Hà Tĩnh nỗ lực chống khai thác thủy sản bất hợp pháp

(Baohatinh.vn) - Để tập trung phát triển ngành khai thác thủy sản bền vững, Hà Tĩnh đang nỗ lực, quyết tâm thực hiện tốt các giải pháp đồng bộ nhằm chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (chống khai thác IUU).

Hà Tĩnh nỗ lực chống khai thác thủy sản bất hợp pháp

Ngư dân được cán bộ chuyên môn hướng dẫn thủ tục khi xuất bến đi khai thác hải sản.

Siết chặt công tác quản lý về chống khai thác IUU

Với sự tập trung lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, công tác phối hợp hiệu quả giữa các sở, ngành, địa phương cùng sự hợp tác của bà con ngư dân, hoạt động chống khai thác IUU trên địa bàn tỉnh tiếp tục có nhiều chuyển biến tích cực.

Chi cục Thủy sản tỉnh đã triển khai các đợt cao điểm thực hiện Luật Thủy sản nhằm phấn đấu đảm bảo 100% số tàu cá hoạt động khai thác thủy sản được đăng kiểm và cấp giấy phép theo quy định. Đơn vị tổ chức nhiều cuộc làm việc, trao đổi trực tiếp với chính quyền địa phương còn số lượng tàu cá vi phạm cao như: xã Kỳ Lợi (TX Kỳ Anh), xã Cẩm Lĩnh (Cẩm Xuyên), xã Kỳ Xuân (huyện Kỳ Anh)… về công tác cấp giấy phép khai thác thủy sản, đăng kiểm và xóa đăng ký tàu cá không còn hoạt động.

Đồng thời, tập trung rà soát lại danh sách tàu cá để địa phương hỗ trợ, giám sát ngư dân thực hiện đúng các quy định theo Luật Thủy sản năm 2017. Đến nay, toàn tỉnh có 2.528/2.784 tàu cá còn hạn giấy phép khai thác thủy sản, đạt 90,80%; 92/92 tàu cá đang hoạt khai thác thủy sản vùng khơi đã lắp đặt thiết bị giám sát hành trình...

Hà Tĩnh nỗ lực chống khai thác thủy sản bất hợp pháp

Thông tin về các tàu cá hoạt động khai thác thủy sản gần đường ranh giới cho phép khai thác thủy sản trên biển được thông tin lên tục trên hệ thống giám sát.

Công tác tuyên truyền được đẩy mạnh, từng bước nâng cao kiến thức pháp luật cũng như ý thức đánh bắt thân thiện cho ngư dân. Bà con tích cực chấp hành các quy định, góp phần tạo điều kiện thuận lợi để chính quyền, cơ quan quản lý kiểm soát thông tin về đánh bắt thủy sản.

Anh Trần Văn Thịnh - ngư dân xã Thạch Kim (Lộc Hà) cho biết: “Được phổ biến các quy định về phòng chống khai thác IUU, tôi nghiêm chỉnh tuân thủ việc ghi chép nhật ký khai thác, thường xuyên duy trì hoạt động của thiết bị giám sát hành trình trên biển”.

Hà Tĩnh cũng chú trọng ngăn chặn từ xa các tàu cá nằm trong nhóm có nguy cơ vi phạm khai thác IUU. Các tàu cá không đủ điều kiện theo quy định pháp luật sẽ không được Ban Quản lý các cảng cá, bến cá làm thủ tục xuất cảng.

Ông Thân Quốc Tế - Phó Giám đốc Ban Quản lý các cảng cá, bến cá Hà Tĩnh cho biết: “Đơn vị thực hiện rà soát, từ chối cấp giấy phép rời cảng nếu tàu không đảm bảo quy định của pháp luật. Ngoài ra, thông tin các tàu cá mất kết nối, đánh bắt sai vùng, hoạt động gần đường ranh giới cho phép khai thác thủy sản trên biển… được cập nhật liên tục lên các nhóm chỉ đạo để các địa phương, sở, ngành có hướng xử lý. Đối với các tàu cá hay hoạt động gần đường ranh giới cho phép khai thác thủy sản, chúng tôi nhắc nhở liên tục, thông tin kịp thời để thuyền trưởng, chủ tàu chú ý quan sát và đưa tàu quay trở lại vùng an toàn”.

Hà Tĩnh nỗ lực chống khai thác thủy sản bất hợp pháp

Hiện nay, tàu cá đăng kiểm của tỉnh còn đạt thấp (173/535 tàu cá có giấy chứng nhận an toàn tàu cá còn hạn sử dụng).

