Ngư dân Hà Tĩnh bám biển, đón tết giữa khơi xa

(Baohatinh.vn) - Những ngày cuối năm, trong khi nhà nhà đang tất bật để chuẩn bị đón tết, thì cũng là lúc nhiều ngư dân ở xã Cẩm Nhượng (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) lại dong thuyền ra khơi, bám biển với hy vọng chuyến đi may mắn, đầy ắp “lộc” biển.

Ngư dân Hà Tĩnh bám biển, đón tết giữa khơi xa

Tết đã cận kề, ngư dân Cẩm Nhượng vẫn “say mê” bên những tấm lưới, gắn bó với những làn sóng, con nước.

Đã hơn 10 năm anh Nguyễn Ngọc Thắng (trú tại thôn Xuân Bắc) không biết đến ngày tết dương lịch là gì, thậm chí đến cả tết Nguyên đán có năm cũng không được sum vầy cùng gia đình vì anh như có món nợ sâu nặng với biển cả.

Mùa tết không được ở cạnh người thân trong gia đình, không vì thế mà anh cảm thấy cô quạnh, buồn tủi, bởi anh còn có những người anh em “đồng cam cộng khổ”, chia ngọt sẻ bùi với mình trên hành trình đi tìm “lộc biển”. Họ chính là những người thân trong gia đình, cùng ăn sóng nằm gió, kề vai sát cánh trên mỗi chuyến khơi xa.

Anh Thắng tâm sự: “Trung bình mỗi năm anh đi khoảng 10 chuyến biển, mỗi chuyến kéo dài từ 15 - 20 ngày, đợt này anh ra khơi khó có thể kịp về ăn tết Nguyên đán cùng vợ con, do vậy thời gian anh sống trên tàu, gắn bó với biển nhiều hơn trên đất liền. Giờ đây, đối với anh, biển chính là người thân, tàu là nhà, ngư trường là quê hương”.

Ngư dân Hà Tĩnh bám biển, đón tết giữa khơi xa

Nhiều ngư dân đã chuẩn bị cư ngư cụ, sẵn sàng ra khơi “đón” lộc biển.

Với mỗi ngư dân Cẩm Nhượng, biển cả đối với họ như là ruộng, là vườn. Anh Nguyễn Văn Nam (trú thôn Hải Nam), ngư dân hơn 20 năm gắn bó với biển chia sẻ: “Nếu trời yên biển lặng thì mấy ngày tết cũng kiếm khá lắm, hơn ngày thường. Những ngày đó chúng tôi hay đùa nhau là món quà biển cả mang lại, là cái “lộc” đối với những người làm nghề vươn khơi bám biển.

Việc ra khơi không chỉ mang lại nguồn thu lớn từ việc đánh bắt, mà chúng tôi còn thấy ở đó, mình như những ngọn hải đăng “lung linh” giữa biển đảo quê hương lúc trời đất chuyển giao. Đó cũng là niềm tự hào của tất cả ngư dân nơi miền biển”.

Ngư dân Hà Tĩnh bám biển, đón tết giữa khơi xa

Với những ngư dân nơi biển Nhượng, biển chính là nhà, là người thân của họ.

Theo nhiều ngư dân, sở dĩ họ vươn khơi xuyên tết vì đây là khoảng thời gian giao mùa giữa các vùng thời tiết trên biển nên việc khai thác hiệu quả hơn những chuyến đi khác trong năm.

Hơn nữa, tàu về dịp năm mới, các loại thủy, hải sản tươi hơn nên thương lái rất “chuộng”, bán được giá. Mỗi chuyến đi biển dịp tết như thế, thu nhập của một ngư dân dao động từ 7 - 10 triệu đồng. Nếu gặp được luồng cá, mực có thể thu về gần 15 triệu đồng.

Ngư dân Hà Tĩnh bám biển, đón tết giữa khơi xa

Trên các bãi cát bồi bên mép nước, những người phụ nữ từng giờ trông ngóng người thân của mình trở về từ biển cả sau chuyến đi dài.

Không chỉ những ngư dân đang bám biển ngoài khơi quên tết, những người vợ, tiểu thương miền biển Nhượng cũng mải miết đợi thuyền cập bến sau mỗi chuyến ra khơi. Họ không nghĩ ngợi nhiều về ngày lễ, tết. Với họ, những khoang thuyền đầy ắp tôm, mực,… chính là mùa xuân, là tết đã về.

