Nhân lên những giá trị nhân văn của Lễ hội Hải Thượng Lãn Ông

(Baohatinh.vn) - Lễ hội Hải Thượng Lãn Ông là nét đẹp văn hóa ở Hương Sơn (Hà Tĩnh). Đây là dịp để lớp hậu bối bày tỏ lòng biết ơn với bậc tiền nhân, thể hiện nỗ lực không ngừng xây dựng quê hương, đất nước.

Nhân lên những giá trị nhân văn của Lễ hội Hải Thượng Lãn Ông

Nhân kỷ niệm 69 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955 – 27/2/2024), Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan cùng đoàn công tác và lãnh đạo tỉnh, ngành, địa phương đã dâng hương tưởng niệm Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác tại khu mộ Đại danh y ở xã Sơn Trung (Hương Sơn).

Hải Thượng Lãn Ông - vị danh y vẹn tâm toàn tài

Lê Hữu Trác hiệu là Hải Thượng Lãn Ông, thời trẻ ông còn có tên thường gọi “cậu chiêu Bảy”. Ông sinh ngày 12/11 năm Giáp Thìn (1724) tại quê cha là thôn Văn Xá, làng Liêu Xá, huyện Đường Hào, phủ Thượng Hồng, trấn Hải Dương (nay là xã Liêu Xá, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên).

Sinh ra và lớn lên trong giai đoạn lịch sử có nhiều biến động nên ông thấu hiểu nỗi cơ hàn của người lao động nghèo khổ giữa thời loạn lạc. Bởi thế, ông quyết rời bỏ sách vở, luyện tập võ thuật, nghiên cứu binh thư, xung phong vào trận mạc nhằm giữ yên xã tắc.

Tuy nhiên, sau hung tin anh trai cả mất vì bạo bệnh, ông đã trở về quê mẹ tại xứ Bàu Thượng, xã Tình Diệm, tổng Hữu Bằng (nay là xã Quang Diệm, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh) để phụng dưỡng mẹ già và chăm sóc cháu nhỏ.

Nhân lên những giá trị nhân văn của Lễ hội Hải Thượng Lãn Ông

Lễ hội Hải Thượng Lãn Ông là dịp tri ân, tưởng nhớ công ơn của Đại danh y Lê Hữu Trác.

Tại quê mẹ, ông đã dành thời gian chuyên tâm nghiên cứu về nghề thuốc, chữa bệnh cứu người. Với vốn hiểu biết rộng về y lý, Lê Hữu Trác đã chẩn đoán bệnh rất chính xác, kê đơn bốc thuốc rất hay và chữa được nhiều bệnh nan y. Danh thơm của ông nhanh chóng vang xa, trở thành vị Đại danh y nổi tiếng, được xem là ông tổ của Đông y Việt Nam, là người đặt nền móng cho ngành y học nước nhà.

Ông mất vào ngày rằm tháng Giêng năm Tân Hợi (1791) tại quê mẹ ở xứ Bàu Thượng (nay là xã Quang Diệm, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh). Sau khi Hải Thượng Lãn Ông mất, hằng năm, vào ngày giỗ của ông, người dân Hương Sơn lại tề tựu để làm lễ cúng tế nhằm thể hiện lòng biết ơn với ân đức của Đại danh y.

Nhân lên những giá trị nhân văn của Lễ hội Hải Thượng Lãn Ông

Lễ hội Hải Thượng Lãn Ông luôn thu hút sự tham gia của nhiều người dân trong và ngoài tỉnh.

Từ đây, người dân Hương Sơn cũng đã sáng tạo ra lễ hội Hải Thượng Lãn Ông nhằm ghi nhớ công ơn của Đại danh y Lê Hữu Trác. Các hội thi, trò chơi đầu xuân cũng được tổ chức vào dịp này. Năm 2015, Bộ VHTT&DL đã có quyết định số 3465/QĐ-BVHTTDL công nhận Lễ hội Hải Thượng Lãn Ông là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.

Nhân lên giá trị lễ hội

Hằng năm, lễ hội Hải Thượng Lãn Ông được tổ chức từ ngày 13 - 15 tháng Giêng với các hoạt động như: lễ dâng hương tại khu mộ thuộc thôn Hải Thượng (xã Sơn Trung), cúng tế tại nhà thờ thuộc thôn Bảo Thượng (xã Quang Diệm) và lễ cầu an, cầu sức khỏe tại chùa Tượng Sơn (thôn 1, xã Sơn Giang).

Nhân lên những giá trị nhân văn của Lễ hội Hải Thượng Lãn Ông

Người dân tổ chức lễ rước, cúng tế tại nhà thờ Lê Hữu Trác (thôn Bảo Thượng, xã Quang Diệm) vào chiều 13 tháng Giêng (22/2/2024).

