“Người Hà Tĩnh muôn phương” - cách kể mới về miền quê núi Hồng sông La

(Baohatinh.vn) - Phối khí mới mẻ, ứng dụng kỹ xảo điện ảnh hiện đại vào dàn dựng... là cách chương trình nghệ thuật “Người Hà Tĩnh muôn phương” kể về đất và người núi Hồng, sông La trong hành trình lịch sử văn hóa 190 năm qua...

Video: Ca khúc "Người Hà Tĩnh có thương" do ca sỹ Thanh Quý thể hiện trong chương trình

Xuyên suốt chương trình là 19 ca khúc chủ đạo viết về miền quê núi Hồng, sông Lam và mùa xuân của nhiều tác giả, như: Nơi ấy miền quê em, Cung đàn Thúy Kiều, Một khúc tâm tình của người Hà Tĩnh, Người đi xây hồ Kẻ Gỗ, Xuân qua miền ví giặm, Mình về Hà Tĩnh, Hà Tĩnh mình thương, Chan chứa quê tôi Hà Tĩnh, Mùa chim én bay..., được thể hiện bởi các ca sỹ nổi tiếng, như: Trọng Tấn, Tố Nga, Bùi Lê Mận, Đăng Thuật, Thanh Quý, Quỳnh Anh, Thanh Tài, Bích Ngọc.

“Người Hà Tĩnh muôn phương” - cách kể mới về miền quê núi Hồng sông La

Ca sỹ Bùi Lê Mận và vũ đoàn trong ca khúc “Mình về Hà Tĩnh” của nhạc sỹ Phan Huy Hà, thơ Phạm Khánh Nam.

Các ca khúc quen thuộc đều được phối khí lại mang màu sắc mới mẻ phù hợp với từng phong cách giọng hát của các ca sỹ. Khán giả sẽ cảm nhận sự tươi mới qua ca khúc “Nhớ thương ví, giặm” từ giọng hát đằm thắm của ca sỹ Tố Nga; những cảm xúc thiết tha từ Bùi Lê Mận với “Mình về Hà Tĩnh” hay sự mới lạ của “Người đi xây hồ Kẻ Gỗ” qua sự thể hiện của cặp song ca Đăng Thuật - Quỳnh Anh; lắng lại và xúc động với “Người Hà Tĩnh có thương” qua giọng ca Thanh Quý và rộn ràng không khí với “Xuân qua miền ví giặm”, “Hà Tĩnh miền thơ tỏa sáng” qua giọng hát của nhiều ca sỹ...

Đặc biệt, chương trình dành thời lượng tôn vinh Đại thi hào Nguyễn Du và Truyện Kiều qua hoạt cảnh Xẩm Kiều do nghệ sỹ nhân dân Hoàng Tú, nghệ sỹ ưu tú Thanh Ngoan và nghệ sỹ Thanh Thanh Hiền thể hiện.

“Người Hà Tĩnh muôn phương” - cách kể mới về miền quê núi Hồng sông La

Sân khấu dàn dựng hoàng tráng trong hoạt cảnh “Xẩm Kiều”.

Cùng với làm mới về âm nhạc, chương trình “Người Hà Tĩnh muôn phương” có sự đầu tư chỉn chu về hình ảnh bằng những kỹ thuật công nghệ mới nhất, như: AR (công nghệ thực tế ảo), Hologram (kỹ thuật ghi hình công nghệ 3D)... trong các cảnh quay nhằm tạo hiệu ứng chân thực, sống động nhất.

Đạo diễn Hà Thanh Hoàng cho biết: “Ngoài đầu tư về nội dung kịch bản, chúng tôi rất trăn trở khi làm thể nào để chuyển tải các thông điệp đến người xem một cách hấp dẫn, hiệu quả nhất thông qua hình ảnh. Do vậy, bên cạnh làm mới các ca khúc, chúng tôi sử dụng những kỹ thuật dựng sân khấu, điện ảnh hiện đại nhất, mới nhất vào các tiết mục chương trình”.

