Ngư dân Hà Tĩnh rẽ sóng vươn khơi, thuyền đầy tôm cá

(Baohatinh.vn) - Đi trong háo hức, rộn ràng của đất trời vào xuân, ngư dân ven biển Hà Tĩnh chia sẻ với nhau niềm vui một năm vươn khơi thắng lợi và mang theo mong ước năm mới “trời yên bể lặng” với những chuyến tàu đầy ắp cá tôm.

Ngư dân Hà Tĩnh rẽ sóng vươn khơi, thuyền đầy tôm cá

Không khí lao động hăng say tại cảng Cửa Sót (xã Thạch Kim, Lộc Hà) khi thuyền vừa cập bến. (Ảnh tư liệu).

Có mặt tại cảng cá Cửa Sót (xã Thạch Kim, Lộc Hà) trong cái rét ngọt của những ngày cuối đông, hàng chục tàu cá của ngư dân tấp nập nối đuôi nhau neo đậu chờ bán hải sản. Không khí lao động hăng say, phấn khởi, nụ cười rạng rỡ trên gương mặt ngư dân, báo hiệu những chuyến đi biển cuối năm thành công.

Ông Trần Văn Long (thị trấn Lộc Hà) phấn khởi: “Với ngư dân, không còn niềm vui nào hơn trời yên biển lặng. Những ngày cuối năm, ngư dân chúng tôi liên tục “trúng” nhiều hải sản có giá trị như mực, ghẹ, cá cam, cá thu, ruốc…”.

“Hiện nay, Thạch Kim có 106 tàu thuyền, trong đó, 24 chiếc trên 90 CV. Nhờ chính sách hỗ trợ cải hoán tàu thuyền, phát triển nghề cá bền vững, bà con chú trọng đầu tư, yên tâm bám biển, thu về nguồn lợi lớn, sản lượng năm 2020 đạt trên 2.000 tấn, trị giá gần 90 tỷ đồng.

Nghề khai thác, đánh bắt thủy sản đang là một trong những trụ cột quan trọng của kinh tế xã Thạch Kim, thu hút lớn lực lượng lao động tham gia”, ông Trần Đình Hưng - Chủ tịch UBND xã cho biết.

Ngư dân Hà Tĩnh rẽ sóng vươn khơi, thuyền đầy tôm cá

Ngư dân xã Kỳ Hà đánh bắt tàu công suất lớn xa bờ, thu về từ 3 - 5 tỷ đồng/năm. (Ảnh tư liệu).

Trong niềm hân hoan khi xuân chạm ngõ, chúng tôi còn được nghe ngư dân trên các tàu công suất lớn chuyên đánh bắt xa bờ trò chuyện về một năm “ăn sóng nằm gió” và những “khoản đãi” của mẹ thiên nhiên, làm giàu cho cuộc sống hôm nay.

Ngư dân Trần Văn Thành (xã Kỳ Hà, TX Kỳ Anh) chia sẻ: “Tàu cá của chúng tôi có công suất trên 500 CV, hành nghề câu khơi, nghề lồng bẫy, mỗi một chuyến đi có khi từ 15 ngày đến cả tháng. Vất vả, khó khăn là vậy nhưng trung bình mỗi tàu cá có thể đạt doanh thu từ 3 - 5 tỷ đồng/năm, nhất là những lúc trúng luồng cá mú, cá hồng, cá trổng... Sau một năm dài vươn khơi, bám biển, đối mặt với những rủi ro, thách thức, anh em chúng tôi vui với thành quả lao động và càng trân quý thêm những phút giây được đoàn viên, sum họp cùng gia đình”.

Ngư dân Hà Tĩnh rẽ sóng vươn khơi, thuyền đầy tôm cá

Niềm vui của những ngư dân “ăn sóng nằm gió” là thời tiết thuận lợi, để tích cực vươn khơi bám biển, mang về nguồn lợi lớn.

Dọc theo con đường ven biển từ Nghi Xuân đến Kỳ Anh, đâu đâu cũng thấy bà con ngư dân háo hức chuẩn bị đón một mùa xuân ấm no. Đặc biệt, trong năm qua, đội tàu công suất lớn của tỉnh đã tự tin tiếp cận, khai thác ở các ngư trường rộng, giàu tiềm năng, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Cơ cấu đang chuyển dịch theo hướng phát triển các loại nghề có tính chọn lọc cao, ít gây tác hại đến ngư trường, nguồn lợi thủy sản. Theo thống kê, tổng sản lượng khai thác năm 2020 đạt 35.885 tấn, trị giá gần 1.670 tỷ đồng, đạt 102,52% so kế hoạch đề ra.

