Nguồn lợi hải sản sụt giảm, ngư dân Cẩm Nhượng không thiết ra khơi

(Baohatinh.vn) - Từ đầu năm tới nay, sản lượng hải sản vùng biển Cẩm Nhượng (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) sụt giảm, ngư dân nhiều chuyến ra khơi trở về tay không.

Nỗi buồn ra khơi

Nguồn lợi hải sản sụt giảm, ngư dân Cẩm Nhượng không thiết ra khơi

Sản lượng khai thác hải sản vùng biển Cẩm Nhượng đầu năm nay sụt giảm khiến cuộc sống ngư dân khó khăn.

Tầm 4h chiều, ông Nguyễn Văn Hải (thôn Tân Hải, Cẩm Nhượng) mang theo một số ngư cụ lên thuyền để chuẩn bị ra khơi. Những chuyến đi gần đây, ông chẳng mấy phấn khởi vì thu nhập từ đánh bắt giảm mạnh so với trước.

Ông Hải thở dài cho biết: “Tôi đi thuyền nhỏ nên chỉ đánh bắt vùng gần bờ, chủ yếu là câu mực từ cuối chiều đến rạng sáng hôm sau. Thế nhưng, hơn vài tháng nay, nhiều chuyến đi gần như chỉ về tay không, chịu lỗ chi phí. Hiếm hoi lắm mới có những đêm được vài ba kg mực. Từ đầu năm lại đây, tính ra mỗi tháng thu nhập của tôi từ đi biển chỉ khoảng 3 triệu đồng”.

Nguồn lợi hải sản sụt giảm, ngư dân Cẩm Nhượng không thiết ra khơi

Ngư dân Nguyễn Văn Hải chia sẻ với phóng viên về khó khăn trong việc khai thác hiện nay.

Trong khi đó, ông Trần Văn Đồng (thôn Tân Hải) đi tàu lớn hơn, đánh bắt xa bờ nhưng cũng chẳng khá hơn.

Ông Đồng cho hay: “Tàu của tôi là tàu 48CV, đánh bắt cách bờ tầm 25 - 30 hải lý. Trước đây, mỗi chuyến ra khơi tôi đi khoảng 6 - 8 ngày, về nghỉ ngơi vài ngày lại đi tiếp. Thế nhưng, 2 tháng nay, tôi chỉ mới đi 3 chuyến, còn lại là tàu neo bờ vì sản lượng đánh bắt chỉ được khoảng 30% trước đây trong khi chi phí lại cao. Tàu tôi 5 người đi, mỗi chuyến tính ra mỗi người chỉ thu nhập được khoảng 1,2 triệu đồng, chưa bằng 1/3 thu nhập trước đây”.

Bà Nguyễn Thị Lan – chủ đại lý thu mua thủy hải sản Nam Lan (thôn Hải Nam, Cẩm Nhượng) cho hay: Kho chúng tôi là kho lớn với tổng diện tích 600m². Đầu năm lại nay, nguồn hải sản mua được tại Cẩm Nhượng rất ít, ngư dân không đánh bắt được nhiều cá, mực như trước. Ghẹ, mực, cá lớn các loại… chủ yếu chúng tôi phải thu mua từ các vùng biển Quảng Bình, Thanh Hóa để đảm bảo nguồn hàng cho việc kinh doanh.

Nguồn lợi hải sản sụt giảm, ngư dân Cẩm Nhượng không thiết ra khơi

Đánh bắt không thuận lợi, nhiều ngư dân không còn phấn khởi trong mỗi chuyễn ra khơi.

Nguyên nhân đến từ... giã cào

Chẳng riêng ông Hải, ông Đồng mà nhiều ngư dân khác ở vùng biển Cẩm Nhượng cũng buồn phiền khi việc đánh bắt đầu năm lại nay không thuận lợi. Có mặt ở khu vực neo đậu tàu thuyền, chúng tôi đều nhận được sự lo lắng, bức xúc của bà con ngư dân.

Theo họ, việc tàu giã cào đánh bắt tận diệt hải sản khiến nguồn lợi ở ngư trường ngày càng cạn kiệt là lý do của những chuyến biển không “đầy ăm ắp” như trước kia.

Ông Trần Văn Đồng bức xúc: “Tình trạng tàu giã cào đã diễn ra từ năm 2017 tới nay, chủ yếu ở vùng lộng, cách bờ từ 3 - 10 hải lý. Họ dùng lưới lớn, mắt dày và có nhiều lớp để “quét” hải sản từ tầng đáy đến mặt nước, dùng kích điện đánh bắt nên diệt luôn sự sống của các loại hải sản nhỏ, hải sản vào mùa sinh sản. Vì thế, ngư trường bị hủy hoại, nguồn hải sản ngày càng ít đi”.

Nguồn lợi hải sản sụt giảm, ngư dân Cẩm Nhượng không thiết ra khơi

Nhiều loại hải sản tại các đại lý thu mua ở Cẩm Nhượng được nhập về từ các địa phương khác.

Trên địa bàn xã Cẩm Nhượng hiện có khoảng 250 tàu, thuyền các loại với hơn 1.000 ngư dân làm nghề đi biển, trong đó chủ yếu là tàu thuyền nhỏ đánh bắt vùng lộng. Quý 1/2021, sản lượng hải sản ngư dân đánh bắt khoảng 450 tấn, giảm hơn 30% so với quý 1/2020.

Nguyên nhân chính gây sụt giảm sản lượng là do ảnh hưởng của tàu giã cào “càn quét” tận diệt hải sản từ trước tới nay, đặc biệt còn có nhiều tàu sử dụng xung điện, chất nổ. Hiện nay, có khoảng 30 tàu giã cào thường xuyên hoạt động trong khu vực.

