(Baohatinh.vn) - Chiều 27/8, Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh Hà Tĩnh tổ chức hội nghị bàn các giải pháp đẩy nhanh tiến độ, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong thực hiện Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP).

Cấp huyện tổ chức đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP trước 10/9

Chiều 27/8, Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh Hà Tĩnh tổ chức hội nghị bàn các giải pháp đẩy nhanh tiến độ, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong thực hiện Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP).

Cấp huyện tổ chức đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP trước 10/9

Dự hội nghị có lãnh đạo các địa phương, đơn vị tư vấn và chủ thể tham gia OCOP trên toàn tỉnh.

Theo báo cáo của Tổ xây dựng Đề án OCOP tỉnh, sau hơn 1 năm triển khai, đến nay có 112 sản phẩm, mô hình đăng ký tham gia Chương trình OCOP, trong đó có 88 sản phẩm, mô hình đã có phương án sản xuất kinh doanh đủ điều kiện.

Các địa phương đã tổ chức làm việc với đơn vị tư vấn (có mời các chủ thể tham gia Chương trình OCOP) để triển khai các nội dung phát triển sản phẩm, chỉ đạo và hướng dẫn các cơ sở thực hiện nội dung theo yêu cầu của chương trình.

Cấp huyện tổ chức đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP trước 10/9

Tổ trưởng Tổ xây dựng Đề án OCOP tỉnh Nguyễn Hữu Dực: Các chủ thể sản xuất sản phẩm cần xác định chiến lược kinh doanh đảm bảo thiết thực, khả thi, hiệu quả và đủ năng lực để thực hiện.

Theo đánh giá của Tổ xây dựng Đề án OCOP tỉnh, ngoài một số địa phương triển khai tốt như: Thạch Hà, Hương Sơn, Nghi Xuân…, nhìn chung tiến độ thực hiện còn chậm so với yêu cầu.

Chưa có địa phương nào phê duyệt dự toán (phần ngân sách nhà nước); các nội dung phát triển chất lượng sản phẩm còn hạn chế; một số địa phương triển khai thiếu quyết liệt; một số đơn vị tư vấn triển khai nội dung công việc còn chậm.

Cấp huyện tổ chức đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP trước 10/9

Giám đốc Công ty TNHH Đầu tư Hoàng Anh Nguyễn Thị Thêm: Đề nghị các huyện tạo điều kiện, cơ chế hỗ trợ lĩnh vực đất đai để mở rộng sản xuất, hoàn thiện các hồ sơ, thủ tục liên quan đến các khâu của sản phẩm

Tại hội nghị, các đơn vị tư vấn, địa phương và các chủ thể tham gia OCOP đã nêu ra những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai Chương trình OCOP, như: Xây dựng, phát triển sản phẩm, thủ tục cấp đất để mở rộng diện tích sản xuất, phê duyệt dự toán…

Để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, triển khai chương tình kịp tiến độ, lãnh đạo Văn phòng Điều phối NTM tỉnh, Tổ xây dựng Để án OCOP đề nghị tỉnh hỗ trợ các huyện, thành phố, thị xã kết nối cùng đơn vị tư vấn để hỗ trợ chủ cơ sở phát triển sản phẩm theo các nội dung, phương án được phê duyệt; hình thành các điểm, hệ thống giới thiệu và bán các sản phẩm OCOP.

Cấp huyện tổ chức đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP trước 10/9

Phó trưởng phòng NN&PTNT huyện Hương Sơn Phan Xuân Đức: Hương Sơn đã tập trung cao cho triển khai Chương trình OCOP. Đến nay, sản phẩm nhung hươu Hương Sơn đã cơ bản hoàn thành các thủ tục, điều kiện để công nhận sản phẩm đạt OCOP.

Đối với cấp huyện, khẩn trương thẩm định và ban hành văn bản chấp thuận phương án sản xuất của các chủ thể tham gia OCOP; kết nối đơn vị tư vấn để hướng dẫn cho các chủ thể phát triển sản phẩm theo phương án phê duyệt; tổ chức đánh giá, phân hạng sản phẩm hoàn thành trước 10/9, đề xuất sản phẩm đạt 60 điểm trở lên để tỉnh tổ chức đánh giá, công nhận.

Cấp huyện tổ chức đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP trước 10/9

Chánh Văn phòng NTM tỉnh Trần Huy Oánh: Các địa phương tổ chức đánh giá, phân hạng sản phẩm hoàn thành trước 10/9, đề xuất sản phẩm đạt 60 điểm trở lên để tỉnh tổ chức đánh giá, công nhận.

Đặc biệt, đối với các chủ thể đăng ký tham gia OCOP phải chịu trách nhiệm về quyết định phương án sản xuất kinh doanh của mình, đảm bảo thiết thực, khả thi, hiệu quả và đủ năng lực để thực hiện. Cân nhắc kỹ việc đầu tư để đưa lại hiệu quả cả trước mắt và lâu dài, tránh tư tưởng vì có ngân sách hỗ trợ mà đầu tư…

Tin liên quan:
  • Cấp huyện tổ chức đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP trước 10/9
    Ban hành Bộ Tiêu chí đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm

    Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ vừa ký quyết định ban hành Bộ Tiêu chí đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm (tên tiếng Anh là One Commune One Product - OCOP, gọi tắt là Chương trình OCOP), gọi chung là Bộ Tiêu chí OCOP.

  • Cấp huyện tổ chức đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP trước 10/9
    Nông sản Hà Tĩnh có bắt nhịp cơ hội OCOP?

    Được ví như vòng tròn tương sinh, có giá trị nhân văn cao, chương trình OCOP đang đưa nông sản Hà Tĩnh đến với những cơ hội và thách thức mới. Ai sẽ là ngọn lửa được cháy lên trước làn gió OCOP, điều đó phụ thuộc vào quyết tâm, nỗ lực, bản lĩnh của người sản xuất.

  • Cấp huyện tổ chức đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP trước 10/9
    Hà Tĩnh lựa chọn 4 sản phẩm OCOP chỉ đạo điểm trung ương

    Thực hiện kế hoạch triển khai Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) năm 2019 của trung ương và của tỉnh, từ hôm nay đến ngày 20/5, Văn phòng Điều phối NTM Hà Tĩnh tổ chức kiểm ra, thẩm định các mô hình, sản phẩm, dịch vụ điểm OCOP năm 2019.

  • Cấp huyện tổ chức đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP trước 10/9
    Hương Sơn phát triển sản phẩm chủ lực, tạo gia tăng giá trị

    Trên hành trình triển khai đề án “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), huyện miền núi Hương Sơn (Hà Tĩnh) đã và đang xây dựng, phát triển một số sản phẩm chủ lực nổi tiếng của địa phương như: Nhung hươu, cam bù, mật ong… nhằm tạo sự bứt phá, gia tăng giá trị.

Bá Tân


Bá Tân

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Các tin đã đưa

Hãy chia sẻ với bạn bè!
Tắt [X]