(Baohatinh.vn) - Sáng nay (5/6), Đoàn kiểm tra công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn Hà Tĩnh đã có buổi làm việc với huyện Nghi Xuân về các giải pháp đối phó với thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trên địa bàn.
Giám đốc Sở Giáo dục & Đào tạo, Phó trưởng đoàn công tác phụ trách địa bàn huyện Nghi Xuân Trần Trung Dũng: Huyện cần chủ động hơn nữa trong việc triển khai phương án "4 tại chỗ" nhằm nâng cao hiệu quả công tác phòng chống thiên tai, bảo vệ thành quả huyện nông thôn mới.
Năm 2018, trên địa bàn huyện Nghi Xuân, thiên tai đã làm tốc mái hoàn toàn 13 ngôi nhà, làm hư hại 276 ha lúa hè thu, lúa mùa, 486 ha rau màu; 23 ha nuôi cá nước ngọt bị chìm trong nước lũ. Hậu quả của những trận lốc xoáy, mưa lũ trong năm 2018 để khá nặng nề, thiệt hại lên đến 7 tỷ đồng.
Phó Chủ tịch UBND huyện Nghi Xuân Phạm Tiến Hưng: Đập Đồng Trày (Xuân Viên) không chỉ cung cấp nước sản xuất mà trong tương lai còn cung cấp nước sinh hoạt cho thị trấn Xuân An, đề nghị các cấp hỗ trợ kinh phí đề nâng cấp, tu sửa kịp thời trước mùa mưa lũ.
Từ đầu năm nay, các phương án, kịch bản ứng phó với mưa bão đã được huyện Nghi Xuân triển khai nhằm hạn chế đến mức thấp nhất những rủi ro có thể xảy ra.
Tuy nhiên, hiện tại một số công trình đê biển, đập thủy lợi đã xuống cấp nghiêm trọng, ảnh hưởng rất lớn đến việc sản xuất và đe dọa trực tiếp đến tính mạng của hàng trăm hộ dân khi mưa lũ tràn về. Vì vậy huyện Nghi Xuân mong muốn nhận được sự hỗ trợ về kinh phí để nâng cấp, sửa chữa các công trình bị xuống cấp.
Phó Giám đốc Sở Tài chính Hà Tĩnh Nguyễn Văn Đồng: Đoàn sẽ kiến nghị đến các cấp có thẩm quyền xem xét và phê duyệt các công trình thủy lợi đã xuống cấp ở huyện Nghi Xuân.
Tại buổi làm việc, các đại biểu đánh giá cao nỗ lực của huyện Nghi Xuân trong việc chủ động xây dựng các kịch bản di dời, bảo vệ an toàn tính mạng và tài sản của người dân. Đồng thời, đề nghị huyện tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân trong công tác phòng chống bão lụt.
Mặt khác, huyện cần chủ động thực hiện phương án “4 tại chỗ” nhằm hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại có thể xảy ra, bảo vệ thành quả của huyện nông thôn mới.
Đoàn công tác cũng đồng tình với đề xuất, kiến nghị của huyện Nghi Xuân đối với việc sửa chữa, đầu tư nâng cấp đập Đồng Trày (xã Xuân Viên) nhằm tích nước nhiều hơn và mở rộng thêm diện tích sản xuất xung quan khu vực này. Đồng thời sẽ kiến nghị cấp trên xem xét và giải quyết.
Trước đó, Đoàn công tác đã đến khảo sát đê Hội Thống (đoạn qua địa bàn xã Xuân Đan) và Đập Đồng Trày (thôn Nam Viên, xã Xuân Viên).
Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh vừa có văn bản giao các địa phương, đơn vị triển khai xử lý cấp bách 3 công trình đê điều bị sự cố do ảnh hưởng của bão, lũ năm 2017.
Do dòng chảy diễn biến phức tạp, thường gây xói lở bờ sông tại các vị trí chưa được gia cố kè hộ bờ đê La Giang nên đoạn qua xã Đức Nhân (Đức Thọ - Hà Tĩnh) đang bị sạt lở nghiêm trọng.
Đê biển xã Cẩm Nhượng (Cẩm Xuyên – Hà Tĩnh) nhiều năm nay đã xuống cấp nghiêm trọng, song chưa được đầu tư sửa chữa, nâng cấp đồng bộ, tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn. Người dân sống gần đê ngày đêm nơm nớp lo sợ, nhất là khi mùa mưa bão cận kề.
Năm 2025, TX Kỳ Anh (Hà Tĩnh) sẽ tập trung kiện toàn, nâng cao năng lực hoạt động của tất cả các lực lượng tham gia bảo vệ rừng từ cấp thị xã đến cơ sở.
Gần 1 tuần qua, nhờ thời tiết thuận lợi, ngư dân vùng biển Cửa Sót (Thạch Hà, Hà Tĩnh) đã thu về hàng chục tấn hải sản các loại, trị giá hàng trăm triệu đồng.
Các địa phương tại huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh) đang tích cực, chủ động công tác phòng, chống dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và đàn vật nuôi, hướng tới phát triển chăn nuôi bền vững.
Huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) vừa chấm điểm công nhận 5 sản phẩm được công nhận đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao năm 2025, trong đó, 2 sản phẩm đánh giá lại và 3 sản phẩm mới.
Các cấp hội phụ nữ ở Vũ Quang (Hà Tĩnh) đã thực hiện nhiều cách làm hay, sáng tạo trong xây dựng nông thôn mới, góp phần xây dựng quê hương ngày một văn minh, giàu đẹp.
