Mạnh dạn đầu tư, cơ sở của bà Sen mỗi năm cung cấp ra thị trường gần 15 tấn nấm

(Baohatinh.vn) - Mô hình trồng nấm của bà Nguyễn Thị Sen (SN 1962), trú thôn Hợp Sơn, xã Thanh Lộc (Can Lộc, Hà Tĩnh) không chỉ đem lại nguồn thu khá cho gia đình mà còn góp phần giải quyết việc làm cho một số lao động tại địa phương.

Mạnh dạn đầu tư, cơ sở của bà Sen mỗi năm cung cấp ra thị trường gần 15 tấn nấm

Bà Nguyễn Thị Sen bắt tay vào trồng nấm từ năm 2014, đến nay, mô hình đã cho nguồn thu nhập ổn định.

Qua tham quan học hỏi các mô hình trồng nấm trên địa bàn tỉnh, năm 2014, bà Nguyễn Thị Sen quyết định lập nghiệp với nghề trồng nấm. Ban đầu, cơ sở của bà chỉ rộng gần 100 m2, nhưng qua hơn 8 năm xây dựng và phát triển, cơ sở đã mở rộng diện tích lên 500 m2 với vốn đầu tư hơn 1,5 tỷ đồng.

Bà Sen chia sẻ: “Vạn sự khởi đầu nan”, sau nhiều lần vấp váp, tổn thất do thiếu vốn, chưa làm chủ được khoa học - kỹ thuật và quy trình sản xuất, tôi mạnh dạn vay vốn, đầu tư công sức, tiếp tục học hỏi để phát triển sản xuất. Đến nay, tôi đã thành công với mô hình trồng nấm".

Mạnh dạn đầu tư, cơ sở của bà Sen mỗi năm cung cấp ra thị trường gần 15 tấn nấm

Hiện tại, mỗi năm cơ sở của bà Sen cung cấp gần 15 tấn nấm thành phẩm ra thị trường.

Hiện tại, mỗi năm cơ sở của bà Sen cung cấp gần 15 tấn nấm thành phẩm ra thị trường. Trong đó, nấm sò khoảng 8 tấn, số còn lại là nấm rơm và nấm mộc nhĩ.

Bà Sen cho biết: “Theo kinh nghiệm, từ đầu năm đến khoảng giữa tháng 10, gia đình tôi sẽ trồng mỗi nấm sò, bởi đây là khoảng thời gian ưa thích của loài nấm này, do đó, năng suất sẽ vượt trội hơn. Còn từ cuối tháng 10 đến dịp tết Nguyên đán, gia đình sẽ trồng nấm mộc nhĩ và nấm rơm. Giai đoạn này thời tiết mưa ẩm rất thích hợp cho nấm rơm, mộc nhĩ phát triển”.

Mạnh dạn đầu tư, cơ sở của bà Sen mỗi năm cung cấp ra thị trường gần 15 tấn nấm

Với quy trình trồng đảm bảo kỹ thuật nên sản phẩm nấm của bà Sen xuất ra thị trường luôn đạt chất lượng tốt.

Để có được những sản phẩm nấm chất lượng nhất, đều đặn mỗi buổi sáng, việc đầu tiên bà Sen làm là kiểm tra sự phát triển của nấm, theo dõi quá trình sinh trưởng để kịp thời phát hiện các yếu tố gây hại.

Bà Sen cho biết: “Nấm là loại cây trồng rất nhạy cảm với các yếu tố môi trường như: nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng... nên tôi luôn chú trọng việc theo dõi, khắc chế các yếu tố bất lợi cho sự sinh trưởng của nấm và thực hiện đúng các quy trình, kỹ thuật để nấm được phát triển tốt. Đối với mỗi loại nấm sẽ có thời gian sinh trưởng và phát triển khác nhau, như nấm sò từ lúc cấy giống cho đến khi thu hoạch mất khoảng 4 tháng, đối với nấm mộc nhĩ mất khoảng 3 tháng, còn nấm rơm thì khoảng 15 ngày là có thể thu hoạch”.

Mạnh dạn đầu tư, cơ sở của bà Sen mỗi năm cung cấp ra thị trường gần 15 tấn nấm

Theo bà Sen, để nấm đạt năng suất cao thì quan trọng nhất là khâu chọn giống.

Cũng theo bà Sen, để nấm đạt năng suất cao thì quan trọng nhất là khâu chọn giống, sau đó là cách ủ nguồn nguyên liệu. Nguyên liệu phải được lựa chọn kĩ càng, sạch sẽ thì chất lượng nấm mới đạt và năng suất sẽ cao. Ngoài ra, tuân thủ nghiêm ngặt quy trình tưới nước sạch, vệ sinh nhà xưởng sạch sẽ hằng ngày.

Mạnh dạn đầu tư, cơ sở của bà Sen mỗi năm cung cấp ra thị trường gần 15 tấn nấm

Mô hình trồng nấm của bà Sen hiện đang tạo công ăn việc làm cho 5 lao động trong vùng với mức thu nhập từ 4 - 5 triệu đồng/tháng.

