Hương Sơn đẩy nhanh tiến độ tích tụ ruộng đất

(Baohatinh.vn) - Việc tập trung, tích tụ ruộng đất ở Hương Sơn (Hà Tĩnh) sẽ hình thành các vùng sản xuất quy mô lớn, góp phần đẩy nhanh thực hiện các giải pháp tái cơ cấu ngành nông nghiệp.

Hương Sơn đẩy nhanh tiến độ tích tụ ruộng đất

Đội ngũ cán bộ chủ chốt xã Sơn Hàm thường xuyên có mặt để theo dõi tiến độ thực hiện

11 ha đất ruộng khu vực Sao Nhà (thôn Tượng Sơn, xã Sơn Hàm) là nơi được chọn làm điểm đầu tiên trong thực hiện chủ trương tập trung tích tụ ruộng đất ở huyện Hương Sơn từ tháng 6/2023 lại nay. Song đây lại là nơi thách thức ý chí, quyết tâm của lãnh đạo xã Sơn Hàm khi phải hoàn tất nhiệm vụ vào cuối tháng 9 năm nay.

Vùng đất này thuộc sở hữu của 80 hộ dân, trong đó, nhiều hộ có đến 4 - 5 ô thửa nhỏ nằm ở những vị trí khác nhau và khá xa nhau. Mặt khác, độ “vênh” mặt ruộng khá lớn từ 80cm - 1m khiến công tác san ủi mất nhiều thời gian, tốn nhiều kinh phí.

"Trong khi đó, tư tưởng ngại chuyển đổi đã ăn sâu bám rễ trong hầu hết người dân nơi đây. Đặc biệt là khi triển khai công tác tập trung tích tụ ruộng đất, người dân buộc phải dừng sản xuất hè thu (năng suất bình quân đạt 4 tấn/ha) ảnh hưởng rất lớn đến quyền lợi của bà con nên tất cả đều phản đối" - Thôn trưởng thôn Tượng Sơn, xã Sơn Hàm - Lương Văn Bằng cho biết.

Hương Sơn đẩy nhanh tiến độ tích tụ ruộng đất

Độ vênh mặt ruộng ở thôn Tượng Sơn, xã Sơn Hàm khiến việc san ủi mất rất nhiều thời gian, kinh phí

Được lựa chọn làm thí điểm, lãnh đạo huyện Hương Sơn đã có sự cân nhắc và kỳ vọng rất lớn vào thành công, vì vậy khó đến mấy xã Sơn Hàm cũng không thể dừng lại. Bởi vậy, sau hàng chục cuộc họp bàn về việc phá ô thửa nhỏ, hình thành ô thửa lớn, đề cập đây là chủ trương lớn, mang lại lợi ích thiết thực, hiệu quả, bà con từ chỗ phản đối, nghi ngờ rồi tất cả đều đồng ý dừng sản xuất hè thu, ký cam kết với chính quyền xã để thực hiện.

Sau đồng thuận của người dân, xã Sơn Hàm hợp đồng với một số doanh nghiệp để đẩy nhanh tiến đố san ủi mặt ruộng, đào đắp mới thêm 2km đường nội đồng, xây gần 300m kênh mương cứng. Tổng nguồn kinh phí đầu tư sau khi hoàn thành hết 2,5 tỷ đồng.

Theo ông Phan Xuân Hải - Chủ tịch UBND xã Sơn Hàm, khối lượng công việc hiện đã đạt trên 60%. Xã đang phấn đấu đến ngày 1/10 sẽ bàn giao mặt bằng sạch cho bà con sản xuất vụ xuân.

Hương Sơn đẩy nhanh tiến độ tích tụ ruộng đất

Máy móc, phương tiện thi công tại khu vực Sao Nhà, thôn Tượng Sơn, xã Sơn Hàm

So với Sơn Hàm, xã Quang Diệm nhập cuộc có phần muộn hơn (tháng 8/2023). Bởi khu vực tập trung chuyển đổi (hơn 10 ha ở thôn Đồng Sơn) khá bằng phẳng nên việc tập trung tích tụ ruộng đất diễn ra luận lợi, ít chi phí. Hơn nữa, mỗi năm các hộ dân thôn Đồng Sơn chỉ sản xuất 1 vụ (vụ xuân), không sản xuất hè thu do thiếu nước nên quá trình thi công diễn ra thuận lợi. Đến nay, 208 ô thửa manh mún, rải rác ở khu vực này tập trung lại còn 110 ô thửa.

