Lúa hè thu tăng giá, dễ bán, nông dân Hà Tĩnh mừng ra mặt

(Baohatinh.vn) - Thời điểm này, thương lái đến tận ruộng thu mua lúa tươi của nông dân với mức giá 5.800 - 6.300 đồng/kg tùy loại giống. Với mức giá được cho là cao trong nhiều năm gần đây, nông dân Hà Tĩnh rất vui vì một vụ mùa vừa bội thu năng suất vừa bán được giá.

Lúa hè thu bán đắt như tôm tươi

Từ sáng sớm, không khí rộn ràng thu hoạch lúa hè thu đã trải khắp các cánh đồng của huyện Cẩm Xuyên. Gia đình ông Phan Đăng Hải (xã Cẩm Vịnh, huyện Cẩm Xuyên) gieo cấy gần 1 mẫu ruộng, nay cơ bản thu hoạch xong.

Lúa hè thu tăng giá, dễ bán, nông dân Hà Tĩnh mừng ra mặt

Ông Phan Đăng Hải bán 2,5 tấn lúa cho thương lái tại tận chân ruộng với giá 6.300 đồng/kg.

Ông Hải phấn khởi: “Vụ hè thu, gia đình tôi chủ yếu sản xuất giống Khang Dân 18. Lúa đẹp, hạt mẩy nên năng suất cao, đạt hơn 3 tạ/sào. Tôi thu hoạch xong là có thương lái hỏi mua 2,5 tấn lúa tươi tại chân ruộng luôn. Giá lúa Khang Dân 18 đang bán với giá 6.300 đồng/kg, khá cao so với nhiều năm trước".

Lúa hè thu tăng giá, dễ bán, nông dân Hà Tĩnh mừng ra mặt

Tranh thủ thời tiết thuận lợi, nông dân Hà Tĩnh huy động máy móc, đẩy nhanh tiến độ thu hoạch.

Tại huyện Can Lộc, các xã trọng điểm sản xuất như: Thanh Lộc, Xuân Lộc, Quang Lộc, Khánh Vĩnh Yên..., bà con nông dân cũng đang huy động nhân, vật lực khẩn trương thu hoạch lúa. Các giống chủ lực tại địa phương chủ yếu là: Khang Dân đột biến, Nếp 98, Nếp 87... Thời điểm này, giá lúa tươi đang ở mức cao nên nhiều hộ dân đã bán sớm số lượng lớn cho thương lái, thay vì đem về nhà trau phơi.

Lúa hè thu tăng giá, dễ bán, nông dân Hà Tĩnh mừng ra mặt

Ông Nguyễn Văn Tý vui niềm vui được mùa, được giá.

Ông Nguyễn Văn Tý (xã Thanh Lộc, huyện Can Lộc) chia sẻ: “Hoạt động thu mua lúa năm nay tấp nập hơn hẳn so với vụ hè 2022. Riêng cánh đồng này, mỗi ngày, có hơn 4 thương lái cùng với xe tải vào tận ruộng gom hàng. Tôi thu hoạch xong 7 sào Nếp 98, sản lượng được gần 2,1 tấn đều bán hết với giá 5.800 - 6.000 đồng/kg. Đáng mừng hơn là chúng tôi không phải tìm người để bán, thu hoạch xong là có người hỏi mua liền. Tính ra, ngay sau thu hoạch, tôi thu về gần 12 triệu đồng”.

Hiện các địa phương đã vào cao điểm thu hoạch càng làm cho không khí thu mua nguyên liệu diễn ra sôi động hơn. Theo đánh giá của bà con nông dân, giá bán các loại lúa của vụ hè thu 2023 đều tăng cao so với năm ngoái và đạt cao nhất trong vòng 2 năm trở lại đây. Đặc biệt, một số loại lúa như: Khang Dân 18, Xuân Mai 12... “lội ngược dòng” khi giá tăng bình quân từ 1.800 - 2.100 đồng/kg so với vụ hè thu trước và thuộc vào các loại giống có giá bán cao nhất trong vụ hè thu năm nay.