Chị Nguyễn Thị Dương (trú thôn Xuân Bắc) cho biết: “Trót” nặng nợ một đời với biển cả, với nghề đã cưu mang mình, nên những ngày lễ có thể “nhẹ” đi đối với những người mưu sinh bằng nghề biển như chúng tôi. Những ngày này, việc kinh doanh cũng thuận lợi hơn, hầu như chuyến nào tôi cũng hết hàng sớm. Tết đã cận kề nhưng thuyền còn ra khơi, chúng tôi chưa được phép nghỉ tay”.

Ngư dân Hà Tĩnh bám biển, đón tết giữa khơi xa

Mong muốn của ngư dân trong chuyến đi biển cuối năm là tàu cập bờ với cá, tôm đầy khoang.

Thêm một mùa biển mới đến với ngư dân miền biển Nhượng. Họ hy vọng một năm mới bình an, may mắn trên mỗi chuyến đi. Đó sẽ là động lực giúp ngư dân tiếp tục vượt qua khó khăn, gặt hái được nhiều “lộc biển” trong năm mới. Ngoài ra, việc ngư dân kiên trì bám biển đã góp phần không nhỏ giữ bình yên, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và vùng biển đảo của Tổ quốc.

Đọc thêm

“Quả ngọt” miền đồi Vũ Quang

“Quả ngọt” miền đồi Vũ Quang

Ngắm những đồi cam trĩu quả hay rừng keo nguyên liệu bạt ngàn của người dân Vũ Quang (Hà Tĩnh), chúng tôi lại nhớ đến những câu thơ của nhà thơ Hoàng Trung Thông: “Bàn tay ta làm nên tất cả/Có sức người sỏi đá cũng thành cơm”...
Những vườn hoa rực rỡ chờ xuân

Những vườn hoa rực rỡ chờ xuân

Nhờ xuống giống đúng thời vụ, áp dụng kỹ thuật chăm sóc phù hợp, các "thủ phủ" trồng hoa tết trên địa bàn Hà Tĩnh cho chất lượng hoa đẹp, dự kiến đem về nguồn thu nhập khá.
Hà Tĩnh phân bổ 169 tỷ đồng thực hiện chính sách nông thôn mới năm 2025

Hà Tĩnh phân bổ 169 tỷ đồng thực hiện chính sách nông thôn mới năm 2025

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hà Tĩnh Nguyễn Hồng Lĩnh vừa ký ban hành Quyết định số 103/QĐ-UBND ngày 15/01/2025 về việc phê duyệt kế hoạch kinh phí năm 2025 để thực hiện một số cơ chế, chính sách tạo nguồn lực xây dựng thành công tỉnh Hà Tĩnh đạt chuẩn nông thôn mới, giai đoạn 2022-2025.
Mai vàng Hà Tĩnh sẵn sàng ra chợ Tết

Mai vàng Hà Tĩnh sẵn sàng ra chợ Tết

Thời điểm này, người trồng mai tại Hà Tĩnh đang tất bật chăm sóc, kích nụ để phục vụ nhu cầu của người dân dịp tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
Điểm tựa cho ngư dân Trường Sa vươn khơi

Điểm tựa cho ngư dân Trường Sa vươn khơi

Trung tâm Dịch vụ hậu cần nghề cá đảo Đá Tây luôn là điểm tựa vững chắc cho ngư dân vươn khơi, góp sức bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
Người dân “vựa hành” đón tết kém vui

Người dân “vựa hành” đón tết kém vui

Với giá giảm gần 1 nửa so với năm ngoái, người dân xã Thiên Lộc (Can Lộc) - "vựa hành" lớn nhất của tỉnh Hà Tĩnh, thấp thỏm lo âu trước thềm tết Nguyên đán 2025.
Cá cháo giá cao, dễ bán, ngư dân phấn khởi

Cá cháo giá cao, dễ bán, ngư dân phấn khởi

Cá cháo đầu mùa được khách hàng ưa chuộng, giá bán cao giúp mang lại nguồn thu nhập khá cho ngư dân vùng biển Hà Tĩnh. Trừ chi phí, mỗi thuyền có thể thu hàng triệu đồng sau mỗi lần ra khơi.
Quất "Made in Hương Sơn" chờ ngày xuống phố

Quất "Made in Hương Sơn" chờ ngày xuống phố

Nhờ được chăm sóc tốt, đúng kỹ thuật nên vườn quất duy nhất ở Hương Sơn (Hà Tĩnh) của gia đình anh Nguyễn Song Thao cho quả đẹp mắt, hứa hẹn sẽ đem về nguồn thu khá dịp tết Nguyên đán.