Làng rau an toàn Đại Nghĩa nhộn nhịp sản xuất vụ đông

(Baohatinh.vn) - 2,4 ha là diện tích chuyên sản xuất rau an toàn tại thôn Đại Nghĩa, xã Đức Yên (Đức Thọ - Hà Tĩnh). Việc tổ chức sản xuất diễn ra ở tất cả các mùa trong năm, nhưng nhộn nhịp nhất vẫn là vụ đông và vụ xuân.

Làng rau an toàn Đại Nghĩa nhộn nhịp sản xuất vụ đông

Tranh thủ thời tiết nắng ráo, bà con nông dân thôn Đại Nghĩa, xã Đức Yên tập trung làm đất sản xuất rau an toàn.

Sau thiệt hại của các đợt mưa lũ trong tháng 9, thời gian này, bà con nông dân ở đây đang tập trung nhân lực để tái sản xuất. Vào sáng sớm và chiều muộn, không khí lao động sản xuất ở cánh đồng rau thôn Đại Nghĩa, xã Đức Yên luôn rộn ràng. Người làm đất, người làm cỏ, người thì soạn sửa lắp đặt nhà lưới, hệ thống béc tưới phun sương trắng xoá...

Làng rau an toàn Đại Nghĩa nhộn nhịp sản xuất vụ đông

Hệ thống nhà lưới, hệ thống tưới tự động được đầu tư xây dựng để sản xuất rau an toàn tại HTX Sản xuất rau an toàn thôn Đại Nghĩa, xã Đức Yên

Ông Chu Huy Hoàng là một trong những hộ có thâm niên sản xuất rau an toàn, cho biết: “Thay vì sản xuất nhỏ lẻ, manh mún ở nhiều xứ đồng, giờ đây 500 m2 trồng rau của gia đình tôi đã được tích tụ về một nơi. Hiện gia đình tôi vừa đầu tư trên 10 triệu đồng làm nhà lưới, lắp hệ thống tưới phun sương...”.

Làng rau an toàn Đại Nghĩa nhộn nhịp sản xuất vụ đông

Với đủ loại rau gia vị, người dân thôn Đại Nghĩa sẽ tập trung sản xuất từ nay cho đến Tết nguyên đán, không chỉ cung cấp cho thị trường trong huyện mà còn nhập ra TP Vinh (Nghệ An)

Tháng 10/2016, mô hình sản xuất rau an toàn tập trung ở xã Đức Yên được khai thông ý tưởng, thôn Đại Nghĩa trở thành địa điểm hợp lý để hình thành HTX rau an toàn với địa hình thoáng đãng lại nằm ngay cạnh đường lớn, thuận lợi cho việc đi lại sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Sau 3 năm HTX sản xuất rau an toàn xã Đức Yên đi vào sản xuất, hiện đã có 24 hộ tham gia, cho thấy hiệu quả ngày càng rõ nét.

Phó Giám đốc HTX Nguyễn Ngọc Tâm cho biết: “Nông dân đã dần tiếp cận với quy trình sản xuất khép kín, quỹ thời gian nhàn rỗi được tận dụng tối đa, thu nhập được cải thiện. Đặc biệt, nhằm tạo thuận lợi cho hoạt động của HTX, UBND xã Đức Yên cũng đã xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ như: hàng rào, đường giao thông, mương tiêu úng, hệ thống điện, giếng khoan tại ruộng.

Đồng thời hỗ trợ từ 50 – 70% kinh phí lắp đặt nhà lưới, hệ thống béc tưới… HTX cũng thường xuyên hướng dẫn quy trình kỹ thuật, kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng các loại vật tư, thuốc bảo vệ thực vật nhằm đảm bảo an toàn”.

