Chủ động xử lý khi phát sinh dịch bệnh nguy hiểm trên gia súc, gia cầm

(Baohatinh.vn) - UBND tỉnh Hà Tĩnh vừa ban hành “Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm năm 2024”, trong đó nhấn mạnh, việc chủ động phương án, nguồn nhân lực, vật tư để xử lý khi phát sinh các loại dịch bệnh nguy hiểm.

Theo kế hoạch, toàn tỉnh tổ chức 2 đợt tiêm phòng định kỳ cho gia súc, gia cầm (đợt 1: tháng 3 - 4/2024 và đợt 2: tháng 9 - 10/2024). Ngoài các đợt tiêm phòng chính, thường xuyên thực hiện tiêm phòng bổ sung cho gia súc, gia cầm thuộc diện phải tiêm phòng chưa được tiêm trong đợt chính, số hết thời gian miễn dịch và mới phát sinh.

Chủ động xử lý khi phát sinh dịch bệnh nguy hiểm trên gia súc, gia cầm

Tiêm phòng là biện pháp hữu hiệu trong phòng ngừa dịch bệnh.

Loại vắc xin đối với đàn trâu, bò gồm: lở mồm long móng, tụ huyết trùng, viêm da nổi cục; với đàn lợn, tiêm phòng vắc xin tụ huyết trùng, dịch tả lợn cổ điển, lở mồm long móng. Trong đó: đối với chăn nuôi nhỏ lẻ, hộ gia đình tiêm phòng vắc xin lở mồm long móng cho đàn lợn nái, đực giống; khuyến khích người chăn nuôi tiêm phòng vắc xin tai xanh cho đàn lợn nái, đực giống.

Đối với đàn gia cầm: tiêm phòng vắc xin cúm gia cầm, New-cat-xơn (gà, chim cút), dịch tả vịt (vịt, ngan, ngỗng). Đối với đàn chó, mèo: tiêm phòng vắc xin dại.

Tỷ lệ tiêm phòng đối với các bệnh bắt buộc tiêm phòng phải đạt trên 80% tổng đàn thuộc diện bắt buộc phải tiêm phòng và đối với bệnh dại chó, mèo phải tiêm phòng đạt trên 70% tổng đàn chó, mèo.

Ngoài các loại vắc xin bắt buộc phải tiêm phòng định kỳ theo quy định, khuyến cáo người chăn nuôi chủ động tiêm các loại vắc xin phòng bệnh thường gặp, bệnh mới nổi cho đàn vật nuôi. Tăng cường kiểm tra xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân không thực hiện tiêm phòng cho vật nuôi theo quy định pháp luật.

Về giám sát dịch bệnh, giám sát tiêm phòng, cần giám sát dịch bệnh đến các thôn, xóm, tổ dân phố, khối phố, cơ sở chăn nuôi để phát hiện, báo cáo kịp thời; tập trung xử lý dứt điểm các ổ dịch ngay từ khi mới xuất hiện. Phát huy vai trò, trách nhiệm của người chăn nuôi và cán bộ chuyên môn, chính quyền địa phương trong việc giám sát, theo dõi, phát hiện, xử lý kịp thời dịch bệnh. Chủ động thực hiện giám sát lâm sàng; kịp thời kiểm tra, lấy mẫu, gửi xét nghiệm chẩn đoán xác định dịch bệnh khi phát hiện có gia súc, gia cầm ốm, chết không rõ nguyên nhân. Lấy mẫu giám sát chủ động để dự tính, dự báo sớm các loại dịch bệnh truyền nhiễm trên gia súc, gia cầm; lấy mẫu giám sát sau tiêm phòng đánh giá hiệu quả bảo hộ của vắc xin nhằm khuyến cáo sử dụng vắc xin và thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch phù hợp, hiệu quả.

Trong vệ sinh, khử trùng tiêu độc, cần hướng dẫn người chăn nuôi định kỳ thực hiện vệ sinh, tiêu độc, khử trùng chuồng trại, khu vực chăn nuôi và khu vực liên quan. Phát động, tổ chức các tháng, đợt tổng vệ sinh khử trùng, tiêu độc môi trường chăn nuôi khi xảy ra các loại dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, sau mưa lũ, tại các ổ dịch cũ, vùng có nguy cơ cao, các cơ sở chăn nuôi, chợ buôn bán động vật, sản phẩm động vật, cơ sở giết mổ.

