Người nuôi trồng thủy sản Hà Tĩnh thiệt hại hơn 250 tỷ đồng sau mưa lũ

(Baohatinh.vn) - Thống kê của Chi cục Thủy sản Hà Tĩnh, sau các đợt mưa lớn vừa qua, toàn tỉnh thiệt hại hơn 3.000 ha nuôi trồng thủy sản với sản lượng lên tới 3.200 tấn, tương đương số tiền hơn 250 tỷ đồng.

Người nuôi trồng thủy sản Hà Tĩnh thiệt hại hơn 250 tỷ đồng sau mưa lũ

Sáng nay (2/11), Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Sơn cùng lãnh đạo Sở NN&PTNT, Chi cục Thủy sản đi kiểm tra tình hình thiệt hại nuôi trồng thủy sản và hư hỏng một số công trình đê biển, âu tránh trú bão tại cảng cá sau các đợt mưa lũ.

Người nuôi trồng thủy sản Hà Tĩnh thiệt hại hơn 250 tỷ đồng sau mưa lũ

Thôn Trần Phú, thị trấn Thiên Cầm, huyện Cẩm Xuyên là khu vực tập trung nhiều diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng. Sau đợt mưa lũ, gần như toàn bộ các ao nuôi ở đây đều bị ngập lụt và ngọt hóa khiến nhiều tấn tôm thương phẩm sắp thu hoạch bị chết.

Người nuôi trồng thủy sản Hà Tĩnh thiệt hại hơn 250 tỷ đồng sau mưa lũ

Gia đình tôi đầu tư nhiều tỷ đồng nuôi tôm ở thị trấn Thiên Cầm và xã Nam Phúc Thăng nhưng đợt mưa lũ vừa qua đã cuốn trôi tất cả. Toàn bộ 18 tấn tôm thương phẩm sắp tới ngày thu hoạch bị chết trắng do nước lũ và ngọt hóa cùng 2 triệu con tôm giống bị cuốn trôi, ước tính thiệt hại 3 tỷ đồng - anh Nguyễn Tiến Hùng chia sẻ với đoàn công tác.

Người nuôi trồng thủy sản Hà Tĩnh thiệt hại hơn 250 tỷ đồng sau mưa lũ

Chủ tịch UBND huyện Cẩm Xuyên Hà Văn Bình cho hay: Sau đợt mưa lũ vừa qua, 427ha nuôi trồng thủy sản với sản lượng 378 tấn bị thiệt hại hoàn toàn, cùng với đó là nhiều thiết bị ở các ao nuôi bị cháy, hư hỏng. Thiệt hại ước tính gần 20 tỷ đồng.

Người nuôi trồng thủy sản Hà Tĩnh thiệt hại hơn 250 tỷ đồng sau mưa lũ

Theo thống kê ban đầu của Chi cục Thủy sản Hà Tĩnh, sau các đợt mưa lớn vừa qua, toàn tỉnh thiệt hại hơn 3.000ha nuôi trồng thủy sản với sản lượng lên tới 3.200 tấn, tương đương số tiền hơn 250 tỷ đồng.

Người nuôi trồng thủy sản Hà Tĩnh thiệt hại hơn 250 tỷ đồng sau mưa lũ

Chia sẻ trước những thiệt hại mà người nuôi trồng thủy sản gặp phải, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Sơn động viên người dân cố gắng vượt qua giai đoạn khó khăn, khôi phục sản xuất.

Người nuôi trồng thủy sản Hà Tĩnh thiệt hại hơn 250 tỷ đồng sau mưa lũ

Tiếp đó, đoàn công tác đã tới kiểm tra các điểm sạt lở trên tuyến kè biển Cẩm Nhượng. Tuyến kè này có tổng chiều dài 2,2 km, chạy từ khách sạn sông La đến chợ cá Cồn Gò (Cẩm Nhượng). Trong đợt mưa lớn vừa qua, sóng biển đã làm sạt lở 2 đoạn trên tuyến đê.

Người nuôi trồng thủy sản Hà Tĩnh thiệt hại hơn 250 tỷ đồng sau mưa lũ

Chính quyền địa phương và người dân đã dùng rọ sắt cùng với đá hộc gia cố tạm thời các điểm hư hỏng. Tuy nhiên, đây chỉ là biện pháp tạm thời. Trước tình hình thời tiết vẫn diễn biến phức tạp thì khả năng chống chọi của tuyến kè với những cơn bão lớn, đổ bộ trực tiếp là rất khó.

Người nuôi trồng thủy sản Hà Tĩnh thiệt hại hơn 250 tỷ đồng sau mưa lũ

Cũng trong sáng nay (2/11), Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Sơn đã tới kiểm tra hư hỏng ở bờ kè âu tránh trú bão tại cảng cá Cửa Sót, xã Thạch Kim, huyện Lộc Hà.

