Nghịch lý giá cam: Nông dân bán một, thương lái bán gấp đôi!

(Baohatinh.vn) - Có một nghịch lý là giá cam chanh tại các vườn đồi ở Hà Tĩnh đến tay người tiêu dùng đã được đẩy lên gấp 2 lần. Điều này cho thấy khâu phân phối, tiêu thụ cam nói chung còn tồn tại nhiều bất hợp lý.

Nghịch lý giá cam: Nông dân bán một, thương lái bán gấp đôi!

Vườn cam của gia đình anh Ước chỉ cho thu nhập bằng một nửa so với các năm trước.

Đặc sản cam Khe Mây ở Hương Khê từ lâu đã nổi tiểng là một trong những đặc sản của Hà Tĩnh. Cao điểm, giá cam có thể lên đến 40 – 50 nghìn đồng/1kg ngay tại vườn. Nhưng đến mùa vụ năm nay, nhiều hộ trồng cam ở Hương Khê đang sắp rơi vào cảnh khủng hoảng, thua lỗ do giá cam bất ngờ xuống thấp. 10 – 15 nghìn đồng/1kg cam là mức giá trung bình mà các thương lái trả cho người trồng cam.

Có mặt tại vựa cam Khe Mây (Hương Đô, Hương Khê), chúng tôi ghi nhận lượng cam của các nhà vườn hiện tại vẫn đang khá nhiều. Anh Bùi Văn Ước (thôn 1, xã Hương Đô) chia sẻ, giá cam năm nay xuống quá thấp, chỉ bằng khoảng một nửa so với năm trước. Nếu bán ngang, chỉ khoảng 12 nghìn đồng/kg, còn nếu lựa những quả đẹp nhất, tối đa củng chỉ lên đến mức 25 nghìn đồng/1kg.

Nghịch lý giá cam: Nông dân bán một, thương lái bán gấp đôi!

Một năm vất vả chăm sóc cây cam của anh Nguyễn Văn Quang coi như lao động không công.

"Không chỉ vậy, những năm trước, thương lái đến mua tận vườn, còn năm nay, chúng tôi phải tự cắt cam, mang ra chợ huyện (thị trấn Hương Khê) mới mong bán được. Chưa kể, những đầu mối thu mua từ thị trường ngoại tỉnh các năm trước cũng từ chối hợp tác trong mùa vụ này" - anh Ước thông tin thêm.

Với 3 ha đất, gia đình anh Ước đã trồng 1.200 gốc cam, riêng về cam chanh, sản lượng năm nay ước đạt 3 tấn. Anh đưa ra phép tính nhanh: Hiện tại, gia đình đã bán khoảng 2 tấn với giá 22 triệu đồng, cùng với 1 tấn cam còn lại, tổng doanh thu năm nay khó đạt 35 triệu đồng. Trong khi đầu năm, anh mua hết 12 triệu đồng tiền phân chuồng, gần 7 triệu đồng tiền lân, cùng với công chăm sóc, đi bán, vụ cam năm nay coi như lỗ. Còn năm ngoái, dù bán tại vườn, chúng tôi cũng thu về gần 140 triệu đồng.

Nghịch lý giá cam: Nông dân bán một, thương lái bán gấp đôi!

Nhiều hộ nông dân mang cam bán lẻ nhưng mức giá tối đa chỉ đạt 25 nghìn đồng/kg

Cũng rơi vào cảnh tương tự, anh Nguyễn Văn Quang (thôn 8, xã Hương Đô) tâm sự: "Vườn cam 1 ha của gia đình với 600 gốc đang vào độ tuổi đẹp nhất. Tuy nhiên, giá cam cũng chỉ ở mức 18 – 20 nghìn đồng/1kg, không bằng một nửa so với năm ngoái. Do vậy mức thu nhập chỉ khoảng 40 triệu đồng, dù không lỗ chi phí nhưng coi như một năm ròng chúng tôi lao động không công."

Thậm chí, có những vườn cam chất lượng thấp hơn, người dân rao bán với mức giá 6 – 8 nghìn đồng/1kg vẫn có rất ít thương lái hỏi mua.

