“Tỉnh thành bát cảnh” xưa và trách nhiệm hôm nay của người Thành Sen

(Baohatinh.vn) - Lịch sử là dòng chảy không ngừng nghỉ. Chúng ta luôn tự hào về văn hóa của người Thành Sen (TP Hà Tĩnh) - nơi có cảnh sắc mà người xưa thường gọi “Tỉnh thành bát cảnh”.

Từ những tư liệu để lại và qua trao đổi với ông Lê Văn Tùng - cán bộ lão thành, người có nhiều nghiên cứu văn hóa về Thành Sen thì “Tỉnh thành bát cảnh” là tám cảnh đẹp của Thành Sen xưa; được chia làm 4 cặp: (1) “Thành Sen cảnh sắc - Võ Miếu linh từ” nghĩa là cảnh đẹp Thành Sen và đền thiêng Võ Miếu. (2) “Cảm Lĩnh giai sơn - Nại Giang tú khí” nghĩa là: núi đẹp Cảm Lĩnh - khí lành Nại Giang. (3) “Tân Giang đoãn thủy - Văn Miếu trường thanh”, tức là sông ngắn Tân Giang (sông Cụt) - Văn Miếu có tiếng từ rất lâu. (4) “Tỉnh thị danh thương - Tịnh Lâm cổ tự”, nghĩa là chợ Tỉnh có nổi danh của cả vùng và ngôi chùa cổ Tịnh Lâm (chùa Cảm Sơn).

“Tỉnh thành bát cảnh” xưa và trách nhiệm hôm nay của người Thành Sen

Đền Quan Thánh (Võ Miếu) ở phường Tân Giang. Ảnh tư liệu do bà Sông Hương sưu tầm tại Pháp.

Theo tư liệu lịch sử, đặc biệt là tư liệu ảnh “Thành cổ Hà Tĩnh và các phủ huyện xưa” do bà Nguyễn Thị Sông Hương, người con Hà Tĩnh sinh sống, làm việc tại Cộng hòa Pháp cung cấp, trao tặng cho TP Hà Tĩnh nhân kỷ niệm 190 năm thành lập (1831-2021) và 30 năm tái lập tỉnh (1991-2021) thì vùng đất này xưa đã có sự phát triển sầm uất, trù phú, có nhiều công trình văn hóa - lịch sử gắn với tỉnh lỵ Hà Tĩnh xưa qua các triều đại phong kiến.

Các cảnh quan, công trình mà “Tỉnh thành bát cảnh” nhắc đến chính là những công trình đến hôm nay vẫn còn hiện hữu một phần, một số được phục dựng, trùng tu… Tất cả đều là niềm tự hào của người Thành Sen qua các thế hệ…

“Tỉnh thành bát cảnh” xưa và trách nhiệm hôm nay của người Thành Sen

Chợ TX Hà Tĩnh năm 1987. Ảnh tư liệu của Nghệ sỹ nhiếp ảnh Sỹ Ngọ.

Tạo dựng lại di tích trên nền lịch sử để trở thành những công trình văn hóa, lịch sử vừa là ước nguyện, khát vọng của cán bộ, Nhân dân TP Hà Tĩnh hôm nay. Việc tiếp tục có nhiều công trình mới, dự án mới cho một thành phố văn minh, hiện đại, đáng sống và một thành phố có cả hồn cốt lịch sử để lại, làm mới sống lại “Tỉnh thành bát cảnh” là trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền và Nhân dân thành phố hôm nay.

Năm 2022, TP Hà Tĩnh kỷ niệm 15 năm thành lập; kỷ niệm 65 năm ngày Bác Hồ về thăm Hà Tĩnh. TP Hà Tĩnh chọn một trong các chủ đề của năm đó là: “Tạo bước đột phá mạnh mẽ về xây dựng và phát triển văn hóa - giáo dục” tập trung cho khôi phục những công trình di tích, văn hóa… của Thành Sen; phát triển GD&ĐT đáp ứng yêu cầu hội nhập, phát triển của đất nước.

“Tỉnh thành bát cảnh” xưa và trách nhiệm hôm nay của người Thành Sen

Ngã ba Phan Đình Phùng giao với quốc lộ 1 năm 1985. Ảnh tư liệu của Nghệ sỹ nhiếp ảnh Sỹ Ngọ.

