Hà Tĩnh hoàn thành tiêm phòng gia súc, gia cầm đợt 1 trước ngày 30/5

(Baohatinh.vn) - Theo kế hoạch, từ nay đến 30/5, Hà Tĩnh sẽ tập trung triển khai tiêm phòng gia súc, gia cầm đợt 1 năm 2025, góp phần hạn chế dịch bệnh, phát triển chăn nuôi bền vững.

Thời tiết đang chuyển mùa, tình trạng nồm ẩm, mưa phùn kéo dài tạo điều kiện cho dịch bệnh trên vật nuôi phát triển nhanh. Cùng với đó, dịch tả lợn châu Phi đang diễn biến phức tạp tại một số địa phương, người dân bắt đầu thực hiện tái đàn sau Tết Nguyên đán càng làm gia tăng nguy cơ lây lan dịch trên diện rộng.

Vì thế, việc triển khai hiệu quả, đạt chất lượng tiêm phòng gia súc, gia cầm được xem là giải pháp hàng đầu để phòng, chống dịch bệnh, bảo vệ đàn vật nuôi.

Theo thông tin từ Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh, để thực hiện kế hoạch tiêm phòng định kỳ đợt 1 năm 2025, hiện nay, tỉnh đã giao các địa phương tiến hành rà soát lại tổng đàn thực tế trên địa bàn; chủ động đăng ký mua vắc-xin các loại theo nhu cầu, đảm bảo đạt tiêu chuẩn số lượng được tiêm phòng trên tổng đàn.

bqbht_br_z6354104270099-a1a9f7c56a4b48f15518f4b667155787.jpg
Dịch tả lợn châu Phi đang có nguy cơ lây lan trên diện rộng tại Hà Tĩnh.

Theo đó, đối với đàn trâu, bò, toàn tỉnh phấn đấu tiêm vắc-xin phòng lở mồm long móng, tụ huyết trùng, viêm da nổi cục cho trên 80% tổng đàn thuộc diện tiêm phòng. Đối với đàn lợn, tiêm vắc-xin phòng dịch tả lợn, tụ huyết trùng lợn, lở mồm long móng (đối với lợn nái, lợn đực giống) đạt tỷ lệ trên 80% tổng đàn thuộc diện tiêm phòng; ngoài ra khuyến khích người chăn nuôi tiêm vắc-xin phòng dịch tai xanh cho đàn lợn nái, đực giống.

Đối với đàn gia cầm, tiêm vắc-xin phòng cúm gia cầm, niu-cat-xơn (đối với đàn gà, chim cút), cúm gia cầm, dịch tả vịt (đàn vịt, ngan, ngỗng) đạt tỷ lệ trên 80% tổng đàn thuộc diện tiêm phòng. Đối với đàn chó, mèo, tiêm phòng dại đạt trên 70% tổng đàn, bảo đảm tối thiểu tiêm 1 lần/năm.

bqbht_br_z5904130975803-45dd163c58bf3eea98cf3122cf1206ec.jpg
Hà Tĩnh phấn đấu hoàn thành tiêm phòng gia súc, gia cầm đợt 1 trước ngày 30/5.

Các địa phương đang chủ động rà soát tổng đàn vật nuôi trên địa bàn; thống kê phân loại chăn nuôi nông hộ, chăn nuôi trang trại (quy mô lớn, vừa, nhỏ) để chỉ đạo tổ chức tiêm phòng theo quy trình nuôi và giao chỉ tiêu tiêm phòng đúng đối tượng, sát thực tế; tích cực tuyên truyền để Nhân dân trên địa bàn phối hợp với lực lượng thú y viên trong quá trình triển khai, đảm bảo tiêm phòng đạt tiến độ đề ra với tỷ lệ cao.

Ngoài ra, người chăn nuôi cũng cần tự giác phối hợp trong công tác tiêm phòng dịch bệnh, chú ý vệ sinh chuồng trại sạch sẽ để góp phần bảo vệ đàn vật nuôi.

bqbht_br_img-9725.jpg
Theo số liệu của Cục Thống kê, tổng đàn lợn toàn tỉnh đạt 390.200 con.

