Nỗi lo “ô nhiễm trắng” từ thói quen dùng nilon trên đồng ruộng

(Baohatinh.vn) - Việc nông dân Hà Tĩnh sử dụng nilon bao quanh đồng ruộng giúp phòng ngừa chuột, tác động thời tiết bất lợi gây hại cho lúa nhưng cũng kéo theo nguy cơ ô nhiễm môi trường.

Nỗi lo “ô nhiễm trắng” từ thói quen dùng nilon trên đồng ruộng

Ông Đặng Ngọc Tuấn sử dụng nilon bao quanh ruộng lúa để hạn chế sự phá hại của chuột.

Sau 4 ngày gieo cấy gần 2 sào lúa xuân ở cánh đồng Già, ông Đặng Ngọc Tuấn (SN 1968, TDP K130, thị trấn Nghèn, huyện Can Lộc) mang theo nhiều thanh tre cùng 2 kg nilon để bao quanh ruộng lúa, hạn chế sự phá hại của chuột.

Theo lời ông Tuấn, khi vừa gieo cấy, ruộng đang có nước, chuột chưa thể phá được nhưng chỉ cần 3-4 ngày, nước cạn, chuột đã xuất hiện và ăn lúa giống.

Chỉ tay vào vô số dấu chân chuột để lại, ông Tuấn cho hay: "Sau khi gieo vài ngày đã phải bọc nilon để bảo vệ lúa nhưng do gia đình có việc nên giờ tôi mới làm được. Mới chậm vài ngày mà chuột đã xuất hiện, ăn mất 1 góc lúa giống rồi".

Nỗi lo “ô nhiễm trắng” từ thói quen dùng nilon trên đồng ruộng

Giá thành rẻ nhưng mang lại hiệu quả nên phần lớn người dân đều sử dụng nilon vào mỗi vụ gieo cấy.

Theo lời ông Tuấn, trước khi bắt đầu mùa vụ, người dân và chính quyền địa phương cũng đã có triển khai một số biện pháp bẫy, bắt chuột trên các cánh đồng. Tuy nhiên, do số lượng nhiều, không thể xử lý hết nên khi lúa xuân gieo cấy, chuột lại gây hại cho lúa.

Và để hạn chế sự phá hại của chuột đối với mùa màng, cùng với tiếp tục các biện pháp bẫy, bắt, người dân sử dụng nilon bao quanh ruộng lúa. Nông dân cho rằng, đây là cách hữu hiệu nhất để ngăn chặn chuột phá hại.

“Mùa này, gia đình tôi gieo cấy 6 sào lúa nên cần dùng tới 6 kg nilon. Loại bao nilon này có giá 28 – 30 nghìn đồng/kg và chỉ dùng được một mùa. Tới cuối vụ lúa, nilon bị hư hỏng, tôi thường gom lại đốt hoặc bỏ vào các bể chứa trên đồng ruộng” - ông Đặng Ngọc Tuấn cho hay.

Nỗi lo “ô nhiễm trắng” từ thói quen dùng nilon trên đồng ruộng

Số lượng nilon mà người dân sử dụng vào mỗi vụ sản xuất là rất lớn, kéo theo nguy cơ ô nhiễm môi trường.

Ghi nhận cho thấy, thời điểm này, người dân tại các địa phương ở Hà Tĩnh đang vào vụ gieo cấy lúa xuân. Vụ lúa xuân năm nay, toàn tỉnh sản xuất 59.107 ha.

Để bảo vệ lúa, tránh sự gây hại của chuột hay bất lợi từ thời tiết, phần lớn người dân đều sử dụng nilon bao quanh ruộng. Và sau mỗi mùa vụ, không khó bắt gặp cảnh nilon vứt bừa bãi trên các tuyến đường nội đồng, bờ ruộng.

Mục đích việc sử dụng nilon của bà con nông dân là điều dễ hiểu, tuy nhiên, do đặc tính khó phân hủy nên nilon gây nguy cơ ô nhiễm môi trường rất lớn. Đây thực sự là mối đe dọa đối với sức khỏe con người và hệ sinh thái, đặt ra nhiều áp lực và thách thức về việc bảo vệ môi trường sống.

Nỗi lo “ô nhiễm trắng” từ thói quen dùng nilon trên đồng ruộng

Khi ở môi trường tự nhiên, nilon phải mất hàng trăm năm mới có thể phân hủy.

Ông Nguyễn Văn Thành – Trưởng phòng Môi trường (Sở TN&MT Hà Tĩnh) cho hay: Theo nghiên cứu, khi ở môi trường tự nhiên, nilon phải mất hàng trăm năm mới có thể phân hủy. Trường hợp chôn lấp, rác thải nilon gây ô nhiễm môi trường đất và nước, cản trở sự sinh trưởng và phát triển của các loại thực vật và đây cũng là nguyên nhân của sự xói mòn đất, ảnh hưởng đến sự phát triển sinh thái trong vùng.