Người nuôi trồng thủy sản Hà Tĩnh thiệt hại hơn 250 tỷ đồng sau mưa lũ

Theo Giám đốc BQL các cảng cá Hà Tĩnh Bùi Tuấn Sơn, từ sau cơn bão số 7, tuyến kè dài 1,3km này xuất hiện nhiều điểm sút lún nghiêm trọng. Trước tình hình này, đơn vị đã dùng các bao tải cát tấp vào những chỗ sụt lún.

Người nuôi trồng thủy sản Hà Tĩnh thiệt hại hơn 250 tỷ đồng sau mưa lũ

Qua kiểm tra thực tế các điểm hư hỏng trên tuyến kè Cẩm Nhượng và âu tránh trú bão tại cảng cá Cửa Sót, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Sơn đánh giá cao công tác ứng phó của địa phương và đơn vị quản lý.

Người nuôi trồng thủy sản Hà Tĩnh thiệt hại hơn 250 tỷ đồng sau mưa lũ

Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh, trước tình hình mưa bão vẫn rất phức tạp, việc dùng gạch đá gia cố các điểm hư hỏng chỉ là giải pháp tạm thời, còn về lâu dài cần kiểm tra, rà soát kỹ càng và có biện pháp xử lý triệt để.

Chủ đề Hoạt động của lãnh đạo tỉnh

Chủ đề Mưa lũ ở Hà Tĩnh

Chủ đề Lũ lụt Hà Tĩnh

Chủ đề Chung tay khắc phục hậu quả lũ lụt

Đọc thêm

Phủ xanh những vùng đất hoang hóa, bạc màu

Phủ xanh những vùng đất hoang hóa, bạc màu

Người dân một số địa phương ở Hà Tĩnh đã tập trung cải tạo những vùng đất ven biển bị hoang mạc hóa do biến đổi khí hậu, lựa chọn cây trồng phù hợp đưa vào sản xuất. Từ đó không chỉ giúp người dân nâng cao thu nhập mà còn góp phần phủ xanh đất đai hoang hóa, cải tạo môi trường.
Hà Tĩnh quyết tâm sớm hoàn thành mục tiêu tỉnh nông thôn mới

Hà Tĩnh quyết tâm sớm hoàn thành mục tiêu tỉnh nông thôn mới

Hà Tĩnh đang bước vào giai đoạn cao điểm cho mục tiêu tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới (NTM). Những tuyến đường mở rộng, những khu dân cư kiểu mẫu hình thành, đời sống vật chất và tinh thần của người dân không ngừng nâng cao…
Duy trì nhịp điệu xây dựng nông thôn mới

Duy trì nhịp điệu xây dựng nông thôn mới

Sự đồng lòng của người dân Hà Tĩnh trong triển khai các hoạt động xây dựng nông thôn mới không chỉ góp phần hoàn thiện, nâng cao chất lượng các tiêu chí mà còn thắt chặt thêm tình làng nghĩa xóm.
Nhiều loại sâu bệnh gây hại lúa xuân cuối vụ

Nhiều loại sâu bệnh gây hại lúa xuân cuối vụ

Thời tiết Hà Tĩnh duy trì hình thái nhiều mây, có mưa rào, độ ẩm cao là điều kiện thuận lợi để sâu bệnh phát sinh, đặc biệt là bệnh đạo ôn cổ bông trên lúa thời kỳ trổ tập trung.
Đổi đời nhờ nghề nuôi ong ở Đức Lạng

Đổi đời nhờ nghề nuôi ong ở Đức Lạng

Năm 2024, Chi hội nghề nghiệp Nuôi ong lấy mật xã Đức Lạng (Đức Thọ, Hà Tĩnh) thành lập với gần 50 hội viên tham gia, trở thành nền tảng để đưa thương hiệu mật ong vươn xa.
Người cựu binh kiên trì xây làng, dựng nghiệp

Người cựu binh kiên trì xây làng, dựng nghiệp

Trở về từ quân ngũ, ông Nguyễn Kiến Quốc - Phó Chủ tịch UBND xã Sơn Phú (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã hăng hái cùng người dân xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế từ nghề nuôi ong.
Mùa mật ong kém vui ở Vũ Quang

Mùa mật ong kém vui ở Vũ Quang

Thay vì rộn ràng thu hoạch những giọt mật đầu vụ như các năm trước, năm nay, người dân huyện Vũ Quang (Hà Tĩnh) đang trải qua một mùa mật ong chính vụ kém vui.
Hà Tĩnh với chặng nước rút góp phần gỡ thẻ vàng IUU

Gỡ thẻ vàng IUU: Hà Tĩnh quyết liệt "chặng nước rút"

Đợt thanh tra lần thứ 5 của Ủy ban Châu Âu được xem là thời điểm quyết định để Việt Nam gỡ cảnh báo thẻ vàng IUU. Xác định rõ nhiệm vụ này, Hà Tĩnh đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp trong "chặng nước rút", đặc biệt tạo nên những thay đổi tích cực, nhất là trong nhận thức, trách nhiệm của ngư dân.