Người làm “dày thêm” tư liệu về Nguyễn Du và dòng họ Nguyễn Tiên Điền

(Baohatinh.vn) - Ở Khu Lưu niệm Nguyễn Du (Nghi Xuân, Hà Tĩnh), ông Hồ Bách Khoa được biết đến là người say mê sưu tầm, nghiên cứu những giá trị di sản Truyện Kiều và Nguyễn Du.

Cuộc đời, thân thế và sự nghiệp của Đại thi hào Nguyễn Du vốn chịu ảnh hưởng rất lớn từ dòng họ tài hoa Nguyễn - Tiên Điền ở Nghi Xuân (Hà Tĩnh). Chính vì thế, ông Hồ Bách Khoa - Trưởng Ban quản lý (BQL) Di tích Nguyễn Du đã chủ trương sưu tầm, khảo cứu, biên soạn các cuốn sách về Nguyễn Du và dòng họ này.

Người làm “dày thêm” tư liệu về Nguyễn Du và dòng họ Nguyễn Tiên Điền

Những bộ sách giá trị về dòng họ Nguyễn - Tiên Điền do BQL Di tích Nguyễn Du chủ trì sưu tầm, nghiên cứu, dịch thuật xuất bản thời gian qua.

Ấn tượng đầu tiên của tôi về ông Hồ Bách Khoa là sự lặng lẽ. Thế nhưng, ẩn sâu trong dáng vẻ lặng lẽ ấy là cả một kho kiến thức khá đồ sộ về sử học, về Nguyễn Du và dòng họ Nguyễn - Tiên Điền. Những điều ông chia sẻ đã giúp tôi hiểu thêm về giá trị của di sản Truyện Kiều và sự nghiệp của Nguyễn Du.

Năm 2012, ông Hồ Bách Khoa được Sở VH-TT&DL điều động về đảm nhận Trưởng BQL Di tích Nguyễn Du. Ngoài những tư liệu tự sưu tầm, khảo cứu được, ông Hồ Bách Khoa còn kết nối với nhiều nhà nghiên cứu, nhà dịch thuật trong cả nước như: Tiến sỹ Võ Vinh Quang (Trung tâm Bảo tồn Di tích cố đô Huế), các nhà nghiên cứu văn hóa Thái Kim Đỉnh, Võ Hồng Huy (Hà Tĩnh),… mời họ tham gia biên soạn 7 đầu sách với hàng nghìn trang sử liệu quý hiếm.

Người làm “dày thêm” tư liệu về Nguyễn Du và dòng họ Nguyễn Tiên Điền

Ông Hồ Bách Khoa - Trưởng BQL Di tích Nguyễn Du (Nghi Xuân, Hà Tĩnh)

Đến nay, BQL Di tích Nguyễn Du phối hợp với các nhà xuất bản đã cho ra đời 5 cuốn: Danh gia Xứ Nghệ Đại tư đồ Xuân Quận công Nguyễn Nghiễm (2015), Nam song Nguyễn Hành - Quan Đông Hải (2016), Minh Quyên thi tập (2017), Tiên Điền tế văn (2018), Hoa trình tiêu khiển hậu tập (2019). 2 cuốn Tuyển tập Nguyễn Khản, Nghiên cứu và dịch thuật Truyện Kiều sẽ ra mắt trong sự kiện kỷ niệm 255 năm ngày sinh, tưởng niệm 200 năm ngày mất Đại thi hào Nguyễn Du.

Trong 2 cuốn sắp phát hành, cuốn Nghiên cứu và dịch thuật Truyện Kiều là công trình do giáo sư Triệu Ngọc Lan (một giáo sư đầu ngành nổi tiếng Trung Quốc) biên soạn. Hiện nay, BQL Di tích Nguyễn Du cũng đang tiến hành kết nối với các nhà nghiên cứu dịch thuật để năm 2021 sẽ cho ra mắt cuốn sách “Thuyết Ấu chân kinh”, một tác phẩm nổi tiếng của cụ Nguyễn Quỳnh…

Người làm “dày thêm” tư liệu về Nguyễn Du và dòng họ Nguyễn Tiên Điền

Giáo viên Trường THCS Hồng Tân (Lộc Hà) tham khảo sách về dòng họ Nguyễn Tiên Điền tại thư viện trường.

Ông Hồ Bách Khoa bày tỏ: “Sự nghiệp của cụ Nguyễn Du chịu ảnh hưởng rất lớn từ dòng họ Nguyễn - Tiên Điền nhưng từ trước đến nay chưa có một công trình nào thể hiện được vai trò của dòng họ này trong dòng chảy lịch sử. Bởi vậy, tôi đã kết nối với các nhà sử học, nhà nghiên cứu văn hóa… tổ chức sưu tầm, dịch thuật, khảo cứu những tư liệu liên quan đến cuộc đời Nguyễn Du và các danh nhân trong dòng họ.

