Người dân Vũ Quang tất bật chăm mía, kỳ vọng mùa mật bội thu

(Baohatinh.vn) - Bà con nông dân xã Thọ Điền (Vũ Quang, Hà Tĩnh) đang tích cực làm cỏ, bón phân... để cây mía sinh trưởng tốt phục vụ cho công đoạn sản xuất mật mía cuối năm.

IMG_9905 copy.jpg
IMG_9906 copy.jpg
Gia đình bà Nguyễn Thị Hoa ở thôn 1 (xã Thọ Điền) đang chăm sóc 2 sào mía của gia đình.

Đang nhanh tay vun đất cho từng gốc mía, bà Nguyễn Thị Hoa ở thôn 1 (xã Thọ Điền) cho biết: "Để có nguồn nguyên liệu đảm bảo chất lượng phục vụ cho việc sản xuất mật mía vào cuối năm, thời điểm này, tôi cũng như các hộ trồng mía khác trên địa bàn đang tập trung ra đồng làm cỏ, bóc lá, bón phân... để cây mía được phát triển tốt nhất. Như năm ngoái, nhờ cần mẫn chăm sóc nên 2 sào mía của gia đình đưa về hơn 600 lít mật, cho nguồn thu hơn 30 triệu đồng".

Cũng theo bà Hoa, những năm gần đây, nhờ xây dựng được thương hiệu nên sản phẩm mật mía của địa phương không những được giá mà còn dễ bán, dịp cuối năm luôn trong tình trạng cháy hàng. Để tăng thu nhập, gia đình sẽ mở rộng diện tích trồng lên 3 sào nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.

Các diện tích mía của xã Thọ Điền được trồng chủ yếu ở thôn 1, 2 và thôn 3.

Các diện tích mía của xã Thọ Điền được trồng chủ yếu ở thôn 1, 2 và thôn 3.

Theo bà con xã Thọ Điền, các diện tích mía của địa phương được trồng chủ yếu ở thôn 1, 2 và thôn 3. Hiện nay, mía đang trong thời kỳ sinh trưởng mạnh nên người dân tập trung nhân lực ra đồng thực hiện các công đoạn chăm sóc, không quản ngại thời tiết nắng nóng, oi bức.

Gia đình bà Hoàng Thị Nhân ở thôn 2 (xã Thọ Điền) trước đây chỉ sản xuất lúa và ngô. Từ năm 2020, bà đã mạnh dạn chuyển đổi hơn 4 sào đất trồng ngô sang trồng mía. Được cán bộ nông nghiệp xã hướng dẫn cách trồng, chăm sóc nên cây mía luôn phát triển tốt, cho thu nhập ổn định qua từng năm.

Nhờ chú trọng chăm sóc nên 4 sào mía của bà Hoàng Thị Nhân ở thôn 2 (xã Thọ Điền) phát triển tốt.

Nhờ chú trọng chăm sóc nên 4 sào mía của bà Hoàng Thị Nhân ở thôn 2 (xã Thọ Điền) phát triển tốt.

Bà Nhân phấn khởi cho biết: “So với trồng lúa và những loại hoa màu khác thì trồng mía cho thu nhập cao hơn nhờ chi phí sản xuất thấp. Hơn nữa, trồng mía không phải bỏ nhiều công sức chăm sóc nên bà con đỡ vất vả. Thời điểm cuối tháng 2, bà con bắt đầu xuống giống, đến khoảng đầu tháng 7, khi cây mía bước vào giai đoạn phát triển lóng, người dân sẽ thực hiện các công đoạn chăm sóc”.

Bà Nhân cho biết thêm, đối với trồng mía, khâu quan trọng nhất là chọn giống, những vụ mía trước, nhờ chọn được giống chuẩn nên 4 sào mía của gia đình luôn cho sản lượng mật cao.

Được biết, nghề trồng mía ép mật ở xã Thọ Điền đã có tuổi đời trên 50 năm và đã trở thành nghề truyền thống của địa phương. Những năm gần đây, từ trồng mía đã đưa lại nguồn thu khá, giúp bà con ổn định cuộc sống. Do đó, bà con ngày càng chú trọng công tác chăm sóc và không ngừng mở rộng diện tích sản xuất để nâng cao thu nhập.

Toàn xã Thọ Điền hiện sản xuất hơn 30 ha mía.

Toàn xã Thọ Điền hiện sản xuất hơn 30 ha mía.

“Năm 2024, toàn xã sản xuất hơn 30 ha mía, chủ yếu là giống mía cho năng suất cao ROC10. Hiện nay, cây đang trong giai đoạn phát triển vươn lóng, địa phương đã tập trung chỉ đạo bà con tập trung làm cỏ, bón phân, vun gốc… Đồng thời, thường xuyên theo dõi, phát hiện và phòng trừ kịp thời các loại sâu bệnh hại nhằm giúp mía đạt năng suất, chất lượng, mang lại thu nhập cao cho người dân vào cuối vụ” - ông Nguyễn Đăng Nhàn, Chủ tịch UBND xã Thọ Điền trao đổi.

Cũng theo ông Nhàn, trung bình mỗi năm, bà con trên địa bàn cung cấp ra thị trường gần 190 tấn mật mía thương phẩm, mang về nguồn thu khoảng 10 tỷ đồng. Nhờ chủ động chăm sóc nên các diện tích mía trên địa bàn xã đang phát triển tốt, hứa hẹn sẽ mang về nguồn thu “ấm tay” cho bà con dịp cuối năm.

Video: Người dân xã Thọ Điền tất bật ra đồng chăm sóc cây mía.

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Rộn ràng mua sắm tại lễ hội cam Hà Tĩnh

Rộn ràng mua sắm tại lễ hội cam Hà Tĩnh

Với đa dạng sản phẩm đặc sản của tỉnh được trưng bày, Lễ hội Cam và các sản phẩm Hà Tĩnh năm 2024 được đông đảo người dân đến tham quan, mua sắm, tạo không khí nhộn nhịp.
Bám biển mùa "gió chướng"

Bám biển mùa "gió chướng"

Dù thời tiết không thuận nhưng những ngư dân yêu lao động ở xã Thịnh Lộc (Lộc Hà, Hà Tĩnh) vẫn kiên trì bám biển, chăm chỉ mưu sinh.
Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao để phát triển ngành nghề mới, góp phần tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2020-2025.
Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Ngành Ngân hàng Hà Tĩnh tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân tiếp cận vốn đầu tư phát triển các mô hình nông – lâm – thủy sản với tổng dư nợ đạt gần 13.000 tỷ đồng.
Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang lan tỏa rộng rãi, tác động lên nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Cùng cả nước, nông thôn Hà Tĩnh đang vươn lên mạnh mẽ trên hành trình chuyển đổi số.
Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Thời điểm này, người trồng hoa cúc ở thôn Xuân Sơn, xã Lưu Vĩnh Sơn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) đang tất bật xuống giống, chăm sóc vụ hoa tết để kịp cung ứng thị trường cuối năm.