Bên cạnh phần lễ là phần hội với các hội thi như: đua thuyền trên sông Ngàn Phố, nấu bánh chưng, trò chơi đẩy gậy, vật tay, giải chạy việt dã leo núi Minh Tự...

Nhân lên những giá trị nhân văn của Lễ hội Hải Thượng Lãn Ông

Hội đua thuyền trên sông Ngàn Phố trong khuôn khổ Lễ hội Hải Thượng Lãn Ông năm 2024.

Lễ hội Hải Thượng Lãn Ông năm nay là một trong những hoạt động hướng tới kỷ niệm 300 năm ngày sinh (1724-2024), tưởng niệm 233 năm ngày mất (1791-2024) của Đại danh y Lê Hữu Trác.

Là một nghi lễ không thể thiếu tại Lễ hội Hải Thượng Lãn Ông, nghi lễ cúng tế tại nhà thờ Đại danh y ở thôn Bảo Thượng (xã Quang Diệm) luôn được tổ chức trang nghiêm do đội tế lễ thực hiện. Đội tế lễ bao gồm chủ tế, bồi tế, nội tán, chấp sự và người đọc chúc văn.

Ông Trần Quốc Võ (thôn Sông Con, xã Quang Diệm) bày tỏ: “Năm nay, tôi được phân công đảm nhận vai trò “chấp sự” (lo việc dâng hương, dâng rượu, chuyển chúc, đọc chúc...) tại lễ cúng húy kị Đại danh y ở nhà thờ. Tôi rất vinh dự khi được góp công sức vào việc tổ chức lễ hội. Với người dân chúng tôi, Lễ hội Hải Thượng Lãn Ông là nét đẹp văn hóa, cũng là dịp nhắc nhở con cháu tưởng nhớ công ơn tiên tổ”.

Nhân lên những giá trị nhân văn của Lễ hội Hải Thượng Lãn Ông

Hội thi gói bánh chưng được tổ chức tại Khu mộ Hải Thượng Lãn Ông tại xã Sơn Trung năm nay có 11 đội tham gia.

Theo ông Nguyễn Tiến Thích - Chủ tịch UBND xã Sơn Trung, ngày 12 tháng Giêng (tức ngày 21/2), xã đã tổ chức phần hội, gồm các hoạt động: gói bánh chưng, thi đẩy gậy... thu hút sự tham gia đông đảo của người dân. Để tiếp tục cho các hoạt động hướng tới lễ kỷ niệm 300 năm ngày sinh của Đại danh y, địa phương đang nhanh chóng thực hiện nhiều phần việc như: tu sửa bãi đỗ xe, chỉnh trang cảnh quan..., đồng thời tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, giải đấu thể thao chào mừng".

Lễ hội Hải Thượng Lãn Ông không chỉ làm phong phú thêm đời sống văn hóa của người dân Hương Sơn mà còn là dịp để mọi người thể hiện tấm lòng tri ân với bậc tiền nhân. Đây cũng là dịp để giáo dục thế hệ sau về tấm lòng yêu nước, thương dân; giáo dục các thế hệ thầy thuốc về y đức, y đạo, y thuật, thực hiện tốt việc chăm sóc sức khỏe cho Nhân dân.

Nhân lên những giá trị nhân văn của Lễ hội Hải Thượng Lãn Ông

Người dân thập phương tới dâng hương, dâng hoa nhân dịp Lễ hội Hải Thượng Lãn Ông.

Ông Hồ Thái Sơn - Phó Chủ tịch UBND huyện Hương Sơn cho biết: “Việc tổ chức Lễ hội Hải Thượng Lãn Ông đã góp phần giúp địa phương quảng bá rộng rãi hình ảnh đất và người Hương Sơn. Những ngày này, có hàng trăm đoàn khách liên tiếp tới thắp hương tưởng niệm, tri ân Đại danh y đã dần minh chứng cho sự lan tỏa của lễ hội này. Để tiếp tục phát huy những giá trị của lễ hội, địa phương sẽ đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền về cuộc đời, sự nghiệp của Đại danh y. Đồng thời, tiếp tục thực hiện tốt việc gìn giữ, tôn tạo, quảng bá Quần thể Khu di tích Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác. Tăng cường giới thiệu về các giá trị văn hóa, lịch sử gắn với các di sản mà Đại danh y đã để lại. Xây dựng Hương Sơn với hình ảnh thân thiện, ấn tượng, mến khách, trở thành điểm đến của du khách trong nước và quốc tế”.