Khi đốt nilon sẽ tạo ra khí thải có chất độc dioxin và furan gây ngộ độc, ảnh hưởng đến tuyến nội tiết, giảm khả năng miễn dịch, rối loạn chức năng tiêu hóa và các dị tật bẩm sinh ở trẻ nhỏ, nguy hiểm hơn là có khả năng gây ung thư.

Nỗi lo “ô nhiễm trắng” từ thói quen dùng nilon trên đồng ruộng

Người dân cần chung tay trong việc hạn chế, giảm thiểu việc sử dụng nilon.

Thời gian qua, các cấp chính quyền và ngành chức năng cũng tích cực tuyên truyền đến tận người dân về những tác hại của thói quen sử dụng nilon, đồng thời đưa ra một số giải pháp nhằm hạn chế, giảm thiểu các vấn đề môi trường do sử dụng, thải bỏ các loại bao bì khó phân hủy gây ra. Tuy nhiên, hiệu quả mang lại chưa thực sự cao.

Để hạn chế, giảm thiểu việc sử dụng nilon đòi hỏi sự chung tay của cả cộng đồng. Mỗi người dân hãy thay đổi thói quen sử dụng bao bì nilon, hạn chế nguy cơ “ô nhiễm trắng”, bảo vệ môi trường thật sự xanh, sạch, đẹp.

Chủ đề Bạn đọc viết

Chủ đề Tài nguyên – môi trường

Đọc thêm

Phủ xanh những vùng đất hoang hóa, bạc màu

Phủ xanh những vùng đất hoang hóa, bạc màu

Người dân một số địa phương ở Hà Tĩnh đã tập trung cải tạo những vùng đất ven biển bị hoang mạc hóa do biến đổi khí hậu, lựa chọn cây trồng phù hợp đưa vào sản xuất. Từ đó không chỉ giúp người dân nâng cao thu nhập mà còn góp phần phủ xanh đất đai hoang hóa, cải tạo môi trường.
Hà Tĩnh quyết tâm sớm hoàn thành mục tiêu tỉnh nông thôn mới

Hà Tĩnh quyết tâm sớm hoàn thành mục tiêu tỉnh nông thôn mới

Hà Tĩnh đang bước vào giai đoạn cao điểm cho mục tiêu tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới (NTM). Những tuyến đường mở rộng, những khu dân cư kiểu mẫu hình thành, đời sống vật chất và tinh thần của người dân không ngừng nâng cao…
Duy trì nhịp điệu xây dựng nông thôn mới

Duy trì nhịp điệu xây dựng nông thôn mới

Sự đồng lòng của người dân Hà Tĩnh trong triển khai các hoạt động xây dựng nông thôn mới không chỉ góp phần hoàn thiện, nâng cao chất lượng các tiêu chí mà còn thắt chặt thêm tình làng nghĩa xóm.
Nhiều loại sâu bệnh gây hại lúa xuân cuối vụ

Nhiều loại sâu bệnh gây hại lúa xuân cuối vụ

Thời tiết Hà Tĩnh duy trì hình thái nhiều mây, có mưa rào, độ ẩm cao là điều kiện thuận lợi để sâu bệnh phát sinh, đặc biệt là bệnh đạo ôn cổ bông trên lúa thời kỳ trổ tập trung.
Đổi đời nhờ nghề nuôi ong ở Đức Lạng

Đổi đời nhờ nghề nuôi ong ở Đức Lạng

Năm 2024, Chi hội nghề nghiệp Nuôi ong lấy mật xã Đức Lạng (Đức Thọ, Hà Tĩnh) thành lập với gần 50 hội viên tham gia, trở thành nền tảng để đưa thương hiệu mật ong vươn xa.
Người cựu binh kiên trì xây làng, dựng nghiệp

Người cựu binh kiên trì xây làng, dựng nghiệp

Trở về từ quân ngũ, ông Nguyễn Kiến Quốc - Phó Chủ tịch UBND xã Sơn Phú (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã hăng hái cùng người dân xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế từ nghề nuôi ong.
Mùa mật ong kém vui ở Vũ Quang

Mùa mật ong kém vui ở Vũ Quang

Thay vì rộn ràng thu hoạch những giọt mật đầu vụ như các năm trước, năm nay, người dân huyện Vũ Quang (Hà Tĩnh) đang trải qua một mùa mật ong chính vụ kém vui.
Hà Tĩnh với chặng nước rút góp phần gỡ thẻ vàng IUU

Gỡ thẻ vàng IUU: Hà Tĩnh quyết liệt "chặng nước rút"

Đợt thanh tra lần thứ 5 của Ủy ban Châu Âu được xem là thời điểm quyết định để Việt Nam gỡ cảnh báo thẻ vàng IUU. Xác định rõ nhiệm vụ này, Hà Tĩnh đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp trong "chặng nước rút", đặc biệt tạo nên những thay đổi tích cực, nhất là trong nhận thức, trách nhiệm của ngư dân.