Nước mắm Hòa Cung - vị đậm đà của muối Hộ Độ và ngọt béo của cá cơm

(Baohatinh.vn) - Từ những hạt muối mặn mòi và nguồn nguyên liệu tươi ngon, chị Trần Thị Hòa đã làm ra nước mắm Hòa Cung thơm ngon, đậm đà, chất lượng và lan tỏa hương vị quê biển Lộc Hà (Hà Tĩnh).

Những ngày cuối năm này, cơ sở chế biến hải sản Hòa Cung ở thôn Vĩnh Phú, xã Hộ Độ (Lộc Hà) đang huy động tối đa nhân lực, máy móc, hệ thống tiêu thụ để đưa ra thị trường ngày tết những chai nước mắm thơm ngon, chất lượng. Niềm vui càng nhân lên khi cách đây ít ngày, nước mắm Hòa Cung đã được Hội đồng Đánh giá thẩm định, chấm điểm phân hạng sản phẩm OCOP huyện Lộc Hà công nhận đạt chuẩn 3 sao.

bqbht_br_1-copy-8912.jpg
Cơ sở chế biến hải sản Hòa Cung (xã Hộ Độ) kiểm tra những mẻ nước mắm được muối trong chum sành hơn 1 năm trước khi chiết xuất phục vụ thị trường tết cổ truyền.

Chị Trần Thị Hòa - chủ cơ sở chế biến hải sản Hòa Cung cho biết: “Hơn chục năm gắn bó với nghề truyền thống, chúng tôi có được những bí quyết, kinh nghiệm riêng để có những mẻ sản phẩm chất lượng, ưng ý nhất. Vì chất lượng sản phẩm phụ thuộc rất nhiều vào nguyên liệu nên chúng tôi đã lựa chọn loại cá cơm tươi có trọng lượng từ 200 – 500 con/kg, mới đánh bắt về chưa qua đá lạnh và tuyệt đối không sử dụng loại cá đã dập nát, nghe mùi lạ, bảo quản bằng đạm ure. Chúng tôi cũng sử dụng muối ngon nổi tiếng được diêm dân Hộ Độ và Thạch Châu sản xuất bằng phương thức truyền thống, có hạt nhỏ, độ rắn cao, màu trắng đục, được cất trữ sau 2 năm để bớt độ mặn chát”.

bqbht_br_3-copy-7659.jpg
Những mẻ nước mắm thơm ngon, chất lượng được tiến hành đóng chai.

Cùng với được chiết xuất từ nguồn nguyên liệu tươi ngon, nước mắm Hòa Cung còn có quy trình sản xuất nghiêm ngặt, theo phương thức truyền thống. Mỗi mẻ nước mắm do cơ sở này đưa ra phục vụ thị trường phải qua quy trình theo trình tự liên tục như sau: tiếp nhận nguyên liệu, rửa và phân loại, trộn muối, lên men lần 1 (bằng cách khuấy đảo thủ công và phơi nắng tự nhiên), chiết rút lần 1, lên men lần 2, chiết rút lần 2 (cho sản phẩm cuối cùng), phối trộn sau chiết rút, đóng chai, dán nhãn mác, mang đi tiêu thụ... Khi thực hiện, mỗi công đoạn lại có những bí quyết, tiêu chí, liều lượng, mốc thời gian, quy định nghiêm ngặt riêng.

Ông Phan Bá Ninh - cán bộ Văn phòng NTM huyện Lộc Hà nhận xét: “Nước mắm Hòa Cung có hệ thống cơ sở hạ tầng sản xuất đảm bảo, có quy trình an toàn, chấp hành nghiêm ngặt các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm, 100% sản phẩm được ủ muối trong chum sành… nên chất lượng rất tốt. Khi được “thẩm” sản phẩm, các thành viên trong hội đồng chấm điểm cũng như khách hàng đều có nhận xét rất tốt. Đặc biệt, nhiều người đánh giá rằng, nước mắm Hòa Cung có vị mặn đậm đà của muối Hộ Độ, ngọt béo của cá cơm tươi, mùi thơm của thính... Đây là những hương vị riêng để tạo nên một dấu ấn của món gia vị truyền thống không thể thiếu trong mỗi bữa cơm gia đình”.

bqbht_br_2-copy.jpg
Nước mắm Hòa Cung được đóng chai, dán tem nhãn trước khi đưa ra thị trường.

Nhờ kinh nghiệm truyền thống kết hợp với việc mạnh dạn đầu tư sản xuất nên nước mắm Hòa Cung ngày càng “chinh phục” được khách hàng, mở rộng thị trường tiêu thụ, tăng doanh số, thêm lợi nhuận. Theo đó, vào năm 2023, cơ sở này sản xuất được khoảng 9.000 lít nước mắm các loại để bán cho thị trường trong huyện và thành phố Hà Tĩnh, cho doanh thu 675 triệu đồng, lợi nhuận 70 triệu đồng thì năm nay đã ủ muối 18 tấn cá cơm và gần 5 tấn muối để cho ra lò gần 11 nghìn lít các loại, cho doang thu gần 900 triệu đồng, lợi nhuận gần 100 triệu đồng.

Dự kiến, trong 3 năm sắp tới, chị Trần Thị Hòa sẽ cung cấp cho thị trường khoảng 52 nghìn lít nước mắm Hòa Cung (bình quân khoảng 17.400 lít/năm), cho doanh thu khoảng 4,7 tỷ đồng (bình quân gần 1,57 tỷ đồng/năm), lợi nhuận 420 triệu đồng (bình quân 140 triệu đồng/năm). Thị trường tiêu thụ cũng sẽ được mở rộng ở tất cả các địa phương trong toàn tỉnh (nhất là các huyện miền núi) và các tỉnh, thành phố lớn khác như: Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương…

bqbht_br_1-copy.jpg
Đại diện cơ sở chế biến hải sản Hòa Cung giới thiệu trước Hội đồng Đánh giá thẩm định, chấm điểm phân hạng sản phẩm OCOP huyện Lộc Hà.

Chị Trần Thị Hòa chia sẻ thêm: “Để tăng tính cạnh tranh, đảm bảo lợi nhuận và nâng sao OCOP, thời gian tới, chúng tôi sẽ tiếp tục huy động nguồn lực đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, mua sắm trang thiết bị phục vụ sản xuất, tích cực ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật, đào tạo và thuê thêm người làm