Ông Lê Đăng Thế (xã Thạch Văn, huyện Thạch Hà) cho hay: "Chưa bao giờ thấy lúa hè thu lại bán được giá cao như năm nay. Giá lúa tươi Khang Dân 18 đang được thương lái thu mua với giá 6.500 đồng/kg trong khi năm ngoái chỉ 4.400 - 4.500 đồng/kg. Nguồn cầu tăng cao nên chúng tôi cũng không bị ép giá, làm giá hay tình trạng doanh nghiệp “bỏ chạy” như trước đây. Tôi đang tập trung đẩy nhanh thu hoạch để tranh thủ được thời điểm bán ra tốt nhất ".

Lúa hè thu tăng giá, dễ bán, nông dân Hà Tĩnh mừng ra mặt

Nhờ thu hoạch sớm nên lúa của ông Lê Đăng Thế được thương lái mua với giá 6.500 đồng/kg.

Thương lái tranh thủ nhập hàng

Cùng với không khí nhộn nhịp, khẩn trương ra đồng thu hoạch của bà con nông dân là từng đoàn xe tải, xe đầu kéo của thương lái ghé tận bờ ruộng chờ “ăn hàng”. Không chỉ các thương lái trong tỉnh, nhiều chuyến xe ngoại tỉnh như: Thanh Hóa, Nghệ An cũng vào ra liên tục để thu mua, cung ứng cho thị trường miền Bắc.

Lúa hè thu tăng giá, dễ bán, nông dân Hà Tĩnh mừng ra mặt

Bãi tập kết lúa gạo của chị Lê Thị Chinh tấp nập bà con trao đổi, giao thương.

Tại bãi tập kết lúa gạo của chị Lê Thị Chinh (xã Thanh Lộc, huyện Can Lộc), mỗi ngày có 1 - 2 chuyến xe tải cỡ lớn về nhập hàng. Chị Chinh cho biết: “Hiện nay, mỗi ngày, tôi mua được khoảng trên 40 tấn lúa với giá 5.800 đồng/kg. Lúa nếp được mùa, được giá nên mua bán cũng dễ dàng hơn. Hàng tập kết đủ là chúng tôi thông báo để chủ xe đến chuyển đi ngay”.

Lúa hè thu tăng giá, dễ bán, nông dân Hà Tĩnh mừng ra mặt

Đoàn xe tải, xe đầu kéo của thương lái ghé tận bờ ruộng thu gom lúa.

Việc thu mua thuận lợi, đến thời điểm này, Hợp tác xã Hạnh Cường (xã Thạch Bình, TP Hà Tĩnh) đã nhập của nông dân trên 1.000 tấn lúa, chủ yếu ở các huyện Thạch Hà, Cẩm Xuyên… Bà Nguyễn Thị Hạnh - Giám đốc Hợp tác xã Hạnh Cường chia sẻ: “Lúa khô đang được chúng tôi thu mua ở mức 7.000 đồng/kg, lúa tươi 5.800 - 6.300 đồng/kg tùy giống và chất lượng. Mức giá này cao hơn năm ngoái nên bà con rất phấn khởi. Từ nay đến cuối vụ, cứ có bao nhiêu, chúng tôi sẽ thu mua bấy nhiêu. Lúa sẽ được chúng tôi xuất đi các đầu mối ở tỉnh phía Bắc như: Hưng Yên, Hải Dương, Thái Bình, Hà Nam…”.

Là doanh nghiệp sản xuất, chế biến gạo lớn nhất tỉnh, Công ty KC Hà Tĩnh thực hiện quy trình khép kín, từ cung cấp giống, phân bón đến bao tiêu sản phẩm lúa cho nông dân Hà Tĩnh. Công ty đã có vùng nguyên liệu hơn 500 ha trên toàn tỉnh. Vụ hè thu 2023, Công ty KC Hà Tĩnh đã bao tiêu khoảng hơn 400 tấn lúa tươi.

“Việc bao tiêu sản phẩm lúa tươi không chỉ giúp bà con nông dân bớt được một công đoạn phơi phong, giảm chi phí thu hoạch mà doanh nghiệp cũng chủ động trong việc kiểm soát chất lượng sản phẩm đầu ra theo tiêu chuẩn, đáp ứng yêu cầu của đối tác cũng như thị trường” - ông Nguyễn Khánh Tùng, Giám đốc Công ty KC Hà Tĩnh cho biết.

Lúa hè thu tăng giá, dễ bán, nông dân Hà Tĩnh mừng ra mặt

Giá lúa tươi tại thị trường Hà Tĩnh đang ở mức cao.

