“Nội bất xuất, ngoại bất nhập”, các trang trại ở Hà Tĩnh siết chặt phòng dịch tả lợn Châu Phi

(Baohatinh.vn) - Trước diễn biến dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) tái bùng phát trên địa bàn, các trang trại chăn nuôi lợn quy mô lớn tại Hà Tĩnh đã triển khai “kịch bản” phòng, chống dịch rất nghiêm ngặt.

10 ngày nay, Hợp tác xã (HTX) Chăn nuôi, tổng hợp và xây dựng Minh Lộc (xã Cẩm Minh - Cẩm Xuyên) đã siết chặt hơn các hoạt động trong trang trại chăn nuôi quy mô trên 300 con lợn nái và trên 1.000 con lợn thịt/lứa.

“Nội bất xuất, ngoại bất nhập”, các trang trại ở Hà Tĩnh siết chặt phòng dịch tả lợn Châu Phi

Tiêm phòng vắc – xin, giữ chuồng nuôi được sạch sẽ, có không gian cho lợn vận động là giải pháp phòng chống dịch bệnh.

Ông Trương Xuân Bính – Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc HTX Chăn nuôi, tổng hợp và xây dựng Minh Lộc cho hay: “Vừa tăng đàn để kịp phục vụ thị trường tết Nguyên đán nhưng nay DTLCP đã bùng phát trở lại, chúng tôi rất lo lắng và cấp tốc triển khai nghiêm ngặt các biện pháp phòng chống. HTX đã mua 20 tấn vôi, 2.000 lít hóa chất tiêu độc khử trùng. Hiện tại, khu vực trong và ngoài trang trại đã được rắc vôi bột, phun tiêu độc khử trùng. Thời điểm dịch bệnh này, xe vận chuyển thức ăn đều được phun và cách ly theo quy định trước khi bốc thức ăn lên, xuống”.

Cũng theo ông Bính, hiện nay, hơn 10 công nhân phục vụ ở khu vực chăn nuôi lợn đều được cách ly tập trung ngay tại chỗ, “nội bất xuất, ngoại bất nhập” để đảm bảo độ an toàn cao nhất. Không chỉ DTLCP mà ở thời điểm giao mùa này, nhiều loại dịch bệnh tiềm ẩn nguy cơ xảy ra trên vật nuôi nên chúng tôi đã tiêm phòng tất cả các loại vắc – xin theo hướng dẫn của ngành chuyên môn. Ngoài ra, luôn giữ cho môi trường được sạch sẽ, thoáng mát, có không gian cho lợn vận động để tăng sức đề kháng.

Thời điểm này, HTX Nông nghiệp và dịch vụ tổng hợp Hoàng Phát (xã Kỳ Tây – huyện Kỳ Anh) cũng đang căng mình cho công tác phòng, chống DTLCP.

“Nội bất xuất, ngoại bất nhập”, các trang trại ở Hà Tĩnh siết chặt phòng dịch tả lợn Châu Phi

HTX Nông nghiệp và dịch vụ tổng hợp Hoàng Phát (huyện Kỳ Anh) đang căng mình phòng chống DTLCP.

Anh Phan Công Vũ – Giám đốc HTX Nông nghiệp và dịch vụ tổng hợp Hoàng Phát cho hay: “HTX duy trì thường xuyên 300 con lợn nái. Ngoài số lợn giống được xuất bán ra thị trường, HTX đã giữ lại trên 1.500 con để nuôi lợn thịt. Để đối phó với DTLCP, ngoài việc xử lý môi trường, cấm người qua lại thì chúng tôi đã nhập về nguồn thức ăn lớn để hạn chế việc xe cộ ra, vào trang trại, phòng tránh nguy cơ lây lan mầm bệnh”.

“Nội bất xuất, ngoại bất nhập”, các trang trại ở Hà Tĩnh siết chặt phòng dịch tả lợn Châu Phi

Các trang trại siết chặt quy trình phòng, chống dịch.

Được biết, hiện tại trên địa bàn Hà Tĩnh có 340 trang trại, trong đó có 64 trang trại chăn nuôi lợn nái và 276 trang trại chăn nuôi lợn thịt với tổng đàn khoảng 24.000 con (chiếm tới 60% tổng đàn lợn trên toàn tỉnh). Tất cả các trang trại hiện đã và đang triển khai “kịch bản” chống dịch một cách nghiêm ngặt nhất.