Tại thị trấn Hương Khê, nơi người dân tập trung đưa cam về tiêu thụ, ghi nhận dù không quá ế ẩm, song mức giá rất thấp, người bán nhiều hơn người mua. Một nông dân khác, chị Mai Thị Khánh (thôn 5, xã Gia Phố) cho hay, nhờ số lượng ít nên chị quyết tâm bán lẻ số cam để kiếm thêm thu nhập. Tuy nhiên, mức giá tối đa với quả loại 1 cũng chỉ đạt mức 25 nghìn đồng/kg, còn loại nhỏ hơn chỉ giao động từ 10 – 12 nghìn đồng/kg.

Nghịch lý giá cam: Nông dân bán một, thương lái bán gấp đôi!

Được biết, vào các ngày lễ, giá cam chanh loại 1 tại thị trường thành phố Hà Tĩnh có thể lên đến 50 – 60 nghìn đồng/1kg.

Trong khi giá cam tại vườn có giá thấp kỷ lục thì trên thị trường bán lẻ các khu vực đô thị có phần ngược lại. Ghi nhận tại một số cửa hàng hoa quả có uy tín tại thành phố Hà Tĩnh như Tuyết Hùng, Tân Thanh Phong…, giá cam chanh được niêm yết từ 30 – 40 nghìn đồng/1kg. Như vậy, 1 tấn cam từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ có mức chênh lệch khoảng 15 triệu đồng.

Có nhiều nguyên nhân cho nghịch lý này như sản xuất manh mún, thiếu chuyên nghiệp, không chủ động trong khâu chế biến, phân phối… Còn theo nhiều người tiêu dùng, mức chênh lệch giá lớn như hiện tại là do sản phẩm phải đi qua quá nhiều khâu trung gian và chi phí vận chuyển cao khiến giá cả bị đội lên.

Đọc thêm

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Những ngày qua, nền nhiệt ở Hà Tĩnh duy trì rét đậm. Người chăn nuôi đang tích cực triển khai các biện pháp phòng chống rét nhằm đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của đàn gia súc, gia cầm.
Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Hà Tĩnh đang trải qua đợt rét đậm mạnh nhất kể từ đầu mùa đông đến nay. Bà con nông dân đã chủ động triển khai các biện pháp phòng chống đói, rét, bảo vệ an toàn đàn vật nuôi.
Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Sau nhiều năm xây dựng thương hiệu, đến nay, Công ty TNHH Bảo Lâm (Hương Sơn, Hà Tĩnh) trở thành đơn vị hàng đầu trên địa bàn tỉnh trong lĩnh vực lâm nghiệp, lâm sinh.
Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Những ngày qua, khi màn đêm buông xuống, hàng chục hộ dân ở xã Xuân Lam (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) lại ra đồng soi đèn “săn” rươi, thu nhập hàng triệu đồng mỗi ngày.
Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Nông dân Hà Tĩnh cần theo dõi đồng ruộng, kịp thời phát hiện các đối tượng sâu keo, bệnh khô vằn, đốm lá... gây hại trên một số diện tích ngô đông để tránh ảnh hưởng năng suất.
"Đặc sản" Hà Tĩnh vào vụ Tết

"Đặc sản" Hà Tĩnh vào vụ Tết

Thời điểm này, nhiều cơ sở sản xuất sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu Hà Tĩnh đã vào vụ cao điểm, chuẩn bị nguồn hàng cung ứng cho thị trường Tết năm 2025.
Rộn ràng mùa lúa mới

Rộn ràng mùa lúa mới

Cuối tháng 11, những cánh đồng ở Hà Tĩnh lại rền vang tiếng máy, tiếng người rộn ràng chuẩn bị sản xuất vụ đầu tiên của năm tới.
Nghi Xuân có thêm 2 sản phẩm OCOP hạng 3 sao

Nghi Xuân có thêm 2 sản phẩm OCOP hạng 3 sao

Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) công nhận sản phẩm “Chả cá sông Lam” và sản phẩm “Rau sạch An Tâm” đạt chuẩn OCOP hạng 3 sao đợt 5 năm 2024.