Nông dân Hương Khê tất bật hái tạo hình chè công nghiệp

(Baohatinh.vn) - Hái tạo hình thành công là yếu tố quyết định năng suất, chất lượng và khả năng chống hạn của cây chè công nghiệp trong những mùa vụ sau, giúp nông dân Hương Khê (Hà Tĩnh) hứa hẹn mang về vụ chè bội thu.

Gần tuần nay, gia đình chị Lê Thị Thủy (thôn Thái Yên – xã Lộc Yên) tranh thủ ra nông trường tại thôn Tân Trà (xã Hương Trà) để kịp thời hái tạo hình tán chè.

Nông dân Hương Khê tất bật hái tạo hình chè công nghiệp

Phó Giám đốc Xí nghiệp Chè 20/4 Trần Văn Hòa hướng dẫn cách hái tạo hình tán chè cho gia đình chị Lê Thị Thủy.

Chị Thủy chia sẻ: “Nhà tôi trồng 0,6 ha chè liên kết với Xí nghiệp Chè 20/4 (thuộc Công ty CP Chè Hà Tĩnh). Vụ thu hoạch đầu năm 2021 chủ yếu nhằm tạo hình tán chè, có ý nghĩa quyết định tới năng suất, sản lượng những vụ tiếp theo nên gia đình tuân thủ hướng dẫn của đội ngũ kỹ thuật Xí nghiệp Chè 20/4.

Nhờ đầu tư chăm sóc bài bản, chè phát triển tốt, chúng tôi dự kiến thu về hơn 6 tạ chè búp, trị giá trên 4,2 triệu đồng trong vụ thu hoạch đầu tiên này. Theo dự đoán, ở lứa hái tiếp theo (khoảng 1 tháng nữa) sẽ càng bội thu hơn”.

Nông dân Hương Khê tất bật hái tạo hình chè công nghiệp

Hái tạo hình tán chè vụ đầu tiên của năm 2021 có ý nghĩa quyết định tới năng suất những vụ mùa tiếp theo.

2020 là một năm khó khăn khi hạn hán gây chết nhiều diện tích chè công nghiệp, thất thu cho người nông dân và ảnh hưởng đến hoạt động chế biến của Xí nghiệp Chè 20/4.

Để tăng “sức đề kháng” cho cây chè, năm nay, nông dân Hương Khê đã chủ động triển khai các giải pháp. Trước đó, việc đốn chè đã được thực hiện sớm hơn mọi năm và người dân tăng cường cuốc cỏ, bón phân, tưới nước... Nhờ vậy, chè vụ này phát triển tốt, chất lượng đảm bảo.

Nông dân Hương Khê tất bật hái tạo hình chè công nghiệp

Mỗi búp chè chỉ hái 2-3 lá non và hái phải đảm bảo tạo độ bằng phẳng cho tán chè.

Ông Nguyễn Văn Hoàng (thôn Nam Trà – xã Hương Trà) cho hay: “Nhà tôi trồng 5.000 m2 chè công nghiệp. Hạn hán năm ngoái đã gây chết gần 50% diện tích. Do vậy, ngoài việc trồng mới 3.000 m2, gia đình tập trung chăm sóc số chè còn lại. Đến thời điểm này, chè phát triển tốt, chúng tôi dự kiến thu hoạch trên 4 tạ chè búp. Vụ đầu như vậy là thắng lợi rồi”.

Thời điểm này, trên nông trường của Xí nghiệp Chè 20/4, gần 400 hộ dân trồng chè liên kết tại các xã Hương Trà, Hương Xuân, Lộc Yên… đều đang tất bật hái tạo hình.

Nông dân Hương Khê tất bật hái tạo hình chè công nghiệp

Búp chè sau khi thu hoạch sẽ được nông dân nhập về nhà máy phục vụ chế biến.