Ông Nguyễn Văn Thư - Phó Chủ tịch UBND xã Quang Diệm cho biết: "Sau hơn 1 tháng thi công, địa phương mới chi trả khoảng 100 triệu đồng để san ủi mặt bằng, phân ô thửa. Các tuyến đường nội đồng và kênh mương làm bằng đất chỉ 5 - 7 ngày nữa là hoàn tất. Dự kiến, đến cuối tháng 9 chính quyền cũng sẽ bàn giao để bà con sản xuất vụ xuân".

Hương Sơn đẩy nhanh tiến độ tích tụ ruộng đất

Khu vực tích tụ ruộng đất tại thôn Đồng Sơn, xã Quang Diệm

Cũng giống như xã Quang Diệm (không sản xuất hè thu), xã An Hoà Thịnh triển khai tích tụ ruộng đất từ ngày 15/6 tại 2 thôn Sâm Cồn và thôn Nậy với diện tích 11,4 ha. 2 thôn này có 98 hộ dân, trong đó hộ có diện tích sản xuất nhỏ nhất là 500m2, hộ nhiều nhất 3.000m2. Đặc biệt, có những hộ 4 - 5 thửa đất ở rất xa nhau nên sau khi họp bàn thống nhất, xã yêu cầu các hộ dân ký cam kết thực hiện, tất cả người dân đều đồng thuận. Đến nay khối lượng công việc phá ô thửa nhỏ hình thành ô thửa lớn ở xã An Hoà Thịnh đạt trên 90%.

“Đến thời điểm này xã bỏ ra nguồn kinh phí 400 triệu đồng để hoàn thiện công tác san ủi đất, đào đắp tuyến đường nội đồng dài hơn 2km. Hệ thống kênh mương được đào đắp bằng đất nên thi công rất nhanh. Đến hết tháng 9/2023, xã sẽ bàn giao mặt bằng để người dân triển khai sản xuất vụ xuân” - Chủ tịch UBND xã An Hoà Thịnh - Nguyễn Hữu Đông khẳng định.

Hương Sơn đẩy nhanh tiến độ tích tụ ruộng đất

11,4 ha tại thôn Sâm Cồn và thôn Nậy xã An Hoà Thịnh sẽ được phân thành 11 ô lớn

Đề cập đến tình hình thực hiện chủ trương tập trung tích tụ ruộng đất trên địa bàn huyện Hương Sơn, Phó Chủ tịch UBND huyện Nguyễn Kiều Hưng cho biết: Sau khi 3 địa phương hoàn thành tích tụ ruộng đất, ngoại trừ một số xã có diện tích nhỏ, độ dốc mặt ruộng khá lớn như Sơn Hồng, Sơn Lĩnh, các địa phương còn lại cũng sẽ đồng loạt triển khai.

Trong số này có nhiều xã đang tập trung xây dựng nông thôn mới nâng cao nên quan điểm của huyện là lồng ghép các chính sách hỗ trợ để giảm tải kinh phí cho các địa phương. Việc tập trung, tích tụ ruộng đất ở Hương Sơn sẽ hình thành các vùng sản xuất quy mô lớn, góp phần đẩy nhanh thực hiện các giải pháp tái cơ cấu ngành nông nghiệp.

