Sau vụ hè thu, Cẩm Xuyên bắt tay chuyển đổi ruộng đất hơn 465ha

(Baohatinh.vn) - Ngay sau khi thu hoạch xong lúa hè thu, nhiều địa phương ở huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đã ra quân thực hiện tập trung, tích tụ, chuyển đổi ruộng đất để chuẩn bị cho sản xuất vụ xuân năm 2024.

Trên xứ đồng Sau Đội (thôn Trung Nam, xã Cẩm Thành, huyện Cẩm Xuyên), hàng chục máy móc và xe tải được huy động để ra quân phá bờ thửa nhỏ, hình thành ô thửa lớn; cải tạo lại đồng ruộng, đắp bờ vùng và hoàn thiện hạ tầng về giao thông, thủy lợi. Những thửa ruộng cao cạn được cải tạo, những ruộng thấp trũng được san lấp bằng phẳng để thuận lợi cho tới tiêu lấy nước phục vụ sản xuất.

Sau vụ hè thu, Cẩm Xuyên bắt tay chuyển đổi ruộng đất hơn 465ha

Ngay sau khi kết thúc vụ hè thu, xã Cẩm Thành đã tổ chức ra quân thực hiện chuyển đổi ruộng đất lần 3 tại thôn Trung Nam.

Sau 10 ngày ra quân, đến nay, cánh đồng đã cơ bản chỉnh trang hoàn thiện. Giữa cánh đồng là con đường nội đồng rộng 7m; hai bên lề đường, người dân cho đắp các bờ nhỏ rộng 2m, có kẹp mương dẫn nước để phục vụ thủy lợi.

Ông Nguyễn Hùng Vỵ - Trưởng thôn Trung Nam chia sẻ: “Xứ đồng này chưa lần nào triển khai phá bờ thửa nhỏ nên ruộng còn manh mún, có những thửa chỉ rộng 100 m2. Toàn cánh đồng rộng 10ha nhưng có 193 thửa với 154 hộ tham gia sản xuất. Thực hiện chuyển đổi rộng đất, chúng tôi sẽ đưa về mỗi thửa rộng ít nhất 1.000m2, thửa rộng nhất khoảng 4.000m2. Sau khi chuyển đổi xong cánh đồng Sau Đội, thôn tiếp tục chuyển đổi ruộng đất ở những cánh đồng khác. Tổng diện tích chuyển đổi năm nay khoảng 26ha”.

Sau vụ hè thu, Cẩm Xuyên bắt tay chuyển đổi ruộng đất hơn 465ha

Thôn Trung Nam phấn đấu thực hiện chuyển đổi ruộng đất trên tổng diện tích khoảng 26 ha.

Ngoài thôn Trung Nam, sau thu hoạch lúa hè thu, xã Cẩm Thành cũng tập trung chỉ đạo thôn Nam Bắc Thành cải tạo, chuyển đổi ruộng đất lần 3 với diện tích khoảng 25 ha. Trước mắt, chính quyền địa phương tập trung phá bờ thửa nhỏ, cải tạo, quy hoạch lại đồng ruộng và hoàn thiện hạ tầng về giao thông, thủy lợi, đắp bờ vùng. Sau khi đồng ruộng đã được quy hoạch lại, xã Cẩm Thành sẽ tiến hành đo đạc diện tích; thống nhất phương án giao đất để bàn giao cho bà con kịp thời vụ sản xuất vụ xuân năm 2024.

Là địa phương đăng ký diện tích chuyển đổi ruộng đất nhiều nhất toàn huyện Cẩm Xuyên năm 2023, thời điểm này, xã Yên Hòa đang huy động hàng chục máy móc để quy hoạch lại đồng ruộng, bắt đầu từ 2 thôn Yên Quý và Yên Thành với tổng diện tích 124,5 ha.

Chính quyền địa phương hỗ trợ 3 triệu đồng/ha nhằm giúp bà con nhân dân thuê máy móc triển khai công tác chuyển đổi. Địa phương phấn đấu trước ngày 18/11/2023 sẽ hoàn thành chia lại ruộng đất để bàn giao cho người dân.

