(Baohatinh.vn) - 12 cặp dê giống được trao cho 12 hộ nghèo trên địa bàn huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) giúp các hộ nâng cao thu nhập và cải thiện cuộc sống.
Ủy ban MTTQ huyện trao 4 cặp dê giống cho 4 hộ gia đình tại các xã: Tân Mỹ Hà, Sơn Trà, Sơn Bình và Sơn Long.
Chiều 26/2, Uỷ ban MTTQ huyện Hương Sơn tổ chức trao 12 cặp dê giống hỗ trợ các hộ gia đình thuộc diện hộ nghèo tại 12 xã, thị trấn gồm: Sơn Trà, Sơn Long, Sơn Bình, Tân Mỹ Hà, Sơn Bằng, Kim Hoa, Sơn Hàm, Sơn Lâm, Sơn Lễ, Sơn Kim 1, Sơn Kim 2 và thị trấn Phố Châu.
Những con dê giống (trọng lượng từ 10 - 25kg/con) được nhập về từ cơ sở chăn nuôi dê có uy tín ở xã Sơn Tiến, đã qua tuyển chọn kỹ lưỡng và được tiêm vắc xin phòng, chống dịch bệnh.
Toàn bộ 12 cặp dê giống trị giá 94 triệu đồng được trích từ Quỹ Vì người nghèo huyện nhằm giúp các hộ nghèo nâng cao thu nhập và cải thiện cuộc sống.
Ủy ban MTTQ huyện trao dê giống cho các hộ dân tại thị trấn Phố Châu.
Việc hỗ trợ giống dê chất lượng cao nhằm tiếp tục cải tạo đàn dê trên địa bàn huyện, góp phần nâng cao thu nhập, đời sống cho người dân và góp phần thúc đẩy việc tái cơ cấu ngành nông nghiệp.
Bắt tay thử nghiệm, gần 1.000 gốc nho hạ đen của ông Lê Văn Bình (xã Xuân Mỹ, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đã sinh trưởng tốt, hứa hẹn cho năng suất cao, thu nhập khá.
Những ngày qua, tranh thủ thời tiết nắng ráo, nông dân trồng rau màu trên địa bàn Hà Tĩnh tích cực bám đồng, khôi phục diện tích bị ảnh hưởng do mưa lớn.
Với quy mô hơn 24.000 con gà siêu đẻ loại Isa Brown và D310, anh Nguyễn Như Đức (SN 1991) - Giám đốc HTX Dịch vụ tổng hợp Như Gia ở xã Cẩm Quang (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) đã nhân rộng chuỗi tiêu thụ, đạt doanh thu 7 tỷ đồng/năm.
Nguồn cung thiếu hụt, giá lợn hơi dự báo sẽ còn tăng cao trong thời gian tới đang tạo động lực để người chăn nuôi Hà Tĩnh tập trung tái đàn phục vụ thị trường tết.
Các hộ dân thôn Phố Tây, xã Sơn Tây (Hương Sơn, Hà Tĩnh) bắt đầu nhận tiền nợ xuất bán chè xanh từ Tổng đội TNXP – xây dựng vùng kinh tế mới Tây Sơn sau hơn 2 năm đi đòi.
Vùng chăn nuôi gà lớn nhất huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang tích cực mở rộng quy mô, phấn đấu tăng đàn lên 350.000 con để phục vụ thị trường tiêu dùng cuối năm.
Trong bối cảnh một số dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm xuất hiện trên đàn vật nuôi, Hà Tĩnh đang tập trung rà soát, đẩy nhanh tiến độ tiêm phòng gia súc, gia cầm đợt 2 năm 2024.
Mặc dù mới du nhập nghề mới nhưng HTX Cường Nga ở xã Quang Diệm (Hương Sơn - Hà Tĩnh) đã làm chủ quy trình nuôi với các giống tằm chính trên thị trường.
Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Võ Trọng Hải đề nghị, thời gian tới, huyện Vũ Quang cần tăng cường quảng bá, giới thiệu các sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu trên địa bàn, đồng thời chú trọng kết nối thị trường tiêu thụ nhằm nâng cao thu nhập cho bà con nông dân.
Đến với tuần lễ hồng Bình Du (Vũ Quang, Hà Tĩnh), du khách không chỉ có những trải nghiệm riêng biệt mà còn thoả sức thưởng thức những sản vật ngọt thơm của miền quê nơi đây.
Tình cảnh chạy lũ mỗi mùa mưa bão đến của các xã phía Bắc Thạch Hà đã chấm dứt từ năm 2020 lại nay khi dự án cải tạo và nâng cấp hệ thống kênh tưới, tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp và thoát lũ cho vùng Bắc Thạch Hà (Hà Tĩnh) hoàn thành, đưa vào khai thác.
Hoạt động này nhằm giới thiệu, quảng bá đặc sản hồng Bình Du và các sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu của huyện Vũ Quang (Hà Tĩnh) đến với người tiêu dùng trong và ngoài địa phương.
Các sản phẩm OCOP không chỉ góp phần mang lại thu nhập ổn định cho cơ sở sản xuất mà còn góp phần hoàn thiện các tiêu chí nông thôn mới trên địa bàn huyện Vũ Quang (Hà Tĩnh).
Với chi phí thấp, đầu ra ổn định, mô hình nuôi dúi và chồn hương sinh sản của anh Nguyễn Văn Hùng ở thị trấn Xuân An (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đã mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Dự án “Trầm Hương Tâm Thiên Hương – Hơn cả một trải nghiệm” của Hội LHPN Hà Tĩnh vừa đạt giải nhất Cuộc thi “Phụ nữ khởi nghiệp sáng tạo và chuyển đổi xanh” khu vực miền Trung.
Ngoài mang lại nguồn thu nhập khá, HTX Thương mại dịch vụ chế biến nông sản Hạnh Cường (xã Thạch Bình, TP Hà Tĩnh) còn tạo việc làm cho hàng chục lao động với mức lương ổn định.
35 học viên thuộc đối tượng hộ nghèo, cận nghèo và hộ thoát cận nghèo ở Hương Sơn (Hà Tĩnh) được đào tạo miễn phí sản xuất phân bón hữu cơ từ rác thải.
Người nuôi tôm Hà Tĩnh đang tăng cường áp dụng các biện pháp ổn định môi trường ao nuôi và tăng sức đề kháng, giảm thiểu dịch bệnh sau đợt mưa lớn vừa qua.
Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Võ Trọng Hải đề nghị Hội nông dân các cấp và hội viên đổi mới tư duy từ sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp; lấy sản xuất nông nghiệp theo giá trị gắn với thị trường…
Với phẩm chất cần cù, chịu khó của Bộ đội Cụ Hồ, ông Phan Huy Tuận (xã Kỳ Phong, huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh) đã xây dựng mô hình trồng nấm cho thu nhập cao.
Hơn 50 nhân viên Vinamilk đã cùng tham gia chuyến đi đến Đất Mũi, Cà Mau – nơi doanh nghiệp đang triển khai dự án Cánh rừng Net Zero trong giai đoạn 2023-2029.
Hội nghị đối thoại là diễn đàn quan trọng để Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của nông dân Hà Tĩnh trên hành trình phát triển tam nông.
Ngay trong ngày đầu ra quân, người dân các địa phương ở huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) đã tiêu diệt được gần 35 nghìn con chuột, góp phần bảo vệ mùa màng sau mưa lụt.
Hiện nay, Hà Tĩnh có gần 100 ha cây trồng được cấp chứng nhận hữu cơ còn hiệu lực với các sản phẩm thế mạnh như: lúa, bưởi, cam,… góp phần tạo ra những giá trị mới trong sản xuất.