Tiếp tục thực hiện các giải pháp đồng bộ

Bên cạnh những chuyển biến tích cực, hiện nay, công tác phòng chống khai thác IUU của tỉnh ta vẫn còn những hạn chế cần khắc phục: số liệu tàu cá đăng kiểm của tỉnh còn đạt thấp (173/535 tàu cá có giấy chứng nhận an toàn tàu cá còn hạn sử dụng - đạt 32,33%); việc thực thi pháp luật, kiểm tra xử lý tàu cá đánh bắt bất hợp pháp trên biển còn hạn chế; chất lượng nhật ký khai thác thủy sản chưa bảo đảm yêu cầu; khai thác, sử dụng cơ sở dữ liệu kiểm soát nghề cá tại cảng cá trên phần mềm điện tử còn hạn chế (hiện cơ sở dữ liệu chủ yếu được thực hiện thủ công, ghi, chép,lưu trữ trên giấy).

Để tiếp tục chung tay cùng cả nước tháo gỡ ‘thẻ vàng”, chuẩn bị đón đoàn thanh tra của EC đến làm việc tại Việt Nam vào tháng 10/2023, Ban Chỉ đạo IUU tỉnh Hà Tĩnh đã ban hành nhiều công điện, kế hoạch, văn bản về việc tăng cường thực hiện nhiệm vụ chống khai thác IUU. Theo đó, UBND tỉnh yêu cầu người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo và xem đây là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách cần tập trung nguồn lực thực hiện.

Hà Tĩnh nỗ lực chống khai thác thủy sản bất hợp pháp

Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh chủ trì tập trung tuần tra, kiểm tra, xử phạt các hành vi khai thác IUU theo quy định.

Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh chủ trì tập trung tuần tra, kiểm tra, xử phạt triệt để các hành vi khai thác IUU theo quy định tại Nghị định số 42/2019/NĐ-CP ngày 16/5/2019 của Chính phủ. Kiên quyết không cho tàu cá xuất bến khi không đủ các thủ tục, giấy tờ, trang thiết bị theo quy định; triển khai kiểm tra, kiểm soát đột xuất để phát hiện, ngăn chặn, bắt giữ và xử lý các tàu cá làm nghề giã cào hoạt động tại vùng biển ven bờ, tàu khai thác trái tuyến và các hình thức khai thác bất hợp pháp.

Ông Nguyễn Công Hoàng - Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Hà Tĩnh cho biết: “Đơn vị chủ động trực vận hành thiết bị giám sát hành trình tàu cá 24/24h, đảm bảo hoàn thành công tác quản lý tàu cá theo quy định (đăng ký, đăng kiểm,cấp giấy phép khai thác, cấp giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm khi có hồ sơ, cập nhật đầy đủ dữ liệu tàu cá vào cơ sở dữ liệu nghề cá quốc gia); đảm bảo 100% tàu cá cập cảng chỉ định, giám sát 100% sản lượng thủy sản khai thác tại địa phương”.

Tại cuộc họp về chống khai thác IUU diễn ra vào ngày 29/8 vừa qua, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Hồng Lĩnh đã yêu cầu các sở, ngành, địa phương tiếp tục mở các đợt cao điểm kiểm tra, kiểm soát và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo quy định về phòng chống khai thác IUU.

Trước mắt, toàn tỉnh phải triển khai quyết liệt các nội dung trong kế hoạch hành động chống khai thác IUU của tỉnh, chuẩn bị tốt các nội dung để làm việc với đoàn thanh tra của EC. Đặc biệt, chú trọng khắc phục hai vấn đề lớn là tỷ lệ đăng kiểm tàu cá đạt thấp và việc các tàu cá vùng khơi thường xuyên mất kết nối thiết bị giám sát hành trình khi khai thác trên biển.