Bệnh đạo ôn đang tiếp tục phát sinh và gia tăng diện tích trên đồng ruộng Hà Tĩnh, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây bệnh đạo ôn cổ bông trong giai đoạn tới nếu không phòng trừ hiệu quả.
Tranh thủ thời tiết thuận lợi, nông dân làng rau xứ Đồng Vại - vựa rau xanh lớn nhất ở thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh) đang tất bật xuống đồng để xuống giống vụ xuân.
Chính sách chi trả giảm phát thải vùng Bắc Trung Bộ (ERPA) được thực thi trên địa bàn Hà Tĩnh đã góp phần tạo ra nguồn kinh phí quan trọng giúp duy trì công tác quản lý, bảo vệ rừng, hỗ trợ phát triển sinh kế, nâng cao đời sống cho các hộ gia đình, cộng đồng trên địa bàn tỉnh.
Trước tình hình một số loại sâu bệnh xuất hiện gây hại lúa xuân, huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh) đã cử cán bộ kỹ thuật tập trung theo dõi, dự báo, hướng dẫn người dân cách phòng trừ...
Đoàn công tác HĐND tỉnh Bắc Giang đánh giá cao những giải pháp của TP Hà Tĩnh về phát triển nông nghiệp đô thị, góp phần nâng cao giá trị, tăng tính bền vững trong sản xuất.
Mỗi con lợn giống đang được bán ra với giá 2,5 - 2,9 triệu đồng, cao hơn 1,5 lần so với cùng kỳ năm trước khiến người chăn nuôi Hà Tĩnh gặp nhiều khó khăn trong tái đàn.
Xã Thạch Kim, huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) tiếp tục phát huy thế mạnh của địa phương giáp biển để phát triển sản xuất, đảm bảo sinh kế, tạo nền tảng và động lực phát triển KT-XH.
Đặt mục tiêu hoàn thành các tiêu chí nông thôn mới (NTM) nâng cao vào năm 2025 nên ngày từ đầu năm xã Sơn Tiến (Hương Sơn – Hà Tĩnh) đã đẩy nhanh tiến độ thực hiện các hạng mục.
Sâu sát với cơ sở, hơn 3.000 tổ tiết kiệm và vay vốn đã trở thành “cánh tay nối dài”, góp phần nâng cao chất lượng tín dụng của Ngân hàng Chính sách xã hội Chi nhánh tỉnh Hà Tĩnh.
Người dân Hà Tĩnh chuẩn bị bước vào vụ nuôi tôm xuân hè 2025. Bà Nguyễn Thị Hoài Thúy – Trưởng phòng Quản lý, nuôi trồng thủy sản (Chi cục Thủy sản Hà Tĩnh) đã có những khuyến cáo nhằm giúp người dân giành thắng lợi trong vụ nuôi sắp tới.
Lớp tập huấn do Hội LHPN Hương Sơn (Hà Tĩnh) tổ chức nhằm giúp các cơ sở, các học viên được tiếp cận về kiến thức, kĩ năng khởi nghiệp, phát triển kinh tế do phụ nữ làm chủ.
Huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) chú trọng áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào chăm sóc, cải thiện chất lượng đàn hươu, tập trung chế biến sâu, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế.
Mô hình nuôi lươn bằng bể không bùn của anh Nguyễn Quốc Hữu (xã Cẩm Quang, Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) dự kiến cho thu hoạch khoảng 15-17 tấn lươn thương phẩm sau 10-12 tháng thả nuôi.
Những chuyến biển gần đây, ngư dân Hà Tĩnh trúng đậm nhiều luồng cá cơm, cá trích, mực, cá bạc má… tạo nguồn cung hải sản đa dạng, đáp ứng nhu cầu thị trường đồng thời mang về nguồn thu nhập khá.
Việc chú trọng xây dựng vườn mẫu, cụm dân cư sáng - xanh - sạch - đẹp, cụm dân cư sinh thái… đã tạo điểm nhấn trong xây dựng nông thôn mới ở Vũ Quang (Hà Tĩnh).
Chuẩn bị nguồn nguyên liệu dồi dào, chất lượng, người dân nhiều làng nghề truyền thống ở Hà Tĩnh bước vào thực hiện kế hoạch sản xuất năm 2025 với nhiều hy vọng mới.
Thời điểm này, các địa phương đồng loạt ra quân cao điểm xây dựng NTM, đô thị văn minh, dồn sức cho mục tiêu Hà Tĩnh được Chính phủ công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM.
Tuổi trẻ trên quê hương Tổng Bí thư Trần Phú (Đức Thọ - Hà Tĩnh) đã mạnh dạn đầu tư, phát triển các mô hình kinh tế, góp phần nâng cao vị thế tổ chức Đoàn trong hệ thống chính trị.
Bằng sự cần cù, chăm chỉ, ông Dương Công Lưu đã "biến" vùng đất đồi Khe Xai (huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh) trở thành trang trại tổng hợp cho thu nhập hằng trăm triệu đồng mỗi năm.
Bệnh đạo ôn đã phát sinh trên đồng ruộng Hà Tĩnh và dự báo có thể tiếp tục lan rộng trong thời gian tới, nhất là trên giống nhiễm và chân ruộng thừa đạm.
Tiếp tục giữ lửa phong trào, người dân các địa phương ở Thạch Hà (Hà Tĩnh) đều đang tích cực ra quân nâng chất các tiêu chí nông thôn mới (NTM) nâng cao, NTM kiểu mẫu.