Nghi Xuân nhân rộng mô hình lạc giống “bảo quản ngoài đồng ruộng”

(Baohatinh.vn) - Việc thí điểm gieo lạc bằng kỹ thuật phủ bạt ni lông theo hình thức “bảo quản ngoài đồng ruộng” đạt năng suất khá cao (1,5 tấn/ha) nên Nghi Xuân (Hà Tĩnh) sẽ nhân rộng diện tích gieo lạc thu đông năm 2021 trên địa bàn toàn huyện.

Nghi Xuân nhân rộng mô hình lạc giống “bảo quản ngoài đồng ruộng”

Sáng nay (23/12), huyện Nghi Xuân tổ chức hội thảo nhằm đánh giá cụ thể những ưu, nhược điểm của việc sản xuất thí điểm lạc giống thu đông “bảo quản ngoài đồng ruộng” để làm căn cứ nhân ra diện rộng.

Nghi Xuân nhân rộng mô hình lạc giống “bảo quản ngoài đồng ruộng”

Sau 3 tháng 10 ngày (kể từ ngày gieo trỉa), năng suất bình quân tại các địa phương trồng thí điểm đạt 1,5 tấn/ha, hiệu quả kinh tế cao gấp 3 lần so với trồng khoai, ngô cùng diện tích.

Nghi Xuân nhân rộng mô hình lạc giống “bảo quản ngoài đồng ruộng”

Đặc biệt, việc triển khai lạc giống “bảo quản ngoài đồng ruộng” giúp bà con chủ động được nguồn giống có chất lượng cao cho vụ xuân năm tiếp theo. Tuy nhiên, các địa phương cũng rút ra một số bài học kinh nghiệm trong quá trình sản xuất thí điểm. Theo đó, để đạt hiệu quả kinh tế cao, bà con cần phải chọn khu vực ruộng cao, thoát nước tốt để gieo trồng.

Nghi Xuân nhân rộng mô hình lạc giống “bảo quản ngoài đồng ruộng”

Bên cạnh việc chọn giống tốt có chất lượng, phải chủ động thời vụ để xuống giống sớm và bón phân đầy đủ qua quá trình phát triển của cây lạc. Sau hội thảo, rút kinh nghiệm, vụ thu đông năm 2021, Nghi Xuân sẽ mở rộng diện tích từ 16 ha lên 50 ha trên địa bàn toàn huyện.

Nghi Xuân nhân rộng mô hình lạc giống “bảo quản ngoài đồng ruộng”

Trước đó, vào ngày 12/9/2020, huyện Nghi Xuân đã triển khai trồng thí điểm 16 ha lạc giống “bảo quản ngoài đồng ruộng”. Trong đó, Xuân Viên gieo 7 ha, Xuân Thành 4 ha, Xuân Mỹ 3 ha và Xuân Giang 2 ha. Loại lạc giống (L 14 và lạc cúc) được lựa chọn từ vụ xuân năm nay của bà con nông dân.

Nghi Xuân nhân rộng mô hình lạc giống “bảo quản ngoài đồng ruộng”

Lạc là loài cây nông nghiệp chủ lực ở Nghi Xuân. Toàn huyện có 2.000 ha, nhiều nhất là các địa phương: Xuân viên, Xuân Mỹ, Xuân Thành. Những năm qua, vẫn còn tình trạng người dân một số địa phương hám lợi mua lạc giống trôi nổi trên thị trường khiến nhiều diện tích khi thu hoạch bị sụt giảm sản lượng, thậm chí mất trắng.

Tin liên quan:

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Mùa mật ong kém vui ở Vũ Quang

Mùa mật ong kém vui ở Vũ Quang

Thay vì rộn ràng thu hoạch những giọt mật đầu vụ như các năm trước, năm nay, người dân huyện Vũ Quang (Hà Tĩnh) đang trải qua một mùa mật ong chính vụ kém vui.
Hà Tĩnh với chặng nước rút góp phần gỡ thẻ vàng IUU

Gỡ thẻ vàng IUU: Hà Tĩnh quyết liệt "chặng nước rút"

Đợt thanh tra lần thứ 5 của Ủy ban Châu Âu được xem là thời điểm quyết định để Việt Nam gỡ cảnh báo thẻ vàng IUU. Xác định rõ nhiệm vụ này, Hà Tĩnh đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp trong "chặng nước rút", đặc biệt tạo nên những thay đổi tích cực, nhất là trong nhận thức, trách nhiệm của ngư dân.
Tỏi tía Lộc Yên được mùa, được giá – Nông dân đếm củ tính tiền

Tỏi tía Lộc Yên được mùa, được giá

Giống tỏi tía trồng ở Lộc Yên (Hương Khê, Hà Tĩnh) có vị cay đậm, nhiều tinh dầu nên rất được thị trường ưa chuộng. Vụ sản xuất năm nay, người trồng tỏi có thu nhập trung bình 15 - 20 triệu/sào.
Lúa thì con gái chờ ngày đơm bông

Lúa thì con gái chờ ngày đơm bông

Giữa khúc giao mùa cuối xuân, đầu hạ, những cánh đồng lúa lại rạo rực vào thì con gái, chuẩn bị cho hành trình sinh trưởng mới giữa những mong ngóng, đợi chờ của người nông dân.