Hoài Nam

Đọc thêm

Nông dân Cẩm Xuyên trồng sả tía cho thu nhập cao

Nông dân Cẩm Xuyên trồng sả tía cho thu nhập cao

Phát huy tiềm năng kinh tế vùng bán sơn địa, xã Cẩm Thịnh, huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đã tập trung phát triển mô hình trồng sả tía trên đất vườn đồi. Từ một vài hộ trồng thí điểm ban đầu đến nay, toàn xã đã có hơn 30ha trồng sả tía, đưa lại nguồn thu nhập ổn định cho người dân địa phương.
Nguy cơ thiếu nước cục bộ: Áp lực lớn cho sản xuất hè thu tại Hà Tĩnh

Nguy cơ thiếu nước cục bộ: Áp lực lớn cho sản xuất hè thu tại Hà Tĩnh

Hiện đang là cao điểm thu hoạch lúa vụ xuân nhưng lịch sản xuất vụ hè thu cũng đã cận kề. Trong điều kiện nhiều công trình thủy lợi vừa và nhỏ, hệ thống kênh tưới bị xuống cấp, tạo ra áp lực cho tiến độ, diện tích và năng suất vụ sản xuất hè thu tại một số địa phương.
Nông dân Thạch Hà vào vụ thu hoạch lạc xuân

Nông dân Thạch Hà vào vụ thu hoạch lạc xuân

Thạch Hà luôn đứng tốp đầu của Hà Tĩnh cả về diện tích lẫn năng suất lạc vụ xuân. Những ngày này, người dân địa phương đã bắt đầu thu hoạch trên các cánh đồng gieo trỉa sớm.
Chống hạn sớm cho cây chè

Chống hạn sớm cho cây chè

Nông dân Hà Tĩnh đã tập trung áp dụng nhiều giải pháp chống hạn cho hơn 1.200 ha cây chè nguyên liệu nhằm duy trì sản lượng, chất lượng ổn định trong mùa nắng nóng.
Chống hạn cho cây chè Kỳ Anh

Chống hạn cho cây chè Kỳ Anh

Chính quyền huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) tiếp tục tuyên truyền, vận động người dân khoan giếng, lắp đặt thêm hệ thống tưới tự động... để chống hạn cho cây chè.
Hà Tĩnh - đồng thơm hương lúa mới

Hà Tĩnh - đồng thơm hương lúa mới

Tháng năm về mang theo hương lúa chín lan xa trên khắp cánh đồng ở Hà Tĩnh. Tiếng máy gặt hòa cùng nhịp lao động hối hả của người dân tạo nên bức tranh quê sinh động.
Nông dân Hà Tĩnh vào mùa gặt

Nông dân Hà Tĩnh vào mùa gặt

Người dân các địa phương ở Hà Tĩnh đang tập trung thu hoạch lúa xuân chín sớm. Năm nay, mặc dù thời tiết không thuận lợi nhưng nhờ gieo cấy đúng lịch thời vụ, chăm sóc đúng kỹ thuật nên lúa vẫn phát triển tốt.
Giữ màu xanh cho những cánh rừng

Giữ màu xanh cho những cánh rừng

Ban Quản lý (BQL) Rừng phòng hộ Nam Hà Tĩnh luôn kiên trì thực hiện tốt chức trách, nhiệm vụ của mình để bảo vệ cho những cánh rừng luôn xanh tươi, an toàn.
Triển vọng chăn nuôi hươu sao ở Cẩm Xuyên

Triển vọng chăn nuôi hươu sao ở Cẩm Xuyên

Chăn nuôi hươu sao đang mở ra nhiều triển vọng phát triển kinh tế cho người dân huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) khi nhiều địa phương nhân rộng mô hình theo tổ hợp tác, hợp tác xã...
Rộn ràng mùa dưa ở Việt Tiến

Rộn ràng mùa dưa ở Việt Tiến

Những ngày này, nông dân xã Việt Tiến (Thạch Hà, Hà Tĩnh) đang vào mùa thu hoạch dưa các loại. Không khí thu hoạch trên các cánh đồng dưa luôn rộn ràng, tấp nập báo hiệu mùa bội thu.
Nhanh tay "hồi sức" lúa bị đổ ngã do mưa gió

Nhanh tay "hồi sức" lúa bị đổ ngã do mưa gió

Tập trung khơi thông dòng chảy, tiêu thoát nước khỏi ruộng, buộc những diện tích bị đổ ngã… là những giải pháp mà nông dân Hà Tĩnh đang nỗ lực triển khai, với hy vọng giảm thiểu thấp nhất thiệt hại về năng suất cuối vụ.