Ông Trần Hùng – Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và thú y Hà Tĩnh cho biết: “Dịch tả lợn Châu Phi đã tái bùng phát trên địa bàn, ngành chuyên môn, các địa phương và người chăn nuôi lợn cần chủ động, quyết liệt ứng phó, không để lây lan trên diện rộng. Theo đánh giá, lo lắng nhất hiện nay vẫn là các trang trại, bởi chăn nuôi quy mô lớn thì sẽ thiệt hại nặng nề nếu không may “dính” dịch. Vì thế, các trang trại chăn nuôi lợn trên địa bàn cần tiếp tục siết chặt hơn nữa công tác phòng chống dịch tả lợn Châu Phi trên cơ sở hướng dẫn của ngành chuyên môn”.

“Nội bất xuất, ngoại bất nhập”, các trang trại ở Hà Tĩnh siết chặt phòng dịch tả lợn Châu Phi

Tiến hành phun tiêu độc khử trùng xung quanh trang trại chăn nuôi lợn.

Cũng theo ông Hùng, ngành chuyên môn và các địa phương phải tiến hành giám sát chặt chẽ, để kịp thời phát hiện các ổ dịch, từ đó triển khai biện pháp xử lý nhanh và hiệu quả.

Các địa phương cũng cần chủ động xác định vị trí tiêu hủy lợn bị nhiễm bệnh, tránh trường hợp lúng túng, bị động trước mọi tình huống.

Chủ đề PHÒNG CHỐNG DỊCH TẢ LỢN CHÂU PHI

Đọc thêm

“Quả ngọt” miền đồi Vũ Quang

“Quả ngọt” miền đồi Vũ Quang

Ngắm những đồi cam trĩu quả hay rừng keo nguyên liệu bạt ngàn của người dân Vũ Quang (Hà Tĩnh), chúng tôi lại nhớ đến những câu thơ của nhà thơ Hoàng Trung Thông: “Bàn tay ta làm nên tất cả/Có sức người sỏi đá cũng thành cơm”...
Những vườn hoa rực rỡ chờ xuân

Những vườn hoa rực rỡ chờ xuân

Nhờ xuống giống đúng thời vụ, áp dụng kỹ thuật chăm sóc phù hợp, các "thủ phủ" trồng hoa tết trên địa bàn Hà Tĩnh cho chất lượng hoa đẹp, dự kiến đem về nguồn thu nhập khá.
Hà Tĩnh phân bổ 169 tỷ đồng thực hiện chính sách nông thôn mới năm 2025

Hà Tĩnh phân bổ 169 tỷ đồng thực hiện chính sách nông thôn mới năm 2025

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hà Tĩnh Nguyễn Hồng Lĩnh vừa ký ban hành Quyết định số 103/QĐ-UBND ngày 15/01/2025 về việc phê duyệt kế hoạch kinh phí năm 2025 để thực hiện một số cơ chế, chính sách tạo nguồn lực xây dựng thành công tỉnh Hà Tĩnh đạt chuẩn nông thôn mới, giai đoạn 2022-2025.
Mai vàng Hà Tĩnh sẵn sàng ra chợ Tết

Mai vàng Hà Tĩnh sẵn sàng ra chợ Tết

Thời điểm này, người trồng mai tại Hà Tĩnh đang tất bật chăm sóc, kích nụ để phục vụ nhu cầu của người dân dịp tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
Điểm tựa cho ngư dân Trường Sa vươn khơi

Điểm tựa cho ngư dân Trường Sa vươn khơi

Trung tâm Dịch vụ hậu cần nghề cá đảo Đá Tây luôn là điểm tựa vững chắc cho ngư dân vươn khơi, góp sức bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
Người dân “vựa hành” đón tết kém vui

Người dân “vựa hành” đón tết kém vui

Với giá giảm gần 1 nửa so với năm ngoái, người dân xã Thiên Lộc (Can Lộc) - "vựa hành" lớn nhất của tỉnh Hà Tĩnh, thấp thỏm lo âu trước thềm tết Nguyên đán 2025.
Cá cháo giá cao, dễ bán, ngư dân phấn khởi

Cá cháo giá cao, dễ bán, ngư dân phấn khởi

Cá cháo đầu mùa được khách hàng ưa chuộng, giá bán cao giúp mang lại nguồn thu nhập khá cho ngư dân vùng biển Hà Tĩnh. Trừ chi phí, mỗi thuyền có thể thu hàng triệu đồng sau mỗi lần ra khơi.
Quất "Made in Hương Sơn" chờ ngày xuống phố

Quất "Made in Hương Sơn" chờ ngày xuống phố

Nhờ được chăm sóc tốt, đúng kỹ thuật nên vườn quất duy nhất ở Hương Sơn (Hà Tĩnh) của gia đình anh Nguyễn Song Thao cho quả đẹp mắt, hứa hẹn sẽ đem về nguồn thu khá dịp tết Nguyên đán.