Ông Trần Văn Hòa – Phó Giám đốc Xí nghiệp Chè 20/4 thông tin: “Năm nay thời tiết thuận lợi hơn năm ngoái với nền nhiệt độ thấp hơn, mưa không nhiều song độ ẩm vẫn tốt. Ngoài ra, với sự đầu tư bài bản của nông dân và quá trình giám sát chặt chẽ của đội ngũ cán bộ kỹ thuật thuộc xí nghiệp nên 170 ha chè phát triển tốt. Từ ngày 24/2 lại nay, nông dân phấn khởi bước vào vụ thu hoạch đầu tiên. Lứa hái tạo hình hay còn gọi là lứa hái chè xuân mang ý nghĩa quan trọng, quyết định đến năng suất và sản lượng cho cả năm thu hái chè. Mặt khác, hái tạo hình đạt kết quả tốt sẽ giúp cây chè đảm bảo phủ kín mặt tán, búp chè đồng đều, từ đó góp phần chống hạn cho mùa hè sắp tới".

Cũng theo ông Hòa, xí nghiệp đã cử cán bộ “cắm đồng”, trực tiếp hướng dẫn kỹ thuật để người dân hái tạo hình đảm bảo yêu cầu. Mỗi búp chè chỉ hái 2-3 lá non, để lại 1 lá cá và 2 lá thật để bật mầm tiếp và hái phải đảm bảo tạo độ bằng phẳng, đồng đều cho tán chè. Khoảng 5 ngày nữa, vụ thu hoạch đầu tiên sẽ kết thúc với sản lượng dự kiến đạt 120 tấn, trị giá khoảng 840 triệu đồng. Với mỗi ha chè, nông dân có thể thu về bình quân 70 triệu đồng/năm; nhưng nếu được đầu tư thỏa đáng, chăm sóc tốt thì có hộ có thể đạt 150 triệu đồng/ha/năm.

Nông dân Hương Khê tất bật hái tạo hình chè công nghiệp

Khoảng 5 ngày nữa, vụ thu hoạch đầu tiên sẽ kết thúc với sản lượng dự kiến đạt 120 tấn, trị giá khoảng 840 triệu đồng.

Ông Trần Công Quang - Giám đốc Xí nghiệp Chè 20/4 cho hay: “Rút kinh nghiệm từ năm 2020, năm nay xí nghiệp xác định vừa chống hạn, vừa thâm canh. Cây chè sẽ được đầu tư lượng phân bón nhiều hơn và được tưới thường xuyên để luôn duy trì độ ẩm trong đất, thúc đẩy cây phát triển, giảm thiểu tối đa cây chết trong mùa hè.

Bên cạnh mục tiêu hỗ trợ người dân trồng mới 13 ha chè, xí nghiệp còn nỗ lực cùng các hộ sản xuất liên kết hoàn thành kế hoạch 1.600 tấn nguyên liệu, doanh thu đạt gần 15 tỷ đồng trong năm 2021”.

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Rộn ràng mua sắm tại lễ hội cam Hà Tĩnh

Rộn ràng mua sắm tại lễ hội cam Hà Tĩnh

Với đa dạng sản phẩm đặc sản của tỉnh được trưng bày, Lễ hội Cam và các sản phẩm Hà Tĩnh năm 2024 được đông đảo người dân đến tham quan, mua sắm, tạo không khí nhộn nhịp.
Bám biển mùa "gió chướng"

Bám biển mùa "gió chướng"

Dù thời tiết không thuận nhưng những ngư dân yêu lao động ở xã Thịnh Lộc (Lộc Hà, Hà Tĩnh) vẫn kiên trì bám biển, chăm chỉ mưu sinh.
Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao để phát triển ngành nghề mới, góp phần tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2020-2025.
Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Ngành Ngân hàng Hà Tĩnh tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân tiếp cận vốn đầu tư phát triển các mô hình nông – lâm – thủy sản với tổng dư nợ đạt gần 13.000 tỷ đồng.
Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang lan tỏa rộng rãi, tác động lên nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Cùng cả nước, nông thôn Hà Tĩnh đang vươn lên mạnh mẽ trên hành trình chuyển đổi số.
Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Thời điểm này, người trồng hoa cúc ở thôn Xuân Sơn, xã Lưu Vĩnh Sơn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) đang tất bật xuống giống, chăm sóc vụ hoa tết để kịp cung ứng thị trường cuối năm.