Nông dân Vũ Quang tập trung chăm sóc hơn 3.400 ha cây ăn quả có múi

(Baohatinh.vn) - Ngay sau tết cổ truyền, nông dân huyện Vũ Quang, Hà Tĩnh đang tập trung chăm sóc 3.410 ha cây ăn quả có múi.

Nông dân Vũ Quang tập trung chăm sóc hơn 3.400 ha cây ăn quả có múi

Tranh thủ thời tiết thuận lợi, anh Đinh Xuân Luận ở thôn 7, xã Sơn Thọ dọn cỏ để rắc vôi bột, bón phân, tạo tán cho vườn cam trước khi thu hoạch nốt số sản phẩm được giành để bán rằm tháng Giêng

Theo số liệu thống kê, hiện nay, toàn huyện Vũ Quang đang có 3.435 ha cây ăn quả có múi, chủ yếu là các loại cam, chanh, bưởi. Trong số này có 1.852 ha đã cho quả với sản lượng 19.930 tấn trong vụ thu hoạch vừa qua; 35 ha vừa mới được trồng trong vụ xuân này; còn lại có độ tuổi từ 1 - 3 năm (sắp cho cho quả bói)...

Trong giai đoạn này, các loại cây sẽ đâm chồi nẩy lộc, tiến đến ra hoa, đậu quả cho vụ mới nên công tác chăm sóc, bổ sung nguồn dinh dưỡng và phòng trừ sâu bệnh gây hại có ý nghĩa rất quan trọng. Đặc biệt, trong điều kiện thời tiết ẩm ướt, sương mù như hiện nay thì người làm vườn rất lo ngại bởi sự phát triển và gây hại của các loại sâu bệnh, nhất là sâu đục thân, đục gốc, vẽ bùa, vàng lá thối rễ, rệp muội...

Nông dân Vũ Quang tập trung chăm sóc hơn 3.400 ha cây ăn quả có múi

Người làm vườn ở thôn Thanh Bình, xã Đức Lĩnh kiểm tra, xử lý sâu đục thân trên cây cam...

Để đảm bảo các loại cây ăn quả có múi sinh trưởng, phát triển tốt, nhất là không để 1.852 ha đã cho quả ảnh hưởng đến năng suất vụ sau, những ngày này, người làm vườn Vũ Quang đang tranh thủ thời tiết thuận lợi để chăm sóc các đồi cam, chanh, bưởi, quýt của gia đình.

Nông dân Vũ Quang tập trung chăm sóc hơn 3.400 ha cây ăn quả có múi

Tổ hợp tác trồng cam thôn 7, xã Đức Bồng kiểm tra hệ thống tưới tiêu của các thành viên để nâng cấp, sữa chữa, sẵn sàng cho mùa nắng nóng sắp đến...

Chủ yếu là tỉa cành, làm cỏ quanh gốc, bón phân, rắc vôi bột và lắp đặt, sửa chữa hệ thống tưới tiêu để chuẩn bị chống hạn cho mùa nắng sắp tới. Cùng với đó, người dân còn sử dụng một số loại hóa chất và biện pháp thủ công khác để loại bỏ các loại sâu bệnh nguy hiểm gây hại; nhất là tiến hành sử dụng dây kẽm xâu vào lỗ sâu đục, hoặc dùng thuốc Padan 98SP, Emmalusa, Proclaim... để bơm vào lỗ ngăn chặn sâu đục thân.

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Mùa mật ong kém vui ở Vũ Quang

Mùa mật ong kém vui ở Vũ Quang

Thay vì rộn ràng thu hoạch những giọt mật đầu vụ như các năm trước, năm nay, người dân huyện Vũ Quang (Hà Tĩnh) đang trải qua một mùa mật ong chính vụ kém vui.
Hà Tĩnh với chặng nước rút góp phần gỡ thẻ vàng IUU

Gỡ thẻ vàng IUU: Hà Tĩnh quyết liệt "chặng nước rút"

Đợt thanh tra lần thứ 5 của Ủy ban Châu Âu được xem là thời điểm quyết định để Việt Nam gỡ cảnh báo thẻ vàng IUU. Xác định rõ nhiệm vụ này, Hà Tĩnh đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp trong "chặng nước rút", đặc biệt tạo nên những thay đổi tích cực, nhất là trong nhận thức, trách nhiệm của ngư dân.
Tỏi tía Lộc Yên được mùa, được giá – Nông dân đếm củ tính tiền

Tỏi tía Lộc Yên được mùa, được giá

Giống tỏi tía trồng ở Lộc Yên (Hương Khê, Hà Tĩnh) có vị cay đậm, nhiều tinh dầu nên rất được thị trường ưa chuộng. Vụ sản xuất năm nay, người trồng tỏi có thu nhập trung bình 15 - 20 triệu/sào.
Lúa thì con gái chờ ngày đơm bông

Lúa thì con gái chờ ngày đơm bông

Giữa khúc giao mùa cuối xuân, đầu hạ, những cánh đồng lúa lại rạo rực vào thì con gái, chuẩn bị cho hành trình sinh trưởng mới giữa những mong ngóng, đợi chờ của người nông dân.