Mục tiêu lâu dài là xây dựng thành phố văn minh, hiện đại, giàu bản sắc, xứng đáng với tên gọi “Cảnh sắc Thành Sen”; tiếp tục giữ gìn, phát huy văn hóa, lịch sử tại đền Võ Miếu, mở rộng khuôn viên đền Võ Miếu, khôi phục các hình thức tín ngưỡng, dịch thuật, bổ sung các tư liệu tại ngôi đền này, đưa tín ngưỡng thờ Phật về chùa Cảm Sơn (lâu nay là hợp tự)… để Võ Miếu là nơi đáp ứng nhu cầu tâm linh của Nhân dân thành phố và du khách thập phương.

Thành phố thực hiện quy hoạch núi Nài gắn với Công viên trung tâm thành phố và chùa Cảm Sơn, phát huy cảnh đẹp của núi Nài - sông Phủ, các di tích lịch sử trong khu vực: nơi phát tích dấu tích người Việt cổ, nơi Uy Viễn tướng công Nguyễn Công Trứ sinh sống lúc cuối đời, nơi gắn với trận đầu thắng Mỹ của quân và dân Hà Tĩnh (26/3/1965) và nơi yên nghỉ của các anh hùng liệt sỹ… để xứng đáng là “Cảm Lĩnh giai sơn - Nại Giang tú khí”… Để ngàn năm sông Phủ - núi Nài trở thành biểu tượng sông - núi của TP Hà Tĩnh.

“Tỉnh thành bát cảnh” xưa và trách nhiệm hôm nay của người Thành Sen

Hồ Bảy Mẫu tại phường Nam Hà (TP Hà Tĩnh). Ảnh: Đồng Anh

Thành phố cũng có kế hoạch khôi phục công trình Hào Thành, phát huy giá trị văn hóa, lịch sử của cổ thành Hà Tĩnh, phát triển du lịch, thương mại - dịch vụ, tạo lập cảnh quan mới trên nền cổ xưa; phát huy giá trị của Khu lưu niệm Bác Hồ về thăm Hà Tĩnh. Tiếp tục cải tạo, nạo vét, chỉnh trang sông Cụt, trở thành dòng sông thơ mộng làm đẹp cảnh quan của thành phố; phục dựng các lễ hội sông nước gắn hiện tại với quá khứ, xây đắp những gì tốt đẹp cho tương lai…

Tiếp tục xã hội hóa, đầu tư đồng bộ các hạng mục tại Văn Miếu; bổ sung các tư liệu lịch sử. Kế thừa truyền thống đạo học của quê hương, ngoài việc thờ tự các vị tiền bối, đây còn là nơi thờ tự các danh nhân văn hóa có công với nền giáo dục, văn hóa, y khoa... của quê hương, của nước nhà như: Đại thi hào Nguyễn Du, nhà giáo Chu Văn An, Thám hoa Nguyễn Huy Oánh, Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp. Việc thờ tự này nhằm tôn vinh truyền thống hiếu học và là nơi để các thế hệ hậu sinh của Việt Nam đến chiêm ngưỡng và học tập… để “Văn Miếu trường thanh” vang danh mãi mãi…

“Tỉnh thành bát cảnh” xưa và trách nhiệm hôm nay của người Thành Sen

Văn Miếu Hà Tĩnh. Ảnh: CTV

Về “Tỉnh thị danh thương - Tịnh Lâm cổ tự”, thành phố sẽ tiếp tục tăng cường công tác quản lý nhà nước tại chợ Tỉnh (chợ thành phố Hà Tĩnh); đồng thời với việc kêu gọi đầu tư, xã hội hóa thực hiện việc chuyển đổi mô hình quản lý chợ… để chợ thành phố trở thành trung tâm thương mại của cả tỉnh, hiện đại, văn minh… không hổ thẹn với tiền nhân về “Tỉnh thị danh thương”… Tiếp tục quy hoạch, đầu tư các hạng mục tại chùa Cảm Sơn gắn với quy hoạch khu vực núi Nài để đưa ngôi chùa này trở thành địa chỉ tín ngưỡng, tâm linh của người dân Thành Sen và du khách khi đến với TP Hà Tĩnh…

“Tỉnh thành bát cảnh” ngày xưa và các công trình dự án của thành phố đã, đang và sẽ triển khai là sự kế thừa, phát huy các giá trị văn hóa cha ông để lại của mảnh đất, con người nơi đây. Đó chính là mạch nguồn để xây dựng TP Hà Tĩnh giàu bản sắc văn hóa, trở thành một trong những đô thị trung tâm của vùng Bắc Trung Bộ.

