“Vượt chướng ngại vật”, xây dựng nông thôn mới nâng cao ở Sơn Phú

(Baohatinh.vn) - Đạt chuẩn nông thôn mới từ năm 2015, xã Sơn Phú (Hương Sơn - Hà Tĩnh) tiếp tục khẳng định bản lĩnh khi vượt qua lực cản khó khăn của xã miền núi để hoàn thành đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao.

“Vượt chướng ngại vật”, xây dựng nông thôn mới nâng cao ở Sơn Phú

Khuôn viên trú sở UBND xã Sơn Phú khang trang.

Sơn Phú thuộc vào nhóm khó khăn nhất của huyện Hương Sơn, tuy nhiên, với sự nỗ lực của cấp ủy, chính quyền và toàn thể Nhân dân, năm 2015, xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM), trở thành một trong những xã của huyện hoàn thành mục tiêu này khá sớm. Tuy nhiên, các tiêu chí chỉ vừa “chạm” chuẩn; là xã miền núi thuần nông, đời sống của người dân vẫn còn nhiều khó khăn; nguồn lực địa phương có nhiều hạn chế. Điều này trở thành thử thách mới khi xã bước vào hành trình xây dựng đạt chuẩn NTM nâng cao.

“Trong số 20 tiêu chí xây dựng xã đạt chuẩn NTM nâng cao có những tiêu chí không thể tăng tốc trong “ngày một ngày hai” mà đòi hỏi cả quá trình dài và huy động nguồn lực lớn như: nâng cao thu nhập cho người dân, nâng cấp các nhà văn hóa, mở rộng các tuyến đường trục xã, đường ngõ xóm, đường nội đồng” - Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Mặt trận xã Sơn Phú Nguyễn Anh Huân chia sẻ.

“Vượt chướng ngại vật”, xây dựng nông thôn mới nâng cao ở Sơn Phú

Nhà thầu thi công tuyến đường giao thông đoạn qua thôn Hồng Kỳ.

Nhận diện thuận lợi và khó khăn, cộng với những bài học kinh nghiệm từ giai đoạn trước, lãnh đạo xã Sơn Phú đã tổ chức chỉ đạo hệ thống chính trị rà soát, đánh giá mức độ hoàn thành các tiêu chí xã nông thôn mới nâng cao. Theo đó, xây dựng kế hoạch chi tiết để tập trung mọi nguồn lực thực hiện từng tiêu chí.

Đi từ tiêu chí khó, bằng sự linh hoạt và vận dụng nhiều cách làm sáng tạo, cùng một lúc, xã Sơn Phú tập trung thực hiện nâng cấp, sửa chữa nhà văn hóa 3 thôn: Vọng Sơn, Cửa Nương, Hồng Kỳ; nâng cấp cơ sở hạ tầng Trường Mầm non Sơn Phú với tổng kinh phí hơn 3 tỷ đồng.

“Vượt chướng ngại vật”, xây dựng nông thôn mới nâng cao ở Sơn Phú

Địa hình đồi núi, không bằng phẳng, đơn vị thi công phải tiến hành hạ nền để tạo thuận lợi cho việc đi lại của bà con.

Hiệu ứng từ các công trình xây dựng cơ bản, xã cũng vận động Nhân dân cùng vào cuộc mở rộng các tuyến đường liên xã, tuyến ngõ xóm theo tiêu chí mới. Trong đó, dài nhất là tuyến đường liên xã Sơn Phú - Kim Hoa, Sơn Phú - Sơn Trung dài 8,5 km; tuyến ngõ qua các thôn Công Đẳng, Hồng Kỳ, Cửa Nương dài 5 km và tuyến đường nội đồng dài 4,5 km. Điều đáng nói, các tuyến đường này liên quan đến việc giải phóng mặt bằng hàng ngàn m2 của gần 100 hộ. Thêm vào đó, địa hình đồi núi không bằng phẳng, nhiều nơi, đơn vị thi công phải tiến hành hạ mặt bằng đến 2m, công việc hết sức phức tạp và khó khăn.

Để thực hiện quyết tâm hoàn thành tiêu chí đường giao thông, xã ưu tiên tối đa các nguồn lực địa phương, cùng với đó, huy động thêm các nguồn vốn với tổng nguồn lên đến hơn 20 tỷ đồng. Tiếp đó, phân công cán bộ, triển khai công tác tuyên truyền, vận động, tạo sự thống nhất, đồng thuận cao trong Nhân dân. Nhờ vậy, các chương trình không những nhận được sự hỗ trợ từ tinh thần, đóng góp ngày công mà người dân còn tích cực hiến đất mở đường và làm các công trình phúc lợi xã hội công cộng.

Theo Phó Chủ tịch UBND xã Sơn Phú Nguyễn Kiến Quốc, đến thời điểm này, người dân đã tham gia hiến gần 30.000 m2 đất nông nghiệp, gần 2.000 m2 đất ở và đất trồng cây lâu năm; tháo dỡ 3 cổng nhà, gần 3.000m tường rào... Nhiều công trình phục vụ nhu cầu sử dụng và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân đã được quan tâm thực hiện và hoàn thành như: hồ sinh thái (diện tích 8.000 m2); sân vận động xã (10.000 m2); sân bóng các thôn (6.000 m2); trú sở công an xã (2.500 m2)...

“Vượt chướng ngại vật”, xây dựng nông thôn mới nâng cao ở Sơn Phú

Hội Phụ nữ xã Sơn Phú cắt tỉa cây xanh tuyến đường hoa tự quản tại thôn Tiên Sơn.