Theo chia sẻ của các doanh nghiệp và thương lái, giá lúa vụ hè thu này ở mức tương đối tốt, đồng đều ở các giống. Tuỳ theo từng giống lúa khác nhau mà mức giá khác nhau, dao động từ 5.800 - 6.300 đồng/kg. Giá lúa tăng chủ yếu do thị trường lúa, gạo trên cả nước đang trên đà sôi động, nhu cầu thu gom hàng của các vựa buôn lớn tăng cao. Bên cạnh đó, nhiều nước trên thế giới tăng dự trữ lúa gạo, thị trường xuất khẩu phát triển mạnh cũng đẩy giá lúa trong nước nói chung và Hà Tĩnh tăng so với các năm trước.

Theo đánh giá của các cơ quan chuyên môn, năng suất lúa hè thu năm nay bình quân toàn tỉnh ước đạt 50,28 tạ/ha (tương đương với vụ hè thu năm 2022), sản lượng ước đạt 224.093 tấn. Lúa vừa được mùa, được giá là động lực để bà con tích cực đầu tư sản xuất nông nghiệp.

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

"Đặc sản" Hà Tĩnh vào vụ Tết

"Đặc sản" Hà Tĩnh vào vụ Tết

Thời điểm này, nhiều cơ sở sản xuất sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu Hà Tĩnh đã vào vụ cao điểm, chuẩn bị nguồn hàng cung ứng cho thị trường Tết năm 2025.
Rộn ràng mùa lúa mới

Rộn ràng mùa lúa mới

Cuối tháng 11, những cánh đồng ở Hà Tĩnh lại rền vang tiếng máy, tiếng người rộn ràng chuẩn bị sản xuất vụ đầu tiên của năm tới.
Nghi Xuân có thêm 2 sản phẩm OCOP hạng 3 sao

Nghi Xuân có thêm 2 sản phẩm OCOP hạng 3 sao

Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) công nhận sản phẩm “Chả cá sông Lam” và sản phẩm “Rau sạch An Tâm” đạt chuẩn OCOP hạng 3 sao đợt 5 năm 2024.
Trồng nấm, làm giàu ở huyện Kỳ Anh

Trồng nấm, làm giàu ở huyện Kỳ Anh

Với quy trình khép kín, trang bị máy móc hiện đại, mô hình trồng nấm đem về cho gia đình chị Bùi Thị Anh (Kỳ Anh, Hà Tĩnh) lợi nhuận từ 250 - 300 triệu đồng/năm.
“Giữ lửa” nông thôn mới ở những địa bàn sắp xếp đơn vị hành chính

“Giữ lửa” nông thôn mới ở những địa bàn sắp xếp đơn vị hành chính

Bức tranh nông thôn mới ở Thạch Hà sẽ có những thay đổi khi tới đây có 11 xã sẽ nhập vào TP Hà Tĩnh, đồng thời huyện có thêm 11 xã, thị trấn chuyển về từ huyện Lộc Hà. Các địa phương về thành phố sẽ khai thác tiềm năng, đón đầu cơ hội xây dựng NTM, đô thị văn minh; còn các xã của huyện Thạch Hà tiếp tục “giữ lửa” thực hiện nhiệm vụ xây dựng huyện NTM nâng cao.
Anh nông dân đầu tư tiền tỷ làm nông nghiệp hàng hóa

Thủ lĩnh cơ giới hóa nông nghiệp ở thành phố Hà Tĩnh

Người ta vẫn gọi đùa anh Nguyễn Bằng Tấn (thôn Tiền Tiến, xã Đồng Môn, TP Hà Tĩnh) là "gã liều”, thậm chí là "gã gàn” khi hết lần này đến lần khác “vác” tiền nhà mua máy móc để sản xuất nông nghiệp. Nhưng, sự liều lĩnh ấy hoàn toàn không hề vô định mà bên trong người nông dân “chân lấm tay bùn” là một tư duy đột phá, sự quyết liệt trong cách làm để phát triển nông nghiệp hiện đại.
Lộc Hà “tăng tốc” xây dựng nông thôn mới

Lộc Hà “tăng tốc” xây dựng nông thôn mới

Thời điểm cuối năm này, các địa phương ở huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) đang tập trung đẩy nhanh tiến độ nâng cấp các tiêu chí NTM gắn với chỉnh trang cảnh quan xóm làng đón tết.