Chủ đề Đất và người Hà Tĩnh

Đọc thêm

Những con đường huyền thoại tiếp nối tương lai

Những con đường huyền thoại tiếp nối tương lai

Trong kháng chiến chống Mỹ, Hà Tĩnh là điểm trọng yếu trên tuyến chi viện miền Nam, hứng chịu hàng vạn tấn bom đạn. Ngày nay, chiến tranh đã lùi xa, những con đường huyền thoại năm xưa vẫn tràn đầy sức sống, góp phần vào sự phát triển mạnh mẽ của tỉnh nhà.
Xanh lại những "tọa độ lửa" ở Hà Tĩnh

Xanh lại những "tọa độ lửa" ở Hà Tĩnh

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, những tọa độ lửa như núi Nài, Ngã ba Đồng Lộc, Làng K130… của Hà Tĩnh đã cùng quân dân cả nước làm nên đại thắng mùa xuân 1975.
 Thạch Hà - vùng đất giàu truyền thống văn hóa và khoa bảng

Thạch Hà - vùng đất giàu truyền thống văn hóa và khoa bảng

Với lịch sử 1020 năm phát triển, các thế hệ người dân Thạch Hà (Hà Tĩnh) đã chinh phục thiên nhiên, chung lưng đấu cật, gắn bó đoàn kết, xây dựng mảnh đất này ngày càng phát triển, trở thành vùng quê giàu bản sắc văn hóa, có nhiều người đỗ đạt khoa bảng.
Người miệt mài tìm “cái đẹp” của văn chương

Người miệt mài tìm “cái đẹp” của văn chương

Với nhiều tâm huyết, nhà nghiên cứu Hà Quảng là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam duy nhất ở Hà Tĩnh đạt nhiều giải thưởng lớn cấp tỉnh và cấp Trung ương về lĩnh vực lý luận, phê bình văn học.
Chỉ huy trưởng lực lượng biệt động Sài Gòn quê Hà Tĩnh là ai?

Chỉ huy trưởng lực lượng biệt động Sài Gòn quê Hà Tĩnh là ai?

Đại tá Tư Chu - Chỉ huy trưởng lực lượng biệt động quân khu Sài Gòn - Gia Định là một người con của quê hương Hà Tĩnh. Ông là người kiến tạo các cách đánh “xuất quỷ nhập thần”, là cái tên đứng đằng sau nhiều chiến công huyền thoại của biệt động Sài Gòn.
Trung úy công an đam mê nghiên cứu khoa học

Trung úy công an đam mê nghiên cứu khoa học

Bằng niềm đam mê nghiên cứu khoa học, Trung úy Phạm Minh Hiếu - Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao Công an Hà Tĩnh đã biến rác hữu cơ thành tài nguyên, giải quyết bài toán khó về xử ý ô nhiễm môi trường
Thiêng liêng tiếng gọi cội nguồn

Thiêng liêng tiếng gọi cội nguồn

Từ chỗ là hoạt động tín ngưỡng của người dân địa phương, lễ giỗ Quốc Tổ Hùng Vương ở TX Hồng Lĩnh đã trở thành lễ hội được cấp ủy, chính quyền và Nhân dân Hà Tĩnh quan tâm, thu hút đông đảo người dân tham gia.
Đoàn kết một lòng hướng về nguồn cội…

Đoàn kết một lòng hướng về nguồn cội…

Hòa chung lòng thành kính hướng về ngày Giỗ Tổ Hùng Vương, người dân Hà Tĩnh đã cùng nhau gìn giữ, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống, khẳng định sự gắn bó bền chặt trong dòng chảy lịch sử dân tộc.
Ngắm khu dân cư kiểu mẫu bên dòng Ngàn Phố

Ngắm khu dân cư kiểu mẫu bên dòng Ngàn Phố

Bên dòng sông Ngàn Phố thơ mộng, người dân thôn Phúc Bằng, xã Sơn Bằng (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đang cùng nhau xây dựng cảnh quan xanh sạch đẹp, hướng tới cuộc sống sống ấm no, hạnh phúc.