Xã biên giới Hương Sơn khởi sắc từ xây dựng nông thôn mới

(Baohatinh.vn) - Nếu như trước đây, xã biên giới Sơn Hồng (Hương Sơn, Hà Tĩnh) bộn bề khó khăn thì nay đã khoác lên mình “tấm áo mới” căng tràn sức sống. Kết quả đó chính là nhờ sự chung sức, đồng lòng của Nhân dân và chính quyền địa phương trong xây dựng nông thôn mới (NTM).

Xã biên giới Hương Sơn khởi sắc từ xây dựng nông thôn mới

Những vườn cây ăn quả cho thu nhập khá đang dần được hình thành trên mảnh đất Sơn Hồng.

Sơn Hồng từng được biết đến là một trong những xã biên giới khó khăn của huyện Hương Sơn khi nơi đây có địa bàn rộng, dân cư phân tán, cơ sở hạ tầng còn chưa hoàn thiện, thu nhập của người dân còn thấp so với mặt bằng chung…

Xác định rõ những khó khăn, thách thức cũng như tiềm năng và thuận lợi, chính quyền xã đã tập trung phát huy nội lực, kết hợp lồng ghép các chương trình phát triển kinh tế - xã hội để xây dựng NTM.

Bằng sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận của Nhân dân nên việc xây dựng NTM ở đây đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Đặc biệt, năm 2020, xã được công nhận đạt chuẩn NTM. Kết quả đó chính là nhờ vào sự chung sức, đồng lòng của Nhân dân và chính quyền địa phương.

Xã biên giới Hương Sơn khởi sắc từ xây dựng nông thôn mới

Bà Nguyễn Thị Liệu vui mừng khi đời sống ngày một khá lên nhờ được hỗ trợ xây dựng mô hình kinh tế.

Trong ngôi nhà khang trang, vườn cây ăn trái xum xuê, bà Nguyễn Thị Liệu (thôn 9) phấn khởi nói về sự thay đổi của gia đình khi phát triển kinh tế, xây dựng vườn mẫu. Bà Liệu cho biết: “Từ khi lập nghiệp ở Sơn Hồng, cuộc sống quanh năm của gia đình tôi chủ yếu dựa vào cây lúa, cây ngô kém năng suất. Đến năm 2017, nhờ sự vận động, hỗ trợ về kinh phí của chính quyền các cấp, gia đình đã tiến hành cải tạo 1,6 ha đất đồi, phá bỏ cỏ dại, cây tạp để làm mô hình tổng hợp, đời sống nhờ vậy mà cũng ngày một khá lên”.

Xã biên giới Hương Sơn khởi sắc từ xây dựng nông thôn mới

Những năm gần đây, cây chè đã trở thành cây trồng mang lại thu nhập cao cho người dân Sơn Hồng (Trong ảnh: Người dân thu hoạch chè tại thôn 2)

Không chỉ gia đình bà Liệu mà nhiều hộ dân khác tại xã Sơn Hồng từ khi xây dựng NTM đã được hướng dẫn kiến thức, hỗ trợ vốn... để chuyển đổi cơ cấu cây trồng sang các loại cây, con có hiệu quả như cam, bưởi, chè, nuôi hươu, dê…

Được công nhận là khu dân cư NTM kiểu mẫu trong năm 2020, đến nay, cán bộ và Nhân dân thôn 3 đang tiếp tục hoàn thiện, nâng cấp các tiêu chí. Nhiều phần việc đã được Nhân dân cùng cán bộ, đảng viên chủ động thực hiện như xây dựng, mở rộng các tuyến đường liên thôn, liên xã, đường điện thắp sáng, tập trung phát triển mô hình sản xuất cây, con…

Ông Phạm Văn Tiến (thôn 3) cho biết: “Từ khi thôn 3 cùng xã Sơn Hồng bắt tay vào xây dựng NTM, đời sống của người dân ngày càng được nâng lên. Đặc biệt, trong năm 2020, chúng tôi đã cùng địa phương hoàn thành các tiêu chí khu dân cư NTM kiểu mẫu. Nhờ đó, nhiều tuyến đường được nâng cấp rải nhựa, bê tông, phục vụ tối đa nhu cầu đi lại, sản xuất của người dân”.

Xã biên giới Hương Sơn khởi sắc từ xây dựng nông thôn mới

Nhiều tuyến đường tại xã Sơn Hồng được nâng cấp, mở rộng, thay thế cho những con đường nhỏ hẹp trước kia.

Diện mạo nông thôn của xã Sơn Hồng ngày càng khởi sắc nhờ hệ thống đường giao thông được bê tông hóa. Ven nhiều tuyến đường là những hàng rào cây xanh, hoa thẳng tắp được cắt tỉa gọn gàng. Các công trình như trường học, nhà văn hóa, sân thể thao, khu vui chơi… được xây dựng kiên cố, bảo đảm phục vụ Nhân dân.

