Người dân huyện miền núi Hà Tĩnh biến rác hữu cơ thành phân bón vi sinh

(Baohatinh.vn) - Từ rác thải hữu cơ, hơn 900 hộ dân ở huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) đã thu gom, tái chế thành phân vi sinh để chăm bón cho cây trồng.

Người dân huyện miền núi Hà Tĩnh biến rác hữu cơ thành phân bón vi sinh

Người dân Hương Sơn thu gom, phân loại, xử lý rác ngay tại nhà

Đường làng, ngõ xóm ở xã Sơn Giang (Hương Sơn) luôn trong lành, sạch sẽ, bởi rác thải sinh hoạt thời gian gần đây được các hộ thu gom, phân loại, xử lý ngay tại nhà.

Đặc biệt, hàng trăm hộ dân ở đây còn biến rác hữu cơ thành phân bón vi sinh chăm bón cho các loại cây trồng.

Người dân huyện miền núi Hà Tĩnh biến rác hữu cơ thành phân bón vi sinh

Sau khi phân loại, rác hữu cơ được ủ trong bể để làm phân vi sinh

Vào khu vườn của chị Trịnh Thị Vân ở thôn 2, xã Sơn Giang cây nào, cấy nấy tươi tốt. Chị Vân cho biết: Thu gom, phân loại và xử lý rác thải hữu cơ thành phân bón rất có lợi. Trước đây, mỗi lần phát sinh rác thải sinh hoạt, gia đình tôi đem chôn lấp; các loại cây trong vườn như mít, bưởi, cam... bị sâu bệnh rơi rụng xuống vừa lãng phí, vừa gây ô nhiễm môi trường.

Người dân huyện miền núi Hà Tĩnh biến rác hữu cơ thành phân bón vi sinh

Chị Trịnh Thị Vân bón phân hữu cơ cho cây ăn quả

“Quy trình ủ khá đơn giản, chỉ cần xây bể đựng rác chia làm 2 ngăn có nắp đậy nhằm tránh ruồi muỗi vào đẻ trứng. Sau khi rác sinh hoạt của gia đình được phân loại, riêng rác hữu cơ như: thức ăn dư thừa, rau cỏ, trái cây hư… cho vào hố ủ trộn với men vi sinh để biến thành phân bón vi sinh”- chị Vân chia sẻ.

Người dân huyện miền núi Hà Tĩnh biến rác hữu cơ thành phân bón vi sinh

Phân loại và xử lý tại nguồn nhằm giảm thiểu rác thải sinh hoạt mỗi ngày

Ông Bùi Đức Hạnh – Phó Bí thư Đảng ủy xã cho hay: Sơn Giang là địa phương được chọn làm điểm thực hiện đề án phân loại và xử lý rác thải tại nguồn của huyện.

Mỗi hộ xây bể xử lý rác hữu cơ theo đúng quy định sẽ được huyện hỗ trợ 200 nghìn đồng và 100 nghìn đồng mua 2 thùng nhựa phân loại rác thải sinh hoạt. Nhờ làm tốt công tác tuyên truyền, đến nay toàn xã đã xây dựng được 207 mô hình ủ phân vi sinh.

Người dân huyện miền núi Hà Tĩnh biến rác hữu cơ thành phân bón vi sinh

Nhờ tuyên truyền tốt, nhiều hộ dân ở Hương Sơn đã tích cực hưởng ứng phân loại và xử lý rác thải tại nguồn

Xây dựng các mô hình ủ phân vi sinh tại gia đình có có sự đóng góp tích cực của các tổ chức, đoàn thể trên địa bàn huyện. Hội Nông dân huyện cũng đã chọn xã Sơn Châu xây dựng mô hình thí điểm tại thôn Tháp Sơn.

“Cho đến thời điểm này, thôn Tháp Sơn đã xây dựng được 50 mô hình phân loại rác, ủ phân vi sinh. Qua đó, đã giảm được 70% lượng rác hữu cơ tại điểm tập kết rác thải của địa phương. Đây là một hoạt động rất cần thiết để giúp người dân có thói quen phân loại rác thải ngay tại gia đình. Hội đang tiếp tục nhân rộng mô hình sang các thôn Yên Thịnh, Sinh Cờ...”, ông Trần Mạnh Hùng - Chủ tịch Hội Nông dân xã Sơn Châu cho biết thêm.