Đối với việc xử lý ổ dịch, chống dịch, khi xảy ra dịch bệnh gia súc, gia cầm, cơ quan quản lý chuyên ngành thú y địa phương kiểm tra, điều tra ổ dịch theo quy định, đảm bảo thu thập thông tin kịp thời, chẩn đoán dịch bệnh chính xác; tham mưu UBND các cấp chỉ đạo, triển khai, thực hiện đồng bộ, kịp thời các biện pháp phòng chống dịch theo quy định. UBND cấp huyện, xã khẩn trương huy động lực lượng chuyên môn, hệ thống chính trị và bố trí nguồn lực triển khai, thực hiện quyết liệt, kịp thời các biện pháp bao vây, khống chế khi dịch còn ở diện hẹp.

Về công tác quản lý buôn bán, vận chuyển, giết mổ, cần tăng cường công tác quản lý đối với các hoạt động mua bán, vận chuyển động vật, sản phẩm động vật trên địa bàn. Tập trung chỉ đạo, chấn chỉnh công tác quản lý giết mổ, rà soát nâng cấp các cơ sở giết mổ tập trung đảm bảo điều kiện vệ sinh, từng bước chuyển đổi hình thức giết mổ trên sàn sang giết mổ treo; kiểm tra chặt chẽ nguồn gốc, tình trạng gia súc đưa vào cơ sở giết mổ tập trung; thực hiện nghiêm quy trình kiểm soát giết mổ theo quy định. Tuyên truyền nâng cao nhận thức của người tiêu dùng sử dụng các sản phẩm thịt gia súc, gia cầm đảm bảo vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm được kiểm soát giết mổ tại cơ sở giết mổ tập trung.

Trong quản lý thuốc thú y, hành nghề thú y, chú trọng tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về điều kiện hành nghề thú y, điều kiện buôn bán thuốc thú y, nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân hành nghề thú y, buôn bán thuốc thú y nhằm nâng cao nhận thức, đảm bảo cho hoạt động hành nghề, buôn bán thuốc thú y đủ điều kiện, đáp ứng tiêu chuẩn, chất lượng theo quy định. Tổ chức kiểm tra, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân buôn bán, sản xuất sử dụng thuốc thú y trong phòng, trị bệnh nhằm hạn chế việc lạm dụng kháng sinh, chỉ sử dụng các loại sản phẩm thuốc thú y trong danh mục thuốc thú y được phép lưu hành. Tuyệt đối không buôn bán, sử dụng kháng sinh ngoài danh mục, cấm, kháng sinh nguyên liệu, thuốc y tế trong phòng, trị bệnh động vật.

Ngoài ra, cần xây dựng cơ sở an toàn dịch bệnh động vật, giám sát định kỳ. Theo đó, hướng dẫn, khuyến khích các trang trại chăn nuôi xây dựng cơ sở an toàn dịch bệnh động vật theo quy định của Bộ NN&PTNT. Tổ chức kiểm tra, đánh giá định kỳ đối với các cơ sở đã được cấp giấy chứng nhận an toàn dịch bệnh. Hướng dẫn triển khai chương trình giám sát dịch bệnh động vật đối với một số dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm để khuyến khích chủ cơ sở chăn nuôi chủ động phòng, chống dịch bệnh động vật. Thực hiện việc giám sát tại các cơ sở chăn nuôi gia súc giống, gia cầm giống và bò sữa đối với một số bệnh truyền lây giữa người và động vật theo quy định của Bộ NN&PTNT...

Chủ đề Dịch bệnh GS-GC

Đọc thêm

Rộn ràng mua sắm tại lễ hội cam Hà Tĩnh

Rộn ràng mua sắm tại lễ hội cam Hà Tĩnh

Với đa dạng sản phẩm đặc sản của tỉnh được trưng bày, Lễ hội Cam và các sản phẩm Hà Tĩnh năm 2024 được đông đảo người dân đến tham quan, mua sắm, tạo không khí nhộn nhịp.
Bám biển mùa "gió chướng"

Bám biển mùa "gió chướng"

Dù thời tiết không thuận nhưng những ngư dân yêu lao động ở xã Thịnh Lộc (Lộc Hà, Hà Tĩnh) vẫn kiên trì bám biển, chăm chỉ mưu sinh.
Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao để phát triển ngành nghề mới, góp phần tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2020-2025.
Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Ngành Ngân hàng Hà Tĩnh tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân tiếp cận vốn đầu tư phát triển các mô hình nông – lâm – thủy sản với tổng dư nợ đạt gần 13.000 tỷ đồng.