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Bài cuối: Quyết liệt và đột phá hơn nữa trong từng nhiệm vụ, giải pháp

Bài cuối: Quyết liệt và đột phá hơn nữa trong từng nhiệm vụ, giải pháp

Cả nước đã có 5 tỉnh được công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới. Hà Tĩnh đang tập trung thực hiện cơ bản khối lượng công việc trong năm 2024 và hoàn thiện các yêu cầu để được công nhận vào năm 2025. Khó khăn từ thực tiễn đang đòi hỏi sự quyết liệt và đột phá hơn nữa trong từng nhiệm vụ, giải pháp nhằm hiện thực hóa khát vọng về nông thôn giàu bản sắc văn hóa, văn minh, hiện đại; đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng cao.
Người chăn nuôi Vũ Quang tăng đàn đón tết

Người chăn nuôi Vũ Quang tăng đàn đón tết

Để đảm bảo nguồn thu vào dịp cuối năm, thời điểm này, người chăn nuôi trên địa bàn Vũ Quang (Hà Tĩnh) đang tích cực tăng đàn, vỗ béo và nghiêm ngặt phòng dịch trên đàn vật nuôi.
Bài 3: Tiểu tiêu chí nước sạch - quyết liệt, kiên trì vì chất lượng cuộc sống

Bài 3: Tiểu tiêu chí nước sạch - quyết liệt, kiên trì vì chất lượng cuộc sống

Chất lượng môi trường sống là một trong những tiêu chí cốt lõi trong xây dựng nông thôn mới. Đối với xã và huyện nông thôn mới nâng cao, tiêu chí này đặt ra những yêu cầu khá cao, nhất là quy định về tỷ lệ người dân sử dụng nước sạch tập trung. Đứng trước khó khăn, Hà Tĩnh đặt quyết tâm rất cao, ưu tiên nguồn lực lớn để thực hiện bằng được nhằm góp phần tạo tính bền vững cho quá trình xây dựng tỉnh nông thôn mới.
Bài 2: Xây dựng đô thị văn minh - khó mấy cũng phải làm

Bài 2: Xây dựng đô thị văn minh - khó mấy cũng phải làm

Hà Tĩnh đã có 14/34 phường, thị trấn được công nhận đạt chuẩn đô thị văn minh, trong đó, 11 thị trấn thực hiện được từ 70-90% các tiêu chí. Con số phường, thị trấn đạt chuẩn cao gấp 2 lần so với thời điểm giữa năm 2024 đã chứng minh sự bứt tốc và quyết tâm cao của cấp ủy, chính quyền các địa phương trong lộ trình phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ xây dựng tỉnh nông thôn mới vào cuối năm nay.
Bài 1: 100% huyện đạt chuẩn nông thôn mới - bám sát đường găng tiến độ

Bài 1: 100% huyện đạt chuẩn nông thôn mới - bám sát đường găng tiến độ

Để hoàn thành nhiệm vụ xây dựng tỉnh nông thôn mới vào năm 2025, Hà Tĩnh tập trung thực hiện mục tiêu 100% số huyện đạt chuẩn nông thôn mới giai đoạn 2021-2025. Thời điểm này, địa phương cuối cùng gần về đích là Hương Khê đang căng mình với khối lượng công việc khá lớn trên “chặng nước rút” về đích; các địa phương khác tập trung phát triển KT-XH và tiếp tục ưu tiên nguồn lực hoàn thiện các tiêu chí huyện NTM theo chuẩn giai đoạn mới.
9X Hà Tĩnh nuôi gà siêu trứng, thu 7 tỷ đồng mỗi năm

9X Hà Tĩnh nuôi gà siêu trứng, thu 7 tỷ đồng mỗi năm

Với quy mô hơn 24.000 con gà siêu đẻ loại Isa Brown và D310, anh Nguyễn Như Đức (SN 1991) - Giám đốc HTX Dịch vụ tổng hợp Như Gia ở xã Cẩm Quang (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) đã nhân rộng chuỗi tiêu thụ, đạt doanh thu 7 tỷ đồng/năm.
Mùa hồng giòn tươi vui ở Vũ Quang

Mùa hồng giòn tươi vui ở Vũ Quang

Mùa hồng giòn năm nay, bà con nông dân xã Đức Lĩnh (Vũ Quang, Hà Tĩnh) rất phấn khởi vì không chỉ được mùa mà còn được giá.
Khai mạc tuần lễ hồng Bình Du Vũ Quang

Khai mạc tuần lễ hồng Bình Du Vũ Quang

Hoạt động này nhằm giới thiệu, quảng bá đặc sản hồng Bình Du và các sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu của huyện Vũ Quang (Hà Tĩnh) đến với người tiêu dùng trong và ngoài địa phương.
Vũ Quang có thêm 4 sản phẩm OCOP 3 sao

Vũ Quang có thêm 4 sản phẩm OCOP 3 sao

Các sản phẩm OCOP không chỉ góp phần mang lại thu nhập ổn định cho cơ sở sản xuất mà còn góp phần hoàn thiện các tiêu chí nông thôn mới trên địa bàn huyện Vũ Quang (Hà Tĩnh).