Qua đó, góp phần làm rõ và hệ thống những giá trị mà dòng họ Nguyễn - Tiên Điền để lại; góp phần mở rộng thêm không gian nghiên cứu văn hóa Truyện Kiều và Nguyễn Du”.

Người làm “dày thêm” tư liệu về Nguyễn Du và dòng họ Nguyễn Tiên Điền

Tác phẩm Nam song Nguyễn Hành - Quan Đông Hải

Dòng họ Nguyễn - Tiên Điền không những nổi tiếng về khoa bảng với 2 người từng là tể tướng của triều đình (Nguyễn Nghiễm và Nguyễn Khản) mà còn sinh ra nhiều bậc anh tài văn chương như: Nguyễn Hành, Nguyễn Nễ, Nguyễn Thiện, Nguyễn Đạm... Danh sỹ trong nước Việt bấy giờ có 5 người lỗi lạc “An Nam ngũ tuyệt” thì họ Nguyễn - Tiên Điền đã có 2 người là Nguyễn Du và Nguyễn Đạm.

Những cuốn sách mà ông Hồ Bách Khoa - trong vai trò đại diện BQL Di tích Nguyễn Du đã chủ trì, phối hợp sưu tầm, dịch thuật khảo cứu, xuất bản có giá trị rất lớn, không chỉ phục vụ cho việc học tập và nghiên cứu về cuộc đời, sự nghiệp của Đại thi hào Nguyễn Du mà còn mở mang thêm những hiểu biết mới về dòng họ của thi nhân.

Người làm “dày thêm” tư liệu về Nguyễn Du và dòng họ Nguyễn Tiên Điền

Những cuốn sách về Nguyễn Du và dòng họ Nguyễn - Tiên Điền là nguồn sử liệu quý góp phần mở rộng không gian nghiên cứu di sản Nguyễn Du và Truyện Kiều.

Ở Khu lưu niệm Nguyễn Du, ông Hồ Bách Khoa còn được biết đến là người tích cực đào tạo, truyền cảm hứng say mê sưu tầm, nghiên cứu những giá trị di sản Truyện Kiều và Nguyễn Du cho nhân viên.

Chị Trần Thị Vinh, cán bộ BQL Di tích Nguyễn Du chia sẻ: “Tâm huyết của anh Khoa đã lan tỏa đến tất cả chúng tôi. Ai cũng ý thức cao hơn về trách nhiệm của mình. Hơn nữa, chúng tôi còn được kích hoạt những năng lực mà trước đây chưa từng thể hiện. Trong hoạt động biên soạn sách, tôi cũng được tham gia biên tập. Tôi cảm thấy rất tự hào về điều đó”.

Người làm “dày thêm” tư liệu về Nguyễn Du và dòng họ Nguyễn Tiên Điền

Bộ đĩa mai hạc quý hiếm liên quan đến chuyến đi sứ Trung Quốc (năm 1813) của Nguyễn Du được BQL di tích sưu tầm thời gian gần đây.

Nhà văn Đức Ban nhận xét: “Ông Hồ Bách Khoa rất mẫn cán, nghiêm túc cùng bạn bè lặng lẽ sưu tầm, nghiên cứu, dịch thuật khảo chứng cho xuất bản các tập sách. Đây là những di sản văn hóa có giá trị đã làm sáng tỏ thêm những đóng góp lớn lao của dòng họ Nguyễn - Tiên Điền với lịch sử, văn hóa quê hương, dân tộc…”.

Ngoài công tác tổ chức xuất bản các tập sách sử liệu quý giá, thời gian gần đây, dưới sự chủ trì của ông Hồ Bách Khoa, Khu lưu niệm Nguyễn Du cũng đã dày công sưu tầm được nhiều hiện vật quý hiếm, làm dày thêm giá trị to lớn của di sản văn hóa Nguyễn Du và Truyện Kiều.