“Người Hà Tĩnh muôn phương” - cách kể mới về miền quê núi Hồng sông La

Tiết mục “Xuân qua miền ví, giặm” và “Ngày tết Việt Nam” do Nhà hát Nghệ thuật truyền thống Hà Tĩnh biểu diễn.

Theo đạo diễn Hà Thanh Hoàng, chương trình mở màn bằng hình tượng ông Đùng - bằng tình yêu tạo tác nên 99 đỉnh núi Hồng Lĩnh trong truyền thuyết dân gian, hình ảnh thác Vũ Môn như mạch nguồn trong lành chảy mãi ở phần đầu và kết thúc ở hình tượng rồng vàng bay lên trên bầu trời Hà Tĩnh ngày mới đến muôn phương ở phần cuối, chương trình muốn gửi gắm thông điệp: Mạch nguồn văn hóa núi Hồng, sông La đã tạc nên dáng hình hiên ngang, dũng khí nhưng cũng vô cùng mềm mại đầy chất thơ, làm nên cốt cách, tâm hồn người Hà Tĩnh. Cũng từ đó, con người Hà Tĩnh qua nhiều thế hệ đã không ngừng vươn lên xây dựng quê hương mình và đi muôn phương để cống hiến cho dân tộc, cho nhân loại.

“Người Hà Tĩnh muôn phương” - cách kể mới về miền quê núi Hồng sông La

Bên cạnh các cảnh quay sân khấu, chương trình còn thực hiện nhiều cảnh quay tại các di tích, danh thắng Hà Tĩnh. (Trong ảnh: Ca sỹ Thanh Quý thực hiện cảnh quay cho bài hát "Người Hà Tĩnh có thương" tại Khu mộ 10 nữ TNXP - Ngã ba Đồng Lộc).

Cụ thể hóa thông điệp đó, ngoài sự dẫn dắt bằng âm nhạc, chương trình còn xen kẽ một số phóng sự nhằm giới thiệu những di sản văn hóa, danh nhân tiêu biểu của Hà Tĩnh; những đóng góp của Hà Tĩnh cho đất nước qua các thời kỳ; người Hà Tĩnh muôn phương tiêu biểu và giới thiệu Hà Tĩnh ngày nay với một diện mạo đầy sức sống, hấp dẫn ngày càng vươn đến những tầm cao mới...

Ca sỹ Phan Quỳnh Anh - Á quân Cuộc thi Sao mai năm 2019 chia sẻ: “Cùng với niềm vui khi được đứng cùng sân khấu với các anh chị em nghệ sỹ gạo cội để hát những ca khúc về quê hương, tôi còn cảm thấy tự hào và hạnh phúc khi thực hiện những cảnh quay giới thiệu về văn hóa Hà Tĩnh. Bởi, càng tìm hiểu sâu hơn về văn hóa cội nguồn, tôi càng yêu hơn mảnh đất mình sinh ra. Đó cũng là động lực để tôi nỗ lực phấn đấu hơn nữa. Tôi tin những ai xem chương trình này sẽ thương hơn, yêu hơn mảnh đất, con người núi Hồng, sông La và nhất là mong về Hà Tĩnh”.

“Người Hà Tĩnh muôn phương” - cách kể mới về miền quê núi Hồng sông La

Một cảnh quay sử dụng công nghệ AR (công nghệ thực tế ảo) trong chương trình “Người Hà Tĩnh muôn phương”.

Chương trình nghệ thuật “Người Hà Tĩnh muôn phương” chào xuân Nhâm Dần 2022 được thực hiện bởi đạo diễn Hà Thanh Hoàng và ê kíp đến từ TP Hồ Chí Minh, Hà Nội cùng Nhà hát Nghệ thuật truyền thống Hà Tĩnh.

