(Baohatinh.vn) - Thời điểm này, người trồng dưa ở xã Thạch Liên và Việt Tiến (Thạch Hà, Hà Tĩnh) đang tất bật thu hoạch trong niềm vui được mùa, được giá.
Tại cánh đồng thôn Việt Yên (xã Việt Tiến), những ngày này, người dân địa phương đang hối hả thu hoạch các loại dưa lê, dưa bở và dưa hấu. Năm nay, thời tiết thuận lợi, cộng với việc bà con đầu tư công chăm sóc nên các diện tích dưa được mùa, chất lượng thơm ngon. Anh Đậu Đức Hiếu (thôn Việt Yên, xã Việt Tiến) phấn khởi cho biết: “Vụ dưa này gia đình tôi trồng 3 sào, trong đó có 1 sào dưa lê và 2 sào dưa bở. Năm nay dưa được mùa, ước tính mỗi sào dưa lê cho năng suất khoảng hơn 1,3 tấn, dưa bở 1,5 tấn, cao hơn năm ngoái khoảng 3 tạ/sào. Hiện, gia đình đã xuất bán được 3 tấn dưa các loại”. Nhờ chất lượng thơm ngon, mẫu mã đẹp nên các loại dưa của gia đình anh Hiếu đều bán đắt hàng. Dưa lê hiện được bán với giá từ 20 - 25 nghìn đồng/kg, dưa bở 15 nghìn đồng/kg, mức giá này cao hơn năm ngoái khoảng 5 nghìn đồng/kg. Đến nay, từ việc bán lẻ và nhập sỉ cho thương lái, gia đình anh Hiếu đã thu về gần 40 triệu đồng. Dưa được trồng tại thôn Việt Yên ít bón phân hóa học, chủ yếu bà con sử dụng phân chuồng, phân vi sinh nên đảm bảo an toàn, chất lượng dưa thơm ngon.
Cạnh ruộng dưa anh Đậu Đức Hiếu, bà Nguyễn Thị Phúc cũng đang tất bật thu hoạch. Trên diện tích hơn 2 sào, ngoài dưa lê, dưa bở, bà Phúc còn trồng thêm dưa hấu. Năm nay, cả 3 loại dưa đều được mùa, được giá. Bà Phúc hồ hởi cho biết: “Các năm trước, dưa cũng được mùa nhưng năng suất không cao. Dự kiến hết vụ dưa, gia đình tôi thu được khoảng 35 triệu đồng”. Toàn xã Việt Tiến hiện có hơn 25 hộ trồng dưa, với diện tích khoảng gần 6 ha. Trong đó, tập trung chủ yếu ở thôn Việt Yên, Phúc Lộc.
Không chỉ tại xã Việt Tiến, thời điểm này, bà con xã Thạch Liên cũng đang tất bật thu hoạch dưa. Bà Nguyễn Thị Minh (thôn Thọ, xã Thạch Liên) cho biết: “Gia đình tôi trồng gần 2 sào dưa lê, hiện đã xuất bán được hơn 1 tấn, với giá bình quân 20 nghìn đồng/kg. Từ nay đến hết vụ, gia đình ước thu được hơn 1 tấn quả nữa”. Được biết, toàn xã Thạch Liên hiện có gần 14 ha trồng dưa lê, dưa bở và dưa hấu. Theo bà con nơi đây, các loại dưa này đều là cây trồng ngắn ngày cho năng suất cao. Thời gian từ lúc gieo trồng đến lúc thu hoạch trong khoảng từ 55 - 70 ngày. Nhờ kinh nghiệm lâu năm nên diện tích dưa lê, dưa bở của bà con nông dân huyện Thạch Hà cho quả to, thơm mát, ngọt dịu. Hiện tại, giá dưa lê bán tại ruộng từ 20 - 25 nghìn đồng/kg; dưa bở, dưa hấu có giá 12 - 15 nghìn đồng/kg.
Sau khi thu hoạch, dưa sẽ được thương lái thu mua ngay tại ruộng hoặc bà con chở đến chợ, bán tại nhà cho khách quen.
Xã Việt Tiến và xã Thạch Liên là 2 địa phương có diện tích trồng dưa lê, dưa bở và dưa hấu lớn trên địa bàn huyện với gần 20 ha. Năm nay, các diện tích dưa vừa được mùa vừa được giá nên bà con rất phấn khởi. Những vụ tới, địa phương sẽ tiếp tục vận động bà con chú trọng kỹ thuật sản xuất để đảm bảo năng suất cũng như chất lượng đầu ra.
Ông Nguyễn Văn Duy - Trưởng phòng NN&PTNT huyện Thạch Hà
Chính quyền huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) tiếp tục tuyên truyền, vận động người dân khoan giếng, lắp đặt thêm hệ thống tưới tự động... để chống hạn cho cây chè.
Tháng năm về mang theo hương lúa chín lan xa trên khắp cánh đồng ở Hà Tĩnh. Tiếng máy gặt hòa cùng nhịp lao động hối hả của người dân tạo nên bức tranh quê sinh động.
