Ngư dân khai thác hơn 16.200 tấn hải sản vụ cá Bắc

(Baohatinh.vn) - Thời tiết vụ cá Bắc ở Hà Tĩnh không mấy thuận lợi nhưng thường xuất hiện nhiều loại hải sản có giá trị nên ngư dân vẫn tích cực vươn khơi.

Ngư dân khai thác hơn 16.200 tấn hải sản vụ cá Bắc

Ngư dân huyện Nghi Xuân tích cực bám biển, vươn khơi trong vụ cá Bắc.

Vụ cá Bắc kéo dài từ tháng 10 năm trước đến hết tháng 3 năm sau. Theo đánh giá của Chi cục Thủy sản Hà Tĩnh, từ tháng 10/2022 đến nay, khu vực trên biển của tỉnh đón nhiều cơn bão, áp thấp và gió mùa. Tuy nhiên, thời gian xảy ra ngắn nên ngư dân vẫn tranh thủ những ngày thời tiết thuận lợi để bám biển.

Nguồn lợi xuất hiện chủ yếu là các loài như: cá cơm, nhuyễn thể, cá nục, cá đù, cá đục, tôm, ruốc... Các loài cá nổi xuất hiện mật độ cao nên ngư dân phấn khởi vươn khơi, mang về giá trị cao. Ước sản lượng khai thác vụ cá Bắc của ngư dân Hà Tĩnh đạt hơn 16.200 tấn.

Ngư dân khai thác hơn 16.200 tấn hải sản vụ cá Bắc

Ngư dân xã Kỳ Ninh (TX Kỳ Anh) trúng đậm cá cơm vào dịp tháng 2/2023.

Hiện nay, tàu cá Hà Tĩnh chủ yếu là loại nhỏ, tập trung khai thác tại vùng bờ và vùng lộng. Toàn tỉnh có 67 tổ đội khai thác hải sản với 413 tàu cá (mỗi tổ có 5 - 6 tàu); 2 nghiệp đoàn nghề cá với sự tham gia 416 tàu cá làm nghề câu, rê vùng khơi, vùng lộng tại vùng biển Vịnh Bắc Bộ. 15 tổ đồng quản lý nghề cá ven bờ với 1.564 tàu cá tham gia, trong đó có 7 tổ đã được kiện toàn theo Luật Thủy sản 2017.

Ngư dân khai thác hơn 16.200 tấn hải sản vụ cá Bắc

Những khoang thuyền đầy ắp cá đù của ngư dân Cẩm Nhượng (Cẩm Xuyên) sau chuyến vươn khơi.

Cùng với đó, Chi cục Thủy sản Hà Tĩnh phối hợp với các địa phương tổ chức nhiều cuộc tuyên truyền, hướng dẫn triển khai thực hiện Luật Thủy sản 2017, các nghị định, thông tư hướng dẫn cho cán bộ, ngư dân, các doanh nghiệp, cơ sở đóng tàu trên toàn tỉnh; hướng dẫn gia hạn giấy phép khai thác thác thủy sản, giấy chứng nhận an toàn toàn kỹ thuật tàu cá; kiểm tra, thẩm định an toàn vệ sinh thực phẩm tại các xã có tàu cá hoạt động trên biển.

Đồng thời, tăng cường các hoạt động quản lý nhà nước về hoạt động khai thác thuỷ sản, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm về sử dụng xung điện, chất nổ, chất độc để khai thác thuỷ sản và phòng chống khai thác thuỷ sản bất hợp pháp (IUU) trên địa bàn tỉnh.

Hiện nay, ngư dân Hà Tĩnh đang tranh thủ thời gian trước mùa biển mới để tu sửa ngư lưới cụ, đầu tư trang thiết bị, chuẩn bị thuyền viên, huy động tối đa đội tàu thuyền sản xuất vụ cá Nam. Chi cục Thủy sản tỉnh sẽ tiếp tục tăng cường cung cấp thông tin về ngư trường, nguồn lợi thuỷ sản và thị trường tiêu thụ giúp ngư dân lập kế hoạch tổ chức sản xuất có hiệu quả.

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Khi cây lúa lên xanh

Khi cây lúa lên xanh

Dù phải đối mặt với áp lực thời vụ lớn và ảnh hưởng của mưa lũ bất thường, cây lúa vẫn bén rễ, vươn lên mạnh mẽ từ sự bền bỉ và tình yêu với đồng ruộng của người nông dân Hà Tĩnh.
Can Lộc đẩy mạnh phát triển thuỷ sản nước ngọt

Can Lộc đẩy mạnh phát triển thuỷ sản nước ngọt

Tận dụng tiềm năng ao hồ, mặt nước dồi dào, huyện Can Lộc (Hà Tĩnh) tập trung chỉ đạo các địa phương mở rộng diện tích, đầu tư nuôi trồng thủy sản nước ngọt theo hướng thâm canh, đa dạng hoá đối tượng nuôi.
Người dân Hà Tĩnh nuôi tằm trong phòng điều hòa

Người dân Hà Tĩnh nuôi tằm trong phòng điều hòa

Để tằm sinh trưởng, phát triển đạt hiệu quả tốt nhất, một số hộ dân ở Hà Tĩnh đã mạnh dạn lắp điều hòa trong phòng nhằm duy trì nền nhiệt. Các mô hình mang lại hiệu quả, cho thu nhập khá.
Trồng rừng bản địa, lợi ích lâu dài từ đất rừng Hà Tĩnh

Trồng rừng bản địa, lợi ích lâu dài từ đất rừng Hà Tĩnh

Không chỉ là "lá phổi xanh", rừng bản địa Hà Tĩnh còn là nơi gìn giữ đa dạng sinh học, điều tiết nguồn nước, chống xói mòn và góp phần tạo sinh kế cho người dân. Trong bối cảnh biến đổi khí hậu và suy giảm diện tích rừng tự nhiên, trồng rừng bản địa được xem là giải pháp bền vững, hướng tới những lợi ích lâu dài.