Chương trình gồm có 3 phần, mỗi phần 40 phút, tương ứng các chủ đề: Huyền thoại ông Đùng, Hà Tĩnh mình thương và Người Hà Tĩnh có thương, sẽ ra mắt khán giả Hà Tĩnh và cả nước từ tối 29 tết trên đài Phát thanh truyền hình Hà Tĩnh; trên các kênh: VTV9, HTV1, QPAN, THQH... bắt đầu từ ngày mồng 2 tết Nguyên đán.

Chủ đề Đất và người Hà Tĩnh

Chủ đề MỪNG ĐẢNG - MỪNG XUÂN

Chủ đề Đời sống văn hóa

Chủ đề LỄ HỘI XUÂN QUÝ MÃO 2023

Đọc thêm

Vị Tể tướng nào quê Hà Tĩnh từng phụng sự 3 triều vua Lê?

Vị Tể tướng nào quê Hà Tĩnh từng phụng sự 3 triều vua Lê?

Ông quê ở xã Ích Hậu, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh, nổi tiếng là vị quan thanh liêm, chính trực, lập được nhiều công trạng. Ông phụng sự trong 3 triều vua Lê (Lê Thế Tông, Lê Kính Tông và Lê Thần Tông) và 2 đời chúa là Trịnh Tùng, Trịnh Tráng.
Người "dẫn đường" của phụ nữ xã Trường Sơn

Người "dẫn đường" của phụ nữ xã Trường Sơn

Với 28 năm bền bỉ gắn bó với công tác hội, chị Trần Thị Khuyên - Chủ tịch Hội LHPN xã Trường Sơn (Đức Thọ, Hà Tĩnh) luôn là người "dẫn đường" cho phong trào của chị em ở địa phương ngày càng phát triển.
Phục dựng đền Nhà Ông ở Hương Sơn

Phục dựng đền Nhà Ông ở Hương Sơn

Lễ khởi công phục dựng đền Nhà Ông ở xã Sơn Bằng (Hương Sơn – Hà Tĩnh) nhằm tri ân bậc tiền nhân có công lao với quê hương và người dân trong vùng.
Gìn giữ nếp nhà

Gìn giữ nếp nhà

“Nước có quốc pháp, nhà có gia phong” - câu thành ngữ về nếp nhà ấy đang được mỗi gia đình người Việt nói chung và người Hà Tĩnh nói riêng giữ gìn, phát huy, kiến tạo tổ ấm hạnh phúc, góp phần xây dựng đất nước thịnh vượng.
Người quản đốc yêu nghề, mê sáng tạo

Người quản đốc yêu nghề, mê sáng tạo

Anh Hoàng Xuân Quý - Quản đốc Phân xưởng cơ điện của Nhà máy Chế biến phân hữu cơ từ rác thải (Công ty CP Môi trường và công trình đô thị Hà Tĩnh) đã có nhiều ý tưởng sáng tạo góp phần làm lợi cho đơn vị hàng trăm triệu đồng mỗi năm.
Lan tỏa những điển hình học và làm theo Bác

Lan tỏa những điển hình học và làm theo Bác

Tại Hà Tĩnh, ngày càng nhiều tấm gương điển hình, tiêu biểu trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh đã xuất hiện và lan tỏa sâu rộng trong cộng đồng bằng những việc làm thiết thực nhất.
Phố trong lòng sông...

Phố trong lòng sông...

Tôi vẫn thường nghĩ về sự ưu ái của thiên nhiên khi trong những biến đổi địa chất đã để lại cho thành phố Hà Tĩnh địa hình ba mặt sông bao quanh...
Nhớ tết Đoan ngọ xưa…

Nhớ tết Đoan ngọ xưa…

Dù không phải là lễ trọng như tết Nguyên đán nhưng từ lâu, tết Đoan ngọ (mồng 5/5 âm lịch) vẫn là nét văn hóa truyền thống được nhiều người dân Hà Tĩnh gìn giữ, phát huy.