ chức đã góp phần lan tỏa các giá trị văn hóa của hình thức diễn xướng dân gian này. Và các nghệ nhân, nghệ sỹ cũng học hỏi được rất nhiều từ những lần hội ngộ đó.
Ngân vang đôi bờ ví, giặm

Ngân vang đôi bờ ví, giặm

Mang theo hồi ức của cha ông, tôi tìm về những làng quê ví, giặm xứ Nghệ - Tĩnh, để lắng nghe và cảm nhận không gian đời sống văn hóa xưa - nay trên 2 miền quê hương đôi bờ sông Lam (Hà Tĩnh - Nghệ An).
Những thủ lĩnh “thắp sáng” phong trào phụ nữ ở Hà Tĩnh

Những thủ lĩnh “thắp sáng” phong trào phụ nữ ở Hà Tĩnh

Bằng tâm huyết và những cách làm sáng tạo trong lãnh đạo, chỉ đạo, chị Phạm Thị Hương - Chủ tịch Hội LHPN huyện Kỳ Anh và chị Trần Thị Nguyệt - Chủ tịch Hội LHPN Can Lộc (Hà Tĩnh) đã được Trung ương Hội LHPN Việt Nam trao tặng các phần thưởng cao quý.
“Đất này mẹ dạy con, yêu anh hùng nghĩa khí…”

“Đất này mẹ dạy con, yêu anh hùng nghĩa khí…”

“Đất này mẹ dạy con, yêu anh hùng nghĩa khí/ Giữ lòng đỏ như son/ Nuôi thù sâu tận bể”. Những câu thơ trong bài “Gửi bạn người Nghệ Tĩnh” của nhà thơ Huy Cận đã đúc kết tinh thần yêu nước bao đời nay của con người và vùng đất xứ Nghệ, trong đó có Hà Tĩnh.
"Ông tơ bà Nguyệt" se duyên cho người dân tộc Chứt

"Ông tơ bà Nguyệt" se duyên cho người dân tộc Chứt

Những cuộc giao lưu, hẹn hò do BĐBP Hà Tĩnh kết nối đã vun đắp nên nhiều mối tình đẹp cho người dân tộc Chứt ở bản Rào Tre, góp phần đẩy lùi tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống