Hành tăm được giá, nông dân Nghi Xuân phấn khởi thu hoạch

(Baohatinh.vn) - Với giá bán dao động từ 45 - 50.000 đồng/kg hành tăm, cao gần gấp đôi so với trung bình những năm trước, nông dân trồng hành tăm ở Nghi Xuân (Hà Tĩnh) đang phấn khởi bám đồng thu hoạch.

Hành tăm được giá, nông dân Nghi Xuân phấn khởi thu hoạch

Gia đình chị Tô Thị Dung trồng 2 sào hành, dự kiến sản lượng đạt gần 10 tạ.

Dưới cái nắng gắt của những ngày tháng 6, vợ chồng chị Tô Thị Dung (thôn Hồng Tiến, xã Xuân Giang) đang cặm cụi dùng muỗng đào xới đất, thu hoạch hành tăm.

Chị Dung hồ hởi cho biết: “Gia đình tôi đã gắn bó với cây hành hơn 10 năm nay. Vụ này, tôi trồng 2 sào, dự kiến sản lượng đạt khoảng 9 tạ. Năm nay, hành bán được giá cao, chúng tôi ước thu về hơn 40 triệu đồng. Ở đây là đất pha cát, rất thích hợp cho cây hành tăm phát triển. Trồng hành chi phí không quá cao nhưng thu hoạch mất khá nhiều thời gian và kỳ công, đòi hỏi sự kiên nhẫn, chịu khó. Trung bình mỗi ngày 1 người thu hoạch được 20 - 25 kg hành”.

Hành tăm được giá, nông dân Nghi Xuân phấn khởi thu hoạch

Để thu hoạch hành tăm, người dân phải dùng dao nhỏ hoặc muỗng đào xới đất rồi nhặt củ.

Thời điểm này, người dân xã Xuân Giang - “thủ phủ” hành tăm của huyện Nghi Xuân đang tập trung thu hoạch. Ngoài trồng lúa, lạc thì hành tăm là loại cây chủ lực của người dân trong xã.

Theo người dân, hành được xuống giống từ khoảng tháng 2, sau tầm 4 tháng sinh trưởng, bà con bắt đầu thu hoạch. Hiện nay, hành tăm được thương lái từ các huyện, thị trong tỉnh và từ Nghệ An đến tận nhà thu mua với giá 45 - 50.000 đồng/kg, mức giá này cao gấp đôi so với giá trung bình những năm trước.

Bà Hà Thị Oanh (thôn Hồng Tiến, xã Xuân Giang) cho hay: "Năm nay, tôi trồng hơn 1 sào hành, nhờ chăm sóc tốt, hành cho củ to đều, đẹp, năng suất đạt khoảng 4 - 4,5 tạ/sào, cao hơn khoảng 1 tạ/sào so với năm trước. Những năm trước, trung bình giá hành từ 20 - 30.000 đồng/kg, năm 2021 giá “rớt” thê thảm, chỉ còn 10 - 12.000 đồng/kg. Năm nay dù trồng diện tích ít hơn nhưng hành được thu mua với giá cao, chúng tôi mừng lắm”.

Hành tăm được giá, nông dân Nghi Xuân phấn khởi thu hoạch

Năm nay, bà Hà Thị Oanh giảm diện tích trồng hành nhưng bù lại, năng suất và giá bán cao.

Theo ông Đậu Xuân Tú - Phó Chủ tịch UBND xã Xuân Giang, toàn xã có diện tích trồng hành khoảng 15 ha, tập trung nhiều nhất ở 2 thôn Hồng Khánh và Hồng Tiến. Là xã có truyền thống trồng hành tăm, loại cây này đã trở thành sản phẩm hàng hóa mang lại thu nhập khá cho người dân. Nếu tính theo diện tích trồng thì hành tăm cho thu nhập cao hơn nhiều lần so với lúa, lạc. Năm nay, hành bán được giá cao nên người dân lại càng thêm phấn khởi.