Người dân huyện miền núi Hà Tĩnh biến rác hữu cơ thành phân bón vi sinh

Mô hình ủ phân vi sinh góp phần nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho người dân

Theo ông Trần Bình Thân – Phó Chủ tịch UBND huyện Hương Sơn, từ đầu năm đến nay, toàn huyện đã tổ chức mua và cấp phát 6.629 thùng rác cho các hộ gia đình; triển khai xây dựng được 928 mô hình ủ phân vi sinh tại nguồn.

Bước đầu cho thấy, nhiều hộ gia đình đã tiến hành xử lý rác bằng bể ủ phân vi sinh đạt hiệu quả cao, sử dụng tốt cho cây trồng. Đồng thời, góp phần nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của người dân từ việc xử lý chuyên nghiệp rác thải xung quanh gia đình, đường làng, ngõ xóm... vì một môi trường xanh.

Chủ đề Tài nguyên – môi trường

Đọc thêm

Chè vằng Cẩm Mỹ hướng tới sản phẩm OCOP

Chè vằng Cẩm Mỹ hướng tới sản phẩm OCOP

Nhiều hộ dân ở xã Cẩm Mỹ (Cẩm Xuyên - Hà Tĩnh) đã mở rộng diện tích, đầu tư công nghệ để tạo ra sản phẩm hàng hóa, đưa lại nguồn thu nhập bền vững từ cây chè vằng. Địa phương tiến tới xây dựng sản phẩm OCOP chè vằng.
Phủ xanh những vùng đất hoang hóa, bạc màu

Phủ xanh những vùng đất hoang hóa, bạc màu

Người dân một số địa phương ở Hà Tĩnh đã tập trung cải tạo những vùng đất ven biển bị hoang mạc hóa do biến đổi khí hậu, lựa chọn cây trồng phù hợp đưa vào sản xuất. Từ đó không chỉ giúp người dân nâng cao thu nhập mà còn góp phần phủ xanh đất đai hoang hóa, cải tạo môi trường.
Hà Tĩnh quyết tâm sớm hoàn thành mục tiêu tỉnh nông thôn mới

Hà Tĩnh quyết tâm sớm hoàn thành mục tiêu tỉnh nông thôn mới

Hà Tĩnh đang bước vào giai đoạn cao điểm cho mục tiêu tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới (NTM). Những tuyến đường mở rộng, những khu dân cư kiểu mẫu hình thành, đời sống vật chất và tinh thần của người dân không ngừng nâng cao…
Duy trì nhịp điệu xây dựng nông thôn mới

Duy trì nhịp điệu xây dựng nông thôn mới

Sự đồng lòng của người dân Hà Tĩnh trong triển khai các hoạt động xây dựng nông thôn mới không chỉ góp phần hoàn thiện, nâng cao chất lượng các tiêu chí mà còn thắt chặt thêm tình làng nghĩa xóm.
Nhiều loại sâu bệnh gây hại lúa xuân cuối vụ

Nhiều loại sâu bệnh gây hại lúa xuân cuối vụ

Thời tiết Hà Tĩnh duy trì hình thái nhiều mây, có mưa rào, độ ẩm cao là điều kiện thuận lợi để sâu bệnh phát sinh, đặc biệt là bệnh đạo ôn cổ bông trên lúa thời kỳ trổ tập trung.
Đổi đời nhờ nghề nuôi ong ở Đức Lạng

Đổi đời nhờ nghề nuôi ong ở Đức Lạng

Năm 2024, Chi hội nghề nghiệp Nuôi ong lấy mật xã Đức Lạng (Đức Thọ, Hà Tĩnh) thành lập với gần 50 hội viên tham gia, trở thành nền tảng để đưa thương hiệu mật ong vươn xa.
Người cựu binh kiên trì xây làng, dựng nghiệp

Người cựu binh kiên trì xây làng, dựng nghiệp

Trở về từ quân ngũ, ông Nguyễn Kiến Quốc - Phó Chủ tịch UBND xã Sơn Phú (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã hăng hái cùng người dân xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế từ nghề nuôi ong.