Qua hơn 8 năm hoạt động, mô hình trồng nấm của bà Sen hiện đang tạo công ăn việc làm cho 5 lao động trong vùng với mức thu nhập từ 4 - 5 triệu đồng/tháng.

Chị Nguyễn Thị Bích - nhân viên trồng nấm của cơ sở bà Sen cho biết: “Tôi làm tại nhà cơ sở trồng nấm của bà Sen đã 5 năm nay, công việc chủ yếu là đóng phôi, chăm sóc và hái nấm. Nhờ có công việc tại đây mà những năm qua, điều kiện sống của gia đình tôi đã khá hơn trước”.

Mạnh dạn đầu tư, cơ sở của bà Sen mỗi năm cung cấp ra thị trường gần 15 tấn nấm

Sản phẩm nấm sò của bà Sen đã đạt chuẩn OCOP 3 sao.

Để thương hiệu nấm “bà Sen” được “phủ sóng” rộng rãi, bà Sen đã tham gia Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP). Cuối năm 2020, sản phẩm nấm sò của cơ sở đã đạt chuẩn OCOP 3 sao, mở ra nhiều cơ hội giúp cơ sở quảng bá sâu rộng các sản phẩm, khẳng định chất lượng và thương hiệu.

Hiện, các sản phẩm nấm của cơ sở ngoài tiêu thụ trong tỉnh đã vươn ra các tỉnh thành phía Bắc và một số tỉnh miền Trung như: Nghệ An, Quảng Ngãi...

Bà sen cho biết: “Hiên tại, doanh thu của cơ sở đạt gần 1,3 tỷ đồng/năm, lợi nhuận mỗi năm đạt gần 400 triệu đồng. Mô hình trồng nấm của tôi đã khẳng định hướng đi đúng từ việc sản xuất nông nghiệp sạch, được nhiều người trong và ngoài tỉnh đến tham quan, học hỏi. Thời gian tới, cơ sở sẽ mở rộng sản xuất, đầu tư thêm các máy móc hiện đại, nghiên cứu chế biến sâu các sản phẩm từ nấm để vừa tăng thu nhập, tạo việc làm cho con em địa phương, vừa góp phần đưa sản phẩm nấm phủ sóng toàn quốc”.

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Hương Sơn có thêm 3 sản phẩm OCOP 3 sao

Hương Sơn có thêm 3 sản phẩm OCOP 3 sao

Huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) vừa chấm điểm công nhận 5 sản phẩm được công nhận đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao năm 2025, trong đó, 2 sản phẩm đánh giá lại và 3 sản phẩm mới.
Thạch Kim đẩy mạnh phát triển kinh tế biển

Thạch Kim đẩy mạnh phát triển kinh tế biển

Xã Thạch Kim, huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) tiếp tục phát huy thế mạnh của địa phương giáp biển để phát triển sản xuất, đảm bảo sinh kế, tạo nền tảng và động lực phát triển KT-XH.
Ngành chuyên môn Hà Tĩnh khuyến cáo gì cho vụ tôm xuân - hè 2025?

Ngành chuyên môn Hà Tĩnh khuyến cáo gì cho vụ tôm xuân - hè 2025?

Người dân Hà Tĩnh chuẩn bị bước vào vụ nuôi tôm xuân hè 2025. Bà Nguyễn Thị Hoài Thúy – Trưởng phòng Quản lý, nuôi trồng thủy sản (Chi cục Thủy sản Hà Tĩnh) đã có những khuyến cáo nhằm giúp người dân giành thắng lợi trong vụ nuôi sắp tới.
Giá trị nhung hươu Hương Sơn ngày càng tăng cao

Giá trị nhung hươu Hương Sơn ngày càng tăng cao

Huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) chú trọng áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào chăm sóc, cải thiện chất lượng đàn hươu, tập trung chế biến sâu, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế.
Nuôi lươn không bùn ở Cẩm Quang

Nuôi lươn không bùn ở Cẩm Quang

Mô hình nuôi lươn bằng bể không bùn của anh Nguyễn Quốc Hữu (xã Cẩm Quang, Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) dự kiến cho thu hoạch khoảng 15-17 tấn lươn thương phẩm sau 10-12 tháng thả nuôi.
Ngư dân bội thu, tiểu thương phấn khởi

Ngư dân bội thu, tiểu thương phấn khởi

Những chuyến biển gần đây, ngư dân Hà Tĩnh trúng đậm nhiều luồng cá cơm, cá trích, mực, cá bạc má… tạo nguồn cung hải sản đa dạng, đáp ứng nhu cầu thị trường đồng thời mang về nguồn thu nhập khá.
Vũ Quang tươi mới

Vũ Quang tươi mới

Việc chú trọng xây dựng vườn mẫu, cụm dân cư sáng - xanh - sạch - đẹp, cụm dân cư sinh thái… đã tạo điểm nhấn trong xây dựng nông thôn mới ở Vũ Quang (Hà Tĩnh).