Khi được đưa vào khai thác trong thời gian tới, cảng cá Cửa Nhượng (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) với mức đầu tư 280 tỷ đồng có thể tiếp nhận tàu có công suất lên tới 400CV.
Người tiêu dùng lựa chọn sử dụng nước mắm truyền thống nhiều hơn khiến các hợp tác xã, cơ sở chế biến ở TX Kỳ Anh (Hà Tĩnh) tất bật gia tăng sản lượng để đáp ứng nhu cầu.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Báu Hà đề nghị thị xã Kỳ Anh và các đơn vị, doanh nghiệp cần tăng cường công tác bảo trì, bảo dưỡng các công trình phòng chống thiên tai, để đảm bảo an toàn, vận hành tốt khi tình hình mưa lũ ở Hà Tĩnh diễn biến phức tạp.
Người dân các địa phương ở Hà Tĩnh đang tập trung thu hoạch lúa xuân chín sớm. Năm nay, mặc dù thời tiết không thuận lợi nhưng nhờ gieo cấy đúng lịch thời vụ, chăm sóc đúng kỹ thuật nên lúa vẫn phát triển tốt.
Xã Cẩm Thịnh (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) đã thành lập tổ hợp tác trồng sả để phát triển cây trồng truyền thống thành chủ lực, hướng tới chế biến sâu thành sản phẩm OCOP.
Xây dựng vườn mẫu hỗ trợ phát triển kinh tế hộ gia đình là một trong những sáng kiến của Hà Tĩnh giúp Chương trình MTQG xây dựng NTM tại các địa phương ngày càng đi vào chiều sâu.
Nhung hươu Hương Sơn (Hà Tĩnh) năm nay vừa được mùa, lại được giá, giúp người nuôi có nguồn thu ổn định và tạo động lực để họ tiếp tục gìn giữ, phát triển nghề truyền thống.
Ban Quản lý (BQL) Rừng phòng hộ Nam Hà Tĩnh luôn kiên trì thực hiện tốt chức trách, nhiệm vụ của mình để bảo vệ cho những cánh rừng luôn xanh tươi, an toàn.
Chăn nuôi hươu sao đang mở ra nhiều triển vọng phát triển kinh tế cho người dân huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) khi nhiều địa phương nhân rộng mô hình theo tổ hợp tác, hợp tác xã...
Sự thiếu ý thức trong phòng chống dịch của nhiều hộ chăn nuôi nhỏ lẻ tại Hà Tĩnh trở thành rào cản lớn, khiến công tác kiểm soát dịch bệnh trên đàn vật nuôi gặp nhiều thách thức.
Cựu chiến binh Nguyễn Văn Tâm (Hương Sơn, Hà Tĩnh) không chỉ làm kinh tế giỏi mà còn đi đầu trong các phong trào, luôn sẵn lòng chia sẻ kinh nghiệm cho bà con cùng vươn lên.
100% thành viên trong Hội đồng Thẩm định xét, công nhận đô thị văn minh huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) bỏ phiếu đồng ý công nhận thị trấn Tây Sơn đạt chuẩn đô thị văn minh năm 2024.
Những ngày này, nông dân xã Việt Tiến (Thạch Hà, Hà Tĩnh) đang vào mùa thu hoạch dưa các loại. Không khí thu hoạch trên các cánh đồng dưa luôn rộn ràng, tấp nập báo hiệu mùa bội thu.
Tập trung khơi thông dòng chảy, tiêu thoát nước khỏi ruộng, buộc những diện tích bị đổ ngã… là những giải pháp mà nông dân Hà Tĩnh đang nỗ lực triển khai, với hy vọng giảm thiểu thấp nhất thiệt hại về năng suất cuối vụ.
Nhiều hộ dân, tổ hợp tác, hợp tác xã ở Hà Tĩnh áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện tích, giải phóng sức lao động.
Mưa lớn kèm theo gió lốc những ngày vừa qua đã gây thiệt hại nặng cho sản xuất nông nghiệp tại Hà Tĩnh, khiến hơn 1.780 ha lúa xuân đang trong giai đoạn chín sáp bị đổ ngã.
Những con đường trải dài khang trang, rộng rãi; một khung cảnh yên bình với đầy đủ sắc màu mướt xanh của cây xanh, hoa tươi… thôn Việt Yên (xã Nam Điền, Thạch Hà, Hà Tĩnh) đã tạo nên những ấn tượng khó quên nếu ai từng một lần đến thăm.
Thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh) hiện có 27 sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP, góp phần giúp người dân nâng cao chất lượng cuộc sống, củng cố các tiêu chí trong xây dựng NTM.
Hà Tĩnh tập trung chỉ đạo, huy động nhân lực, vật lực, phấn đấu hoàn thành công tác lập bảng kê hộ phục vụ cuộc Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025 trước ngày 30/5.
Phát huy sức mạnh cả hệ thống chính trị, linh hoạt trong tổ chức chỉ đạo, Hà Tĩnh phấn đấu tổng diện tích gieo trồng vụ hè thu 2025 đạt 55.986 ha, sản lượng lương thực 294.425 tấn.
Các địa phương trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh đang tập trung tiến hành việc thu thập thông tin, lập bảng kê hộ phục vụ cho cuộc Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025.