“Những kết quả xây dựng NTM đạt được thời gian qua mang đến lợi ích thiết thực cho người dân. Đó là niềm tin, động lực để chúng tôi cũng như người dân cùng phấn đấu nâng chất các tiêu chí”, ông Nguyễn Văn Việt - Bí thư Chi bộ thôn 3 cho biết.

Xã biên giới Hương Sơn khởi sắc từ xây dựng nông thôn mới

Lực lượng đoàn viên thanh niên thường xuyên hỗ trợ người dân xây dựng, chỉnh trang nhà cửa, tạo bộ mặt mới cho vùng quê Sơn Hồng.

Từ một địa phương khó khăn nhất huyện Hương Sơn, đến nay, diện mạo nông thôn của xã Sơn Hồng đã có nhiều khởi sắc, đời sống của người dân từng bước nâng lên, thu nhập bình quân đạt 31,7 triệu đồng/năm (năm 2017 chỉ đạt 26 triệu đồng/người/năm). Toàn xã xây dựng được gần 40 mô hình kinh tế cho thu nhập trên 100 triệu đồng, 9 tổ hợp tác đang hoạt động có hiệu quả; hơn 20 vườn mẫu, gần 20 tuyến đường sáng – xanh – sạch – đẹp…

Bên cạnh những kết quả đạt được, trên hành trình xây dựng NTM, chính quyền và Nhân dân xã Sơn Hồng vẫn còn nhiều thách thức. Đặc biệt, kinh tế của người dân dù đã được cải thiện nhưng so với mặt bằng chung toàn huyện vẫn còn những khó khăn nhất định, do đó, việc xã hội hóa nguồn lực trong dân để nâng hoàn thiện, nâng chất các tiêu chí NTM vẫn còn nhiều hạn chế.

Xã biên giới Hương Sơn khởi sắc từ xây dựng nông thôn mới

Các tuyến đường nội đồng được bê tông hóa, phục vụ tối hơn nhu cầu đi lại, phát triển kinh tế của người dân.

“Để tiếp tục chặng đường xây dựng NTM, thời gian tới, địa phương cùng Nhân dân sẽ cố gắng khắc phục những khó khăn, đẩy mạnh phát triển các mô hình nông nghiệp, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật và đưa các loại cây trồng, vật nuôi có năng suất cao vào sản xuất để nâng cao thu nhập cho người dân. Đồng thời, tập trung ưu tiên nguồn lực đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, các chương trình hỗ trợ phát triển sản xuất”, ông Thái Quốc Trình - Bí thư Đảng ủy xã nhấn mạnh.

Chủ đề Xây dựng nông thôn mới

Đọc thêm

Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Hà Tĩnh đang trải qua đợt rét đậm mạnh nhất kể từ đầu mùa đông đến nay. Bà con nông dân đã chủ động triển khai các biện pháp phòng chống đói, rét, bảo vệ an toàn đàn vật nuôi.
Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Sau nhiều năm xây dựng thương hiệu, đến nay, Công ty TNHH Bảo Lâm (Hương Sơn, Hà Tĩnh) trở thành đơn vị hàng đầu trên địa bàn tỉnh trong lĩnh vực lâm nghiệp, lâm sinh.
Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Những ngày qua, khi màn đêm buông xuống, hàng chục hộ dân ở xã Xuân Lam (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) lại ra đồng soi đèn “săn” rươi, thu nhập hàng triệu đồng mỗi ngày.
Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Nông dân Hà Tĩnh cần theo dõi đồng ruộng, kịp thời phát hiện các đối tượng sâu keo, bệnh khô vằn, đốm lá... gây hại trên một số diện tích ngô đông để tránh ảnh hưởng năng suất.
"Đặc sản" Hà Tĩnh vào vụ Tết

"Đặc sản" Hà Tĩnh vào vụ Tết

Thời điểm này, nhiều cơ sở sản xuất sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu Hà Tĩnh đã vào vụ cao điểm, chuẩn bị nguồn hàng cung ứng cho thị trường Tết năm 2025.
Rộn ràng mùa lúa mới

Rộn ràng mùa lúa mới

Cuối tháng 11, những cánh đồng ở Hà Tĩnh lại rền vang tiếng máy, tiếng người rộn ràng chuẩn bị sản xuất vụ đầu tiên của năm tới.
Nghi Xuân có thêm 2 sản phẩm OCOP hạng 3 sao

Nghi Xuân có thêm 2 sản phẩm OCOP hạng 3 sao

Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) công nhận sản phẩm “Chả cá sông Lam” và sản phẩm “Rau sạch An Tâm” đạt chuẩn OCOP hạng 3 sao đợt 5 năm 2024.