Trong quá trình triển khai tiêm phòng, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh sẽ tăng cường công tác tập huấn, hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ thú y cấp xã, phường, thị trấn; chủ động tham mưu, cung ứng đầy đủ, đảm bảo chất lượng các loại vắc-xin, hóa chất phục vụ công tác tiêm phòng tại các địa phương.

Hiện nay, theo số liệu từ Cục Thống kê Hà Tĩnh, đàn trâu ước đạt 64.980 con, đàn bò 160.980 con; đàn lợn 390.200 con; đàn gia cầm 9.580 ngàn con.

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Lúa hữu cơ thắng lớn trên đồng ruộng Kỳ Anh

Lúa hữu cơ thắng lớn trên đồng ruộng Kỳ Anh

Vụ xuân năm nay, huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) giành thắng lợi trên diện tích 52,5ha lúa hữu cơ với sản lượng đạt trên 260 tấn, tổng giá trị đạt trên 3,5 tỷ đồng. Kết quả này tạo tiền đề để địa phương tiếp tục mở rộng diện tích.
Thiếu nguyên liệu sản xuất cho sản phẩm OCOP

Thiếu nguyên liệu sản xuất cho sản phẩm OCOP

Muốn có nguyên liệu phục vụ sản xuất, chủ sản phẩm OCOP ở Hà Tĩnh phải huy động nhân viên đến tận vườn hộ để thu hoạch nhưng nhiều thời điểm cũng không có nguyên liệu.
Ngậm ngùi nhìn thóc lép ở Xuân Viên

Ngậm ngùi nhìn thóc lép ở Xuân Viên

Hàng trăm hộ dân xã Xuân Viên (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) ngậm ngùi vì lúa vụ xuân năm nay hạt lép nhiều, năng suất sụt giảm, chỉ đạt bình quân chưa đến 1,5 tạ/sào.
"Nước lũ lên nhanh quá, chúng tôi trở tay không kịp"

"Nước lũ lên nhanh quá, chúng tôi trở tay không kịp"

Nhận thấy có mưa lớn kéo dài, người dân ở Hà Tĩnh đã chủ động kê lúa gạo, đồ đạc, xe cộ lên cao nhưng nước lũ lên nhanh khiến nông sản, gia súc, gia cầm ngâm trong nước, thiệt hại lớn về tài sản.
Mục sở thị quy trình nuôi tằm trong phòng điều hòa

Mục sở thị quy trình nuôi tằm trong phòng điều hòa

Vượt qua những khó khăn ban đầu, HTX Mật ong Cường Nga (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã làm chủ kỹ thuật nuôi tằm và xây dựng được chuỗi liên kết tiêu thụ ổn định, mở ra hướng phát triển kinh tế hiệu quả cho người dân.
Nông dân Cẩm Xuyên trồng sả tía cho thu nhập cao

Nông dân Cẩm Xuyên trồng sả tía cho thu nhập cao

Phát huy tiềm năng kinh tế vùng bán sơn địa, xã Cẩm Thịnh, huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đã tập trung phát triển mô hình trồng sả tía trên đất vườn đồi. Từ một vài hộ trồng thí điểm ban đầu đến nay, toàn xã đã có hơn 30ha trồng sả tía, đưa lại nguồn thu nhập ổn định cho người dân địa phương.
Nguy cơ thiếu nước cục bộ: Áp lực lớn cho sản xuất hè thu tại Hà Tĩnh

Nguy cơ thiếu nước cục bộ: Áp lực lớn cho sản xuất hè thu tại Hà Tĩnh

Hiện đang là cao điểm thu hoạch lúa vụ xuân nhưng lịch sản xuất vụ hè thu cũng đã cận kề. Trong điều kiện nhiều công trình thủy lợi vừa và nhỏ, hệ thống kênh tưới bị xuống cấp, tạo ra áp lực cho tiến độ, diện tích và năng suất vụ sản xuất hè thu tại một số địa phương.