Sau vụ hè thu, Cẩm Xuyên bắt tay chuyển đổi ruộng đất hơn 465ha

Xã Yên Hòa đã cất bốc113 ngôi mộ trong quá trình chuyển đổi ruộng đất lần 3 tại thôn Yên Quý và thôn Yên Khánh.

Ông Trần Công Huyến - Phó Chủ tịch UBND xã Yên Hòa cho biết: “Trên 2 cánh đồng này, chúng tôi đã cất bốc và di dời được 113 ngôi mộ. Xã đang đẩy nhanh công tác quy hoạch, tiến tới tập trung chia lại ruộng để đưa về mỗi hộ canh tác 1 thửa. Trước đó, năm 2022, xã đã chuyển đổi ruộng đất ở 5 thôn với diện tích 304,4 ha. Các ruộng sau chuyển đổi tạo điều kiện để ứng dụng đồng bộ cơ giới hóa vào sản xuất, giảm chi phí và công lao động, hiệu quả kinh tế tăng lên 10 - 15% so với trước”.

Tiếp nối thành công từ những vụ trước, huyện Cẩm Xuyên phấn đấu tập trung chuyển đổi ruộng đất thêm 465,5 ha (với 2.128 hộ dân) của 11 thôn thuộc 9 xã: Cẩm Bình (11,4 ha), Cẩm Thành (51 ha), Cẩm Lạc (47 ha), Cẩm Quan (30 ha), Yên Hòa (124,5 ha), Nam Phúc Thăng (51 ha), Cẩm Dương (80,6 ha), Cẩm Quang (30 ha) và Cẩm Thạch (40 ha).

Sau vụ hè thu, Cẩm Xuyên bắt tay chuyển đổi ruộng đất hơn 465ha

Những ngày qua, máy móc liên tục làm việc trên những cánh đồng ở Cẩm Xuyên để đắp bờ vùng, bờ thửa nhằm quy hoạch lại đồng ruộng thành cánh đồng mẫu lớn.

Ông Lê Văn Danh - Trưởng phòng NN&PTNT huyện Cẩm Xuyên cho biết: "Đến nay, huyện Cẩm Xuyên đã thực hiện dồn điền đổi thửa, cấp đổi giấy chứng nhận sau chuyển đổi cho hơn 711 ha tại 17 thôn của 6 xã. Ở các vùng đã chuyển đổi, trên 90% hộ dân canh tác 1 thửa và hình thành cánh đồng mẫu lớn, vùng chuyên canh sản xuất hàng hóa tập trung quy mô lớn, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng, thu nhập cho người sản xuất. Thời gian tới, huyện tiếp tục thành lập thêm các tổ hợp tác hoặc hợp tác xã để tổ chức sản xuất trên các vùng đã chuyển đổi; thu hút doanh nghiệp vào đầu tư để đẩy mạnh tái cơ cấu và phát triển nông nghiệp theo hướng hiện đại, bền vững”.

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Những ngày qua, nền nhiệt ở Hà Tĩnh duy trì rét đậm. Người chăn nuôi đang tích cực triển khai các biện pháp phòng chống rét nhằm đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của đàn gia súc, gia cầm.
Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Hà Tĩnh đang trải qua đợt rét đậm mạnh nhất kể từ đầu mùa đông đến nay. Bà con nông dân đã chủ động triển khai các biện pháp phòng chống đói, rét, bảo vệ an toàn đàn vật nuôi.
Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Sau nhiều năm xây dựng thương hiệu, đến nay, Công ty TNHH Bảo Lâm (Hương Sơn, Hà Tĩnh) trở thành đơn vị hàng đầu trên địa bàn tỉnh trong lĩnh vực lâm nghiệp, lâm sinh.
Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Những ngày qua, khi màn đêm buông xuống, hàng chục hộ dân ở xã Xuân Lam (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) lại ra đồng soi đèn “săn” rươi, thu nhập hàng triệu đồng mỗi ngày.