Việc khai thác khó khăn khiến thu nhập của bà con ngư dân giảm mạnh, thu nhập từ nghề đi biển bình quân khoảng 2,5 – 3 triệu đồng/người/tháng, giảm khoảng 1/2 so với trước.

Ông Trần Tuấn Vũ - Chủ tịch Hội Nông dân xã Cẩm Nhượng

Nguồn lợi hải sản sụt giảm, ngư dân Cẩm Nhượng không thiết ra khơi

Ngư dân mong muốn việc xử lý tàu giã cào quyết liệt hơn để bảo vệ nguồn lợi hải sản.

Theo thông tin từ Đồn Biên phòng Thiên Cầm, từ cuối năm 2020 đến nay, đơn vị đã phối hợp xử lý 3 vụ/6 đối tượng sử dụng tàu giã cào để đánh bắt, xử phạt hành chính 110 triệu đồng và xử lý 2 vụ sử dụng kích điện đánh bắt trên địa bàn vùng biển Cẩm Xuyên. Các tàu này chủ yếu từ Nghệ An, Quảng Ngãi vào.

Ông Nguyễn Văn Hùng - Chủ tịch UBND xã Cẩm Nhượng thông tin: “Ngư dân thường xuyên phản ánh việc tàu giã cào khai thác tận diệt hải sản, phá hoại ngư trường đến chính quyền cơ quan chức năng. Bà con và chính quyền luôn mong các lực lượng mạnh tay, vào cuộc quyết liệt hơn, có chế tài xử phạt nặng để dẹp bỏ dứt điểm vấn nạn này”.

Đọc thêm

Bài 2: Xây dựng đô thị văn minh - khó mấy cũng phải làm

Bài 2: Xây dựng đô thị văn minh - khó mấy cũng phải làm

Hà Tĩnh đã có 14/34 phường, thị trấn được công nhận đạt chuẩn đô thị văn minh, trong đó, 11 thị trấn thực hiện được từ 70-90% các tiêu chí. Con số phường, thị trấn đạt chuẩn cao gấp 2 lần so với thời điểm giữa năm 2024 đã chứng minh sự bứt tốc và quyết tâm cao của cấp ủy, chính quyền các địa phương trong lộ trình phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ xây dựng tỉnh nông thôn mới vào cuối năm nay.
Bài 1: 100% huyện đạt chuẩn nông thôn mới - bám sát đường găng tiến độ

Bài 1: 100% huyện đạt chuẩn nông thôn mới - bám sát đường găng tiến độ

Để hoàn thành nhiệm vụ xây dựng tỉnh nông thôn mới vào năm 2025, Hà Tĩnh tập trung thực hiện mục tiêu 100% số huyện đạt chuẩn nông thôn mới giai đoạn 2021-2025. Thời điểm này, địa phương cuối cùng gần về đích là Hương Khê đang căng mình với khối lượng công việc khá lớn trên “chặng nước rút” về đích; các địa phương khác tập trung phát triển KT-XH và tiếp tục ưu tiên nguồn lực hoàn thiện các tiêu chí huyện NTM theo chuẩn giai đoạn mới.
9X Hà Tĩnh nuôi gà siêu trứng, thu 7 tỷ đồng mỗi năm

9X Hà Tĩnh nuôi gà siêu trứng, thu 7 tỷ đồng mỗi năm

Với quy mô hơn 24.000 con gà siêu đẻ loại Isa Brown và D310, anh Nguyễn Như Đức (SN 1991) - Giám đốc HTX Dịch vụ tổng hợp Như Gia ở xã Cẩm Quang (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) đã nhân rộng chuỗi tiêu thụ, đạt doanh thu 7 tỷ đồng/năm.
Mùa hồng giòn tươi vui ở Vũ Quang

Mùa hồng giòn tươi vui ở Vũ Quang

Mùa hồng giòn năm nay, bà con nông dân xã Đức Lĩnh (Vũ Quang, Hà Tĩnh) rất phấn khởi vì không chỉ được mùa mà còn được giá.
Khai mạc tuần lễ hồng Bình Du Vũ Quang

Khai mạc tuần lễ hồng Bình Du Vũ Quang

Hoạt động này nhằm giới thiệu, quảng bá đặc sản hồng Bình Du và các sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu của huyện Vũ Quang (Hà Tĩnh) đến với người tiêu dùng trong và ngoài địa phương.
Vũ Quang có thêm 4 sản phẩm OCOP 3 sao

Vũ Quang có thêm 4 sản phẩm OCOP 3 sao

Các sản phẩm OCOP không chỉ góp phần mang lại thu nhập ổn định cho cơ sở sản xuất mà còn góp phần hoàn thiện các tiêu chí nông thôn mới trên địa bàn huyện Vũ Quang (Hà Tĩnh).
Khấm khá nhờ nuôi con “đặc sản”

Khấm khá nhờ nuôi con “đặc sản”

Với chi phí thấp, đầu ra ổn định, mô hình nuôi dúi và chồn hương sinh sản của anh Nguyễn Văn Hùng ở thị trấn Xuân An (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đã mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Lo phòng ngừa dịch bệnh cho tôm sau mưa lớn

Lo phòng ngừa dịch bệnh cho tôm sau mưa lớn

Người nuôi tôm Hà Tĩnh đang tăng cường áp dụng các biện pháp ổn định môi trường ao nuôi và tăng sức đề kháng, giảm thiểu dịch bệnh sau đợt mưa lớn vừa qua.