Chủ đề 255 NĂM NGÀY SINH ĐẠI THI HÀO NGUYỄN DU

Đọc thêm

Cụ bà U100 say mê Truyện Kiều

Cụ bà U100 say mê Truyện Kiều

Truyện Kiều có sức sống mãnh liệt trong văn học Việt Nam, phổ biến trong các tầng lớp nhân dân. Dù gần 100 tuổi, cụ Trần Thị Tám ở xã Hồng Lộc (Hà Tĩnh) vẫn thuộc và say sưa luận giải Kiều.
Có một "phố cổ" giữa lòng xã nhỏ nhất Hà Tĩnh

Có một "phố cổ" giữa lòng xã nhỏ nhất Hà Tĩnh

Giữa một vùng quê ven sông La - nơi được biết đến là xã nhỏ nhất của tỉnh Hà Tĩnh lại tồn tại một góc phố mang dáng dấp cổ kính, phảng phất hồn xưa như một “phố cổ Hà Nội” thu nhỏ.
Làng Phú Quý trù phú, xanh tươi

Làng Phú Quý trù phú, xanh tươi

Về thôn Phú Quý, xã Đông Kinh, tỉnh Hà Tĩnh. Dạo bước trên những tuyến đường bê tông nhựa rộng rãi, không chỉ cảm nhận được sự bình yên, trù phú mà còn thấy rõ sức sống mới của miền quê trù phú, xanh tươi 
Thắp sáng giá trị gia đình Việt giữa nhịp sống mới

Thắp sáng giá trị gia đình Việt giữa nhịp sống mới

Bằng nhiều cách tiếp cận và truyền tải linh hoạt, ngành VH-TT&DL Hà Tĩnh đang nỗ lực làm mới công tác gia đình, để các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp tiếp tục được khơi dậy và lan tỏa trong cộng đồng.
Khi ví, giặm "chạy show"…

Khi ví, giặm "chạy show"…

Không còn đơn thuần xuất hiện trên sân khấu hội diễn tuyên truyền, dân ca ví, giặm ở Hà Tĩnh từng bước hiện diện trong các show diễn giải trí, chuyển hóa thành sản phẩm của công nghiệp văn hóa.
Anh Nghĩa làm nhiều việc nghĩa

Anh Nghĩa làm nhiều việc nghĩa

Bằng nhiều việc làm cụ thể, thiết thực như hiến đất mở đường, giúp đỡ người nghèo, tích cực trong các hoạt động của địa phương, anh Trương Quang Nghĩa, thôn Bắc Thượng, xã Thạch Đài (TP Hà Tĩnh) đã góp sức làm cho quê hương thay da đổi thịt.
Đình làng - nơi lưu giữ những giá trị truyền thống

Đình làng - nơi lưu giữ những giá trị truyền thống

Cây đa, bến nước, sân đình là biểu tượng của làng quê trong tâm thức bao thế hệ. Trong đó, đình làng là nơi sinh hoạt văn hóa của cộng đồng, nơi lưu giữ nhiều nét văn hóa truyền thống đặc trưng của mỗi làng quê, đang cần được khôi phục và phát huy.
Người gieo "hạt giống" đoàn kết

Người gieo "hạt giống" đoàn kết

Ông Hồ Duy Lý - Bí thư Chi bộ thôn Song Hải, xã Thạch Sơn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) luôn là tấm gương sáng về tinh thần trách nhiệm, tận tụy vì dân, sống trọn nghĩa đạo - đời.
Cô gái trẻ Hà Tĩnh 22 tuổi, 21 lần hiến máu

Cô gái trẻ Hà Tĩnh 22 tuổi, 21 lần hiến máu

Hơn 4 năm kể từ lần đầu tiên hiến máu, đến nay, ở độ tuổi 22, Hoàng Thị Hồng Thương (xã Đan Trường, Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đã có đến 21 lần tham gia hiến máu và hiến tiểu cầu.
Thuyết minh viên Đào Anh Tuân: Người “kết nối” lịch sử và hiện tại

Người “kết nối” lịch sử và hiện tại

Học Bác từ những điều bình dị, giản đơn để làm tốt chức trách, nhiệm vụ được giao, hơn 20 năm nay, anh Đào Anh Tuân - Phó Bí thư chi bộ, Phó Giám đốc Ban Quản lý Khu di tích Ngã ba Đồng Lộc và Khu tưởng niệm Lý Tự Trọng (Hà Tĩnh) trở thành người “kết nối” lịch sử nơi “tọa độ lửa” Ngã ba Đồng Lộc.
Ông bí thư bán cả gia tài giúp làng quê đổi mới

Ông bí thư bán cả gia tài giúp làng quê đổi mới

Nhận trọng trách Bí thư Chi bộ thôn Tân Vĩnh Cần, xã Cẩm Thành (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh), ông Mai Văn Tường gương mẫu đi đầu, "thắp lửa" cho phong trào xây dựng nông thôn mới bằng quyết tâm cao, nghị lực lớn và cả những hy sinh để biến một làng quê khó khăn thành điểm sáng.