Mùa lạc “vui” trên đồng ruộng Lộc Hà

(Baohatinh.vn) - Bà con nông dân huyện Lộc Hà - Hà Tĩnh đang bước vào vụ thu hoạch lạc xuân với niềm vui được mùa. Hầu hết diện tích lạc xuân của huyện đều cho năng suất, sản lượng cao hơn những năm trước.

Mùa lạc “vui” trên đồng ruộng Lộc Hà

Niềm vui được mùa của người dân Lộc Hà.

Ngay từ sáng sớm, gia đình anh Võ Văn Khởi (thôn Phú Đông, xã Thạch Bằng) đã có mặt tại cánh đồng Mù Mặt để thu hoạch lạc. Lạc nhổ xong, gia đình anh phơi ngay tại ruộng, cuối ngày mới chuyển về nhà. Theo anh Khởi, làm như vậy không chỉ thu được cả gốc lẫn thân một lần mà còn giảm được rất nhiều công sức trong quá trình vận chuyển.

Mùa lạc “vui” trên đồng ruộng Lộc Hà

Người dân tập trung nhân lực thu hoạch lạc xuân.

“Vụ này, gia đình trỉa 2 sào lạc tại đồng Mù Mặt, với giống L14 và V79. Dù đầu vụ mưa nhiều nhưng hiện năng suất vẫn ước đạt gần 1,5 tạ/sào (3 tấn/ha). Nhờ được chăm sóc đúng quy trình kỹ thuật nên cho năng suất cao... ” - anh Khởi cho biết.

Những ngày này, đồng ruộng Lộc Hà lô nhô lều bạt, đủ các sắc màu. Để chống lại thời tiết g nắng nóng, các gia đình đã dựng lều, căng ô ngay tại ruộng làm nơi tập kết, bứt lạc. Niềm vui được mùa hiện rõ trong từng ánh mắt, tiếng cười. Từ xã Thạch Châu, Thạch Bằng... đến Phù Lưu, Thịnh Lộc..., hàng trăm hộ nông dân đang khẩn trương ra đồng thu hoạch lạc xuân.

Mùa lạc “vui” trên đồng ruộng Lộc Hà

Từng bụi lạc "no tròn" từ đất phù sa được trải đều trên mặt ruộng.

97 ha lạc xuân tại xã Mai Phụ dù phải trên một tuần nữa mới tới ngày thu hoạch nhưng cũng hứa hẹn một mùa bội thu. Phó Chủ tịch UBND xã Mai Phụ Phạm Trọng Hợp cho biết: Vụ này, lạc chắc, đều và nhiều củ. Tại những đồng lạc tập trung của xã ở thôn Sơn Phú, Đông Thắng, Hợp Tiến... ước đạt trên 30 tạ/ha, tăng khoảng 6 tạ/ha so với vụ lạc xuân năm 2017. Bà con đang chuẩn bị nhân lực thu hoạch nhanh, gọn để tránh mưa, bão...

Được biết, vụ xuân năm 2018, toàn huyện Lộc Hà gieo trỉa 1.215 ha lạc, chủ yếu cơ cấu 2 loại giống chủ lực L14 và V79. Đây là giống lạc có nhiều ưu điểm: Chịu hạn tốt, cho nhiều củ và rất phù hợp với đồng đất cát pha.

Mặc dù ảnh hưởng thời tiết, một số diện tích trồng màu thuộc các khu đồng trũng gieo trỉa muộn hơn so với lịch thời vụ nhưng sản lượng cũng đạt khá cao. Theo ước tính ban đầu, năng suất lạc xuân năm nay của toàn huyện đạt bình quân khoảng 30,1 tạ/ha, tăng hơn 10 tạ/ha so với năm trước. Đặc biệt, nhiều diện tích gieo trên đồng đất cao tại 2 xã Thạch Bằng và Thạch Châu cho năng suất cao, từ 32 – 34 tạ/ha.

Mùa lạc “vui” trên đồng ruộng Lộc Hà

Lạc chắc, củ nhiều, bà con tranh thủ trảy ngay tại ruộng.

Cùng với lạc, bà con nông dân trồng xen ngô, đậu..., cho sản lượng đáng kể. Đến thời điểm này, người dân đã tiến hành thu hoạch trên 60% diện tích cây màu. Các địa phương có diện tích trồng màu lớn như Thạch Bằng, Thạch Châu, Thịnh Lộc, Mai Phụ... đang vận động bà con tập trung nhân lực, tranh thủ thời tiết nắng ráo ra đồng thu hoạch hết diện tích trong thời gian sớm nhất, tránh mưa bão gây thiệt hại, ảnh hưởng tới sản lượng cây trồng.

Vừa thu hoạch lạc, các địa phương cũng chỉ đạo bà con đẩy nhanh tiến độ sản xuất hè thu đúng lịch thời vụ.

Chủ đề Cây trồng - Mùa vụ

Đọc thêm

Giải pháp nào để tái sinh vùng đất muối?

Giải pháp nào để tái sinh vùng đất muối?

Thời gian gần đây nhiều diêm dân đã bỏ nghề để tìm kế mưu sinh khác. Hệ quả là hàng trăm ha đất làm muối bị bỏ hoang, điều này không chỉ gây nên tình trạng lãng phí tài nguyên đất mà còn làm mất đi sinh kế, mất đi nghề truyền thống của nhiều vùng quê ven biển Hà Tĩnh.
Cấp bách trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng

Cấp bách trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng

Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh yêu cầu các địa phương thực hiện nghiêm túc trách nhiệm quản lý nhà nước về lâm nghiệp của địa phương; tăng cường kiểm tra, giám sát công tác PCCCR trên địa bàn.
"Xẻ thịt" rừng phòng hộ ven biển Hà Tĩnh

"Xẻ thịt" rừng phòng hộ ven biển Hà Tĩnh

Thời gian gần đây, hàng trăm cây phi lao thuộc vùng rừng phòng hộ ven biển ở xã Thạch Khê (xã Thạch Hải, thành phố Hà Tĩnh trước đây) bị người dân đốn hạ nhưng chính quyền địa phương và ngành chức năng chưa biết xử lý thế nào?
Ngư dân Hà Tĩnh học cách chuyển đổi số

Ngư dân Hà Tĩnh học cách chuyển đổi số

Hà Tĩnh đang chú trọng ứng dụng công nghệ số vào quản lý và giám sát hoạt động khai thác thủy sản thông qua phần mềm truy xuất nguồn gốc điện tử (eCDT VN),