Ông Nguyễn Công Hoàng - Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản tỉnh cho biết: “Với lợi thế 137 km đường bờ biển, 4 cửa lạch, Hà Tĩnh có điều kiện thuận lợi để xây dựng đội tàu khai thác hải sản mạnh, có chất lượng cao. Tỉnh cũng đã xác định chủ trương tập trung phát triển đánh bắt xa bờ, tăng năng suất, hiệu quả khai thác, xây dựng ngư trường bền vững.

Trong đó, trọng tâm là ngăn chặn và chấm dứt tình trạng khai thác bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (khai thác IUU); tiếp tục xây dựng chính sách hỗ trợ cải hoán tàu thuyền; tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, tập huấn các văn bản quy phạm pháp luật…”.

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Bình luận

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

Ngậm ngùi nhìn thóc lép ở Xuân Viên

Ngậm ngùi nhìn thóc lép ở Xuân Viên

Hàng trăm hộ dân xã Xuân Viên (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) ngậm ngùi vì lúa vụ xuân năm nay hạt lép nhiều, năng suất sụt giảm, chỉ đạt bình quân chưa đến 1,5 tạ/sào.
"Nước lũ lên nhanh quá, chúng tôi trở tay không kịp"

"Nước lũ lên nhanh quá, chúng tôi trở tay không kịp"

Nhận thấy có mưa lớn kéo dài, người dân ở Hà Tĩnh đã chủ động kê lúa gạo, đồ đạc, xe cộ lên cao nhưng nước lũ lên nhanh khiến nông sản, gia súc, gia cầm ngâm trong nước, thiệt hại lớn về tài sản.
Mục sở thị quy trình nuôi tằm trong phòng điều hòa

Mục sở thị quy trình nuôi tằm trong phòng điều hòa

Vượt qua những khó khăn ban đầu, HTX Mật ong Cường Nga (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã làm chủ kỹ thuật nuôi tằm và xây dựng được chuỗi liên kết tiêu thụ ổn định, mở ra hướng phát triển kinh tế hiệu quả cho người dân.
Nông dân Cẩm Xuyên trồng sả tía cho thu nhập cao

Nông dân Cẩm Xuyên trồng sả tía cho thu nhập cao

Phát huy tiềm năng kinh tế vùng bán sơn địa, xã Cẩm Thịnh, huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đã tập trung phát triển mô hình trồng sả tía trên đất vườn đồi. Từ một vài hộ trồng thí điểm ban đầu đến nay, toàn xã đã có hơn 30ha trồng sả tía, đưa lại nguồn thu nhập ổn định cho người dân địa phương.
Nguy cơ thiếu nước cục bộ: Áp lực lớn cho sản xuất hè thu tại Hà Tĩnh

Nguy cơ thiếu nước cục bộ: Áp lực lớn cho sản xuất hè thu tại Hà Tĩnh

Hiện đang là cao điểm thu hoạch lúa vụ xuân nhưng lịch sản xuất vụ hè thu cũng đã cận kề. Trong điều kiện nhiều công trình thủy lợi vừa và nhỏ, hệ thống kênh tưới bị xuống cấp, tạo ra áp lực cho tiến độ, diện tích và năng suất vụ sản xuất hè thu tại một số địa phương.
Nông dân Thạch Hà vào vụ thu hoạch lạc xuân

Nông dân Thạch Hà vào vụ thu hoạch lạc xuân

Thạch Hà luôn đứng tốp đầu của Hà Tĩnh cả về diện tích lẫn năng suất lạc vụ xuân. Những ngày này, người dân địa phương đã bắt đầu thu hoạch trên các cánh đồng gieo trỉa sớm.
Chống hạn sớm cho cây chè

Chống hạn sớm cho cây chè

Nông dân Hà Tĩnh đã tập trung áp dụng nhiều giải pháp chống hạn cho hơn 1.200 ha cây chè nguyên liệu nhằm duy trì sản lượng, chất lượng ổn định trong mùa nắng nóng.