Ông Lê Trần Quý (71 tuổi), ở thôn Cửa Nương cho biết: "Chung sức xây dựng xã NTM nâng cao, tôi hiến 48 m2 đất ở, tổng giá trị có thể lên đến hơn 200 triệu đồng. Bây giờ, mỗi ngày nhìn tuyến đường nhựa rộng thênh thang, chúng tôi rất hài lòng và cảm thấy những đóng góp của mình thật xứng đáng”.

Cùng với hiến đất, hiến vườn, xã Sơn Phú còn huy động được nguồn xã hội hóa trị giá hơn 3 tỷ đồng làm mới đường điện “Thắp sáng làng quê” dài hơn 5 km chạy bằng pin năng lượng mặt trời; tu bổ nhà bia tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ...

“Vượt chướng ngại vật”, xây dựng nông thôn mới nâng cao ở Sơn Phú

Cùng với làm đường giao thông, xã Sơn Phú tập trung thi công tuyến kênh mương, tạo sự đồng bộ cho hạ tầng.

Trong phát triển kinh tế, xã Sơn Phú đã thành lập thêm 2 tổ hợp tác trồng cam rộng 10 ha tại xứ Đồng Phú, nâng tổng số toàn xã lên 12 tổ hợp tác; 4 hợp tác xã; rà soát mở rộng thêm các mô hình trang trại V-A-C, mô hình chăn nuôi lợn quy mô trên 100 con trở lên.

Cuối năm 2022, mức thu nhập của xã Sơn Phú đạt 47,3 triệu đồng/người/năm; 2 sản phẩm (mật ong Kiến Quốc và sản phẩm dinh dưỡng Thu Lê) đạt chuẩn OCOP 3 sao. Năm 2023 xã phấn đấu nâng mức thu nhập lên 53 triệu đồng, đạt cao hơn mức chuẩn theo tiêu chí NTM nâng cao (47 triệu đồng/người/năm).

Vào cuối năm 2022, xã đã thực hiện hoàn thành 20/20 tiêu chí NTM nâng cao và được đoàn công tác của tỉnh thẩm định, đánh giá 100% tiêu chí đạt yêu cầu.

Quan trọng hơn, những nỗ lực của cấp ủy Đảng, chính quyền và Nhân dân đã từng bước làm thay đổi diện mạo làng quê ngày càng sạch, đẹp, khang trang hơn nhằm nâng cao chất lượng đời sống của người dân. Đó chính là thành quả rõ nét trong xây dựng NTM nâng cao ở xã Sơn Phú.

Bí thư Đảng ủy xã Sơn Phú Nguyễn Quang Tảo

Chủ đề Xây dựng nông thôn mới

Đọc thêm

Mai vàng Hà Tĩnh sẵn sàng ra chợ Tết

Mai vàng Hà Tĩnh sẵn sàng ra chợ Tết

Thời điểm này, người trồng mai tại Hà Tĩnh đang tất bật chăm sóc, kích nụ để phục vụ nhu cầu của người dân dịp tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
Điểm tựa cho ngư dân Trường Sa vươn khơi

Điểm tựa cho ngư dân Trường Sa vươn khơi

Trung tâm Dịch vụ hậu cần nghề cá đảo Đá Tây luôn là điểm tựa vững chắc cho ngư dân vươn khơi, góp sức bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
Người dân “vựa hành” đón tết kém vui

Người dân “vựa hành” đón tết kém vui

Với giá giảm gần 1 nửa so với năm ngoái, người dân xã Thiên Lộc (Can Lộc) - "vựa hành" lớn nhất của tỉnh Hà Tĩnh, thấp thỏm lo âu trước thềm tết Nguyên đán 2025.
Cá cháo giá cao, dễ bán, ngư dân phấn khởi

Cá cháo giá cao, dễ bán, ngư dân phấn khởi

Cá cháo đầu mùa được khách hàng ưa chuộng, giá bán cao giúp mang lại nguồn thu nhập khá cho ngư dân vùng biển Hà Tĩnh. Trừ chi phí, mỗi thuyền có thể thu hàng triệu đồng sau mỗi lần ra khơi.
Quất "Made in Hương Sơn" chờ ngày xuống phố

Quất "Made in Hương Sơn" chờ ngày xuống phố

Nhờ được chăm sóc tốt, đúng kỹ thuật nên vườn quất duy nhất ở Hương Sơn (Hà Tĩnh) của gia đình anh Nguyễn Song Thao cho quả đẹp mắt, hứa hẹn sẽ đem về nguồn thu khá dịp tết Nguyên đán.
Nông dân Hà Tĩnh vào vụ gieo cấy lúa xuân

Nông dân Hà Tĩnh vào vụ gieo cấy lúa xuân

Tranh thủ thời tiết thuận lợi, bà con nông dân Hà Tĩnh bám đồng, đẩy nhanh tiến độ làm đất đợt cuối và bắt đầu xuống giống những trà lúa đầu tiên của vụ xuân 2025.
Khu dân cư kiểu mẫu - nền móng để xây dựng NTM ở Kỳ Anh

Khu dân cư kiểu mẫu - nền móng để xây dựng NTM ở Kỳ Anh

Là địa phương “đi sau” trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM nhưng huyện Kỳ Anh đã có nhiều cách làm sáng tạo. Trong đó, huyện đã tập trung chỉ đạo xây dựng thành công các khu dân cư NTM kiểu mẫu, thôn thông minh, coi đây là nền móng tạo sự lan toả, đưa phong trào xây dựng NTM của huyện phát triển vững chắc.