Không riêng gì Xuân Giang mà tại các địa phương khác trên địa bàn huyện như: thị trấn Tiên Điền, xã Xuân Mỹ…, người dân cũng đang tích cực thu hoạch hành.

Hành tăm được giá, nông dân Nghi Xuân phấn khởi thu hoạch

Hành tăm đang được thu mua với giá 45 - 50.000 đồng/kg, cao gần gấp đôi giá trung bình những năm trước.

Ông Nguyễn Quốc Tuấn - Chủ tịch Hội Nông dân thị trấn Tiên Điền thông tin: “Trên địa bàn hiện có khoảng 70 hộ dân ở tổ dân phố Thanh Chương và Minh Quang trồng hành với tổng diện tích 5 - 7 ha. Năng suất đạt trung bình khoảng 4 - 5 tạ/sào. Năm nay, tình hình dịch COVID-19 đã được kiểm soát, nhà hàng, quán ăn hoạt động trở lại, thị trường tiêu thụ tốt hơn nên hành bán được giá cao hơn. Ở thời điểm này, hành tăm được bán cho thương lái với giá 50.000 đồng/kg, đây là mức giá cao nhất trong nhiều năm trở lại đây. Không gì vui bằng sản phẩm mình trồng bán được giá cao nên đây là động lực lớn cho người dân trồng hành đầu tư sản xuất”.

Hành tăm được giá, nông dân Nghi Xuân phấn khởi thu hoạch

Nhiều năm nay, trồng hành tăm góp phần tăng thêm thu nhập cho người dân Nghi Xuân.

Được biết, nhận thấy hiệu quả kinh tế mà cây hành tăm mang lại, nhiều hộ dân đã mạnh dạn chuyển đổi giống cây trồng kém hiệu quả sang trồng loại cây này, phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng của địa phương.

Ông Lê Thanh Bình - Trưởng phòng NN&PTNT huyện Nghi Xuân cho biết: Năm 2022, huyện Nghi Xuân có diện tích trồng hành hơn 40 ha, tập trung ở các xã Xuân Giang, Xuân Mỹ, Xuân Thành, thị trấn Tiên Điền, Xuân An... Ngoài lúa và các loại hoa màu khác, hành tăm là cây trồng góp phần tăng thêm thu nhập cho nhiều người dân địa phương. Tuy nhiên, điều địa phương phương và bà con nông dân trăn trở là sức tiêu thụ, giá bán còn phụ thuộc nhiều vào nhu cầu thị trường từng năm, thiếu tính ổn định nên việc mở rộng diện tích trồng còn gặp khó khăn.

Tin liên quan:

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Mật ong OCOP Thức Dung - ngọt từ thiên nhiên

Mật ong OCOP Thức Dung - ngọt từ thiên nhiên

Nhờ ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào quá trình sản xuất, mật ong Thức Dung (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao và từng bước khẳng định thương hiệu trên thị trường.
Tuyệt đối không chủ quan trước ảnh hưởng của bão số 6

Tuyệt đối không chủ quan trước ảnh hưởng của bão số 6

Theo Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà, bão số 6 (bão Tramy) sau khi đổ bộ vào bờ, thay vì suy yếu, sẽ quay trở lại ra biển nên các địa phương, đơn vị cần cảnh báo người dân, nhất là ngư dân, tuyệt đối không được chủ quan.
Nông dân Hà Tĩnh xuống giống hoa cúc vụ tết

Nông dân Hà Tĩnh xuống giống hoa cúc vụ tết

Để giúp hoa sinh trưởng tốt, đảm bảo khung thời vụ, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ dịp tết, nhiều hộ dân trồng hoa cúc trên địa bàn Hà Tĩnh đang tập trung xuống giống.
Dư nợ nông nghiệp, nông thôn tăng trên 20%

Dư nợ nông nghiệp, nông thôn tăng trên 20%

Nhu cầu vay vốn đầu tư sản xuất, chế biến sản phẩm nông nghiệp, nông thôn tăng giai đoạn cuối năm đã đẩy dư nợ lĩnh vực này của các tổ chức tín dụng ở Hà Tĩnh tăng trưởng mạnh.