Làng rau an toàn Đại Nghĩa nhộn nhịp sản xuất vụ đông

Để đảm bảo sạch và an toàn, người dân rất hạn chế bón phân hóa học mà thay vào đó là phân hữu cơ ủ hoai và tưới nước từ giếng khoan tại ruộng

Việc tổ sản xuất theo hình thức thành lập HTX đã giúp bà con nông dân nâng cao giá trị thu nhập, thay đổi tư duy sản xuất cũ. Ngoài các chính sách hỗ trợ kích cầu về cơ sở vật chất, bà con còn được tập huấn kỹ thuật, tham quan các mô hình trên toàn tỉnh. Đây chính là cơ hội để nông dân làm ra sản phẩm chất lượng, tạo thương hiệu riêng cho địa phương.

Làng rau an toàn Đại Nghĩa nhộn nhịp sản xuất vụ đông

Ngoài các loại rau gia vị thì đậu các loại cũng là một mặt hàng chiến lược của HTX sản xuất rau an toàn Đại Nghĩa

Quy trình sản xuất được thực hiện khá chặt chẽ từ khâu làm đất, xử lý hạt giống, gieo trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh và thu hoạch, sơ chế, tiêu thụ sản phẩm. Hiện nay, các giống rau được bà con nông dân Đại Nghĩa lựa chọn trồng và xem như thế mạnh đó là các loại rau gia vị. Bởi trồng các loại rau này hạn chế được sự tấn công của sâu bệnh, do vậy hầu như không phải sử dụng đến thuốc bảo vệ thực vật.

Trồng rau an toàn ở Đại Nghĩa cho thu nhập ổn định, trung bình mỗi hộ thu từ 2,5 - 3 triệu đồng/tháng/sào.

Làng rau an toàn Đại Nghĩa nhộn nhịp sản xuất vụ đông

Sản xuất gối lứa với nhiều loại rau khác nhau nên từ nay đến Tết Nguyên đán, người dân thôn Đại Nghĩa luôn có rau an toàn để bán ra thị trường

HTX Sản xuất rau an toàn thôn Đại Nghĩa không những giảm được chi phí đầu tư, hạ giá thành, mà còn thúc đẩy sự kết nối giữa sản xuất với thị trường, từ đó, mang lại lợi ích cao hơn cho người sản xuất, từng bước xây dựng thương hiệu cho rau, quả an toàn, góp phần bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng.

Đặc biệt, từng bước thay đổi nhận thức của người dân từ sản xuất nông nghiệp nhỏ lẻ, manh mún sang hàng hóa gắn với thị trường. Hiện chính quyền xã Đức Yên đang tiếp tục đồng hành với bà con nông dân trong việc kêu gọi các doanh nghiệp liên kết tìm đầu ra bền vững cho sản phẩm.

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Chủ đề Hà Tĩnh 24h

Đọc thêm

Rộn ràng mua sắm tại lễ hội cam Hà Tĩnh

Rộn ràng mua sắm tại lễ hội cam Hà Tĩnh

Với đa dạng sản phẩm đặc sản của tỉnh được trưng bày, Lễ hội Cam và các sản phẩm Hà Tĩnh năm 2024 được đông đảo người dân đến tham quan, mua sắm, tạo không khí nhộn nhịp.
Bám biển mùa "gió chướng"

Bám biển mùa "gió chướng"

Dù thời tiết không thuận nhưng những ngư dân yêu lao động ở xã Thịnh Lộc (Lộc Hà, Hà Tĩnh) vẫn kiên trì bám biển, chăm chỉ mưu sinh.
Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao để phát triển ngành nghề mới, góp phần tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2020-2025.
Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Ngành Ngân hàng Hà Tĩnh tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân tiếp cận vốn đầu tư phát triển các mô hình nông – lâm – thủy sản với tổng dư nợ đạt gần 13.000 tỷ đồng.
Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang lan tỏa rộng rãi, tác động lên nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Cùng cả nước, nông thôn Hà Tĩnh đang vươn lên mạnh mẽ trên hành trình chuyển đổi số.
Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Thời điểm này, người trồng hoa cúc ở thôn Xuân Sơn, xã Lưu Vĩnh Sơn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) đang tất bật xuống giống, chăm sóc vụ hoa tết để kịp cung ứng thị trường cuối năm.