“Lấy việc giúp người làm phận sự của mình”

(Baohatinh.vn) - “Đạo làm thuốc là một nhân thuật có nhiệm vụ giữ gìn tính mạng người ta, phải lo cái lo của người, vui cái vui của người, chỉ lấy việc giúp người làm phận sự của mình mà không cầu lợi kể công” - quan điểm đó về y đức của Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác đã và đang được những người làm trong ngành y tế Hà Tĩnh kế thừa, phát huy.

Điều dưỡng viên Hồ Thị Minh Phương - Khoa Cấp tính nữ, Bệnh viện Tâm thần Hà Tĩnh: Coi bệnh nhân tâm thần như người thân của mình mới có thể vượt qua được áp lực công việc

“ Lấy việc giúp người làm phận sự của mình”

Ở nước ta, người dân hầu như chỉ quan tâm đến sức khỏe về thể xác mà xem nhẹ những dấu hiệu bất thường về sức khỏe tinh thần nên những bệnh nhân tìm đến với chúng tôi hầu hết đã ở mức độ nặng, bị bệnh trong một thời gian dài.

Việc chăm sóc người bệnh bình thường, tỉnh táo đã khó khăn, vất vả thì chăm sóc người tâm thần còn gian nan hơn rất nhiều. Việc nhân viên y tế, đội ngũ y, bác sỹ bị bệnh nhân hành hung, chống đối diễn ra khá thường xuyên. Họ phun thức ăn, thuốc, thậm chí hắt cả bô chất thải vào người nhưng chúng tôi vẫn phải nhẹ nhàng dỗ dành. Nếu không coi họ như người thân, chắc chúng tôi không thể vượt qua được những áp lực của công việc để chăm sóc, chữa trị cho họ.

Bác sỹ Nguyễn Khắc Tùng - Trưởng khoa Dược, Bệnh viện Y học cổ truyền Hà Tĩnh: Bốc đúng thuốc, đúng người, đúng bệnh, đúng liều lượngl là y đức của người bác sỹ

“ Lấy việc giúp người làm phận sự của mình”

Hiện nay, chúng tôi đang sử dụng 156 vị thuốc để điều trị cho bệnh nhân. Việc kiểm soát chất lượng đầu vào, kiểm tra quy trình bảo quản, cân đong, bốc thuốc là rất quan trọng. Mặc dù không trực tiếp tiếp xúc, điều trị cho bệnh nhân nhưng công việc của chúng tôi góp phần làm nên thành công trong quá trình chữa bệnh.

Do đó, mỗi nhân viên, y, bác sỹ trong khoa đều tuân thủ nghiêm ngặt các quy định. Trước khi bốc thuốc theo đơn của bác sỹ, phải đọc kỹ tên bệnh nhân, nhận diện đúng vị thuốc, cân đong đủ liều lượng và hướng dẫn sử dụng chi tiết, rõ ràng. Đó không chỉ là trách nhiệm mà còn là y đức, bởi chỉ một sai sót nhỏ của thầy thuốc cũng có thể phải trả giá bằng cả mạng sống của một người bệnh.

Điều dưỡng trưởng Ngô Quỳnh Trang - Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Đa khoa tỉnh: Chúng tôi dồn tất cả năng lực và trách nhiệm để giúp bệnh nhân giành sự sống

“ Lấy việc giúp người làm phận sự của mình”

Bước chân vào cổng bệnh viện đã là điều không ai mong muốn, nếu phải chuyển vào Khoa Hồi sức tích cực là sự “cực chẳng đã” của cả bệnh nhân và gia đình. Hiện nay, khoa duy trì thường xuyên khoảng 30 bệnh nhân nặng, nguy kịch với các triệu chứng suy hô hấp, sốc nhiễm khuẩn, ngưng tim, đa chấn thương... Tất cả đều đã ở giai đoạn “thập tử nhất sinh”, việc cấp cứu luôn phải được tiến hành khẩn trương, chính xác đến từng thao tác nhỏ để giành sự sống cho bệnh nhân.

Quá trình chăm sóc những bệnh nhân này cũng hết sức vất vả bởi họ đã bất động, việc ăn uống, vệ sinh, thực hiện y lệnh, phụ giúp bác sỹ thăm khám hầu hết phải do điều dưỡng thực hiện, người nhà không làm được. Vì vậy, chúng tôi dồn tất cả tinh thần trách nhiệm và sự thấu hiểu để giúp bệnh nhân vượt qua ranh giới giữa sự sống và cái chết.