Được biết, theo kế hoạch, trong năm 2024, huyện Hương Sơn sẽ tiếp tục tổ chức chuỗi hoạt động hướng tới lễ kỷ niệm 300 năm ngày sinh Hải Thượng Lãn Ông như: văn hóa, văn nghệ, thể thao chào mừng; Hội thi chế biến các món ăn cổ truyền gắn với các vị thuốc mà Đại danh y đã viết trong cuốn Nữ công thắng lãm; Triển lãm tư liệu ảnh “Đất và người Hương Sơn”...

Chủ đề Đất và người Hà Tĩnh

Chủ đề Lễ hội

Chủ đề Ngày thầy thuốc Việt Nam 27/2

Đọc thêm

Vốn cổ quê hương trong tình yêu của các ca sĩ trẻ

Vốn cổ quê hương trong tình yêu của các ca sĩ trẻ

Không phải ngẫu nhiên mà Hà Tĩnh là quê hương của nhiều ca sĩ thành danh trong dòng nhạc dân gian. Nhiều giọng ca người Hà Tĩnh chia sẻ, từ nhỏ họ đã được nuôi dưỡng tình yêu với nghệ thuật truyền thống thông qua những câu hò, điệu ví. Chất dân ca cứ thế ngấm dần vào giọng nói, tiếng hát một cách tự nhiên như hơi thở.
Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh - “ngọc quý” của muôn đời

Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh - “ngọc quý” của muôn đời

Trong kho tàng di sản văn hóa quý giá của miền quê xứ Nghệ, dân ca ví, giặm là những “hạt ngọc’’ lấp lánh. Bằng tâm hồn đẹp đẽ, phong phú, bằng tình yêu sâu sắc và mãnh liệt với di sản của cha ông, những thế hệ cư dân Nghệ An, Hà Tĩnh đã làm lung linh, tỏa sáng những viên ngọc quý ấy.
Xem nghệ nhân trình diễn di sản văn hóa được UNESCO ghi danh

Xem nghệ nhân trình diễn di sản văn hóa được UNESCO ghi danh

Tại các gian hàng trưng bày và trình diễn di sản văn hóa được UNESCO ghi danh trong khuôn khổ Festival “Về miền ví, giặm – Kết nối tinh hoa di sản” được tổ chức tại Hà Tĩnh, du khách sẽ có cơ hội khám phá những dấu ấn văn hóa của các vùng miền trong nước.
Cuốn biên niên sử của cộng đồng người Xứ Nghệ

Cuốn biên niên sử của cộng đồng người Xứ Nghệ

Dân ca ví, giặm là một bộ phận chủ đạo trong kho tàng thơ ca trữ tình dân gian do cộng đồng người Việt ở 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh sáng tạo nên trong quá trình lao động sản xuất và sinh hoạt cộng đồng.
Nơi tỏa sáng các di sản văn hóa phi vật thể Việt Nam

Nơi tỏa sáng các di sản văn hóa phi vật thể Việt Nam

Festival “Về miền ví, giặm - Kết nối tinh hoa di sản” năm 2024, tại Hà Tĩnh không chỉ là nơi trình diễn di sản xứ Nghệ mà còn là không gian để các di sản văn hóa phi vật thể từ mọi miền đất nước hội tụ tỏa sáng.
Tiếng búa ghi danh nâng tầm ví, giặm

Tiếng búa ghi danh nâng tầm ví, giặm

Giây phút tiếng búa của Chủ tịch Ủy ban Liên chính phủ Công ước UNESCO về bảo vệ di sản phi vật thể vang lên, ghi danh dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại 10 năm trước, vẫn còn đọng mãi trong tôi những cảm xúc dâng trào.
Yêu câu ví, giặm quê mình

Yêu câu ví, giặm quê mình

Trước ngày “khai hội” kỷ niệm 10 năm dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO ghi danh là “Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại” (2014-2024), những người con quê hương Nghệ An - Hà Tĩnh đã mang câu ví, giặm ngọt ngào đến với muôn phương không khỏi bồi hồi, xao xuyến…
“Quả ngọt” mùa giá rét

“Quả ngọt” mùa giá rét

Khi không khí lạnh tràn về, những vườn quả đã ủ hương lên mật, ruộng nương, hạt tí tách nẩy mầm, cũng là lúc người nông dân Hà Tĩnh chộn rộn chờ đón những mùa đông ấm áp, đủ đầy.
Cô giáo say mê dân ca ví, giặm

Cô giáo say mê dân ca ví, giặm

Nhiều năm qua, cô Phan Thị Thùy Diễm (Tổng phụ trách Đội Trường THCS Thành Mỹ, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đã không ngừng truyền dạy làn điệu dân ca cho các thế hệ học sinh.