Bác sỹ Trần Thanh Hải - Khoa Khám bệnh, Bệnh viện Thạch Hà: Không ngừng bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ để phục vụ nhu cầu người bệnh

“ Lấy việc giúp người làm phận sự của mình”

Bệnh viện Đa khoa huyện Thạch Hà có khó khăn đặc thù so với các đơn vị khác khi địa bàn trải rộng, lại ở gần các bệnh viện tuyến tỉnh nên bệnh nhân thường có tâm lý tìm đến tuyến trên để điều trị. Hơn nữa, cơ sở vật chất cũng chưa đáp ứng được yêu cầu khám chữa bệnh. Khó khăn đó khiến cho toàn thể lãnh đạo, y, bác sỹ, nhân viên bệnh viện luôn luôn nỗ lực vượt lên. Từ bộ phận đón tiếp đến khám chữa bệnh đều thay đổi thái độ phục vụ theo phương châm “đến niềm nở, ở tận tình, ra về dặn dò chu đáo”, lấy người bệnh làm trung tâm.

Bên cạnh đó, mỗi cán bộ, nhân viên đều tự học hỏi nâng cao trình độ để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công tác khám chữa bệnh. Nhờ đó, năm qua, bệnh viện vẫn thu hút số lượng bệnh nhân đến khám chữa bệnh vượt chỉ tiêu, nhiều kỹ thuật hiện đại đã được áp dụng điều trị thành công những ca bệnh khó.

Chủ đề Sức khỏe cộng đồng

Chủ đề Ngày thầy thuốc Việt Nam 27/2

Đọc thêm

Thuốc Tamiflu khan hiếm, loạn giá

Thuốc Tamiflu khan hiếm, loạn giá

Cúm hoành hành xuyên Tết, nhiều ca bệnh diễn biến nặng đẩy Tamiflu trở thành "hàng nóng", giá tăng vọt, bác sĩ cảnh báo nguy hiểm từ việc tự ý sử dụng thuốc này.
Giáo sư Trần Hậu Khang – “kết nối để lan tỏa yêu thương”

Giáo sư Trần Hậu Khang – “kết nối để lan tỏa yêu thương”

Là chuyên gia hàng đầu của ngành da liễu Việt Nam và châu Á, GS.TS, Thầy thuốc Nhân dân Trần Hậu Khang luôn hướng về quê hương bằng nhiều hoạt động ý nghĩa, thiết thực với tâm niệm “kết nối để lan tỏa yêu thương”. Nhân dịp đón xuân mới Ất Tỵ, GS.TS. Trần Hậu Khang đã trải lòng cùng Báo Hà Tĩnh trong hành trình hướng về cội nguồn mà ông đã và đang thực hiện.
Ngày Tết ở Khoa Hồi sức tích cực

Ngày Tết ở Khoa Hồi sức tích cực

Khi mọi người đang vui vầy bên gia đình để đón Tết thì các bác sỹ Khoa Hồi sức tích cực, BVĐK tỉnh Hà Tĩnh vẫn đang miệt mài bên các giường bệnh để chăm sóc các bệnh nhân nặng.
Làm chủ kỹ thuật chuyên sâu trong phục hồi chức năng

Làm chủ kỹ thuật chuyên sâu trong phục hồi chức năng

Nắm bắt tốt xu thế phát triển mới cộng với sự quyết liệt và linh hoạt trong điều hành, Bệnh viện Phục hồi chức năng Hà Tĩnh đã khẳng định chiều sâu về chuyên môn, là điểm sáng về lĩnh vực phục hồi chức năng.
Blouse trắng nơi đảo xa...!

Blouse trắng nơi đảo xa...!

Dù cách trở muôn trùng về mặt địa lý song quân và dân trên huyện đảo Trường Sa vẫn được bảo vệ và chăm lo chu đáo về sức khỏe để yên tâm canh giữ biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
Khẳng định vị thế cơ sở y tế đầu ngành ở Hà Tĩnh

Khẳng định vị thế cơ sở y tế đầu ngành ở Hà Tĩnh

Việc duy trì, phát triển các kỹ thuật chuyên sâu và đưa vào hoạt động trung tâm xạ trị đã thể hiện sự nỗ lực của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tĩnh trong việc khẳng định vị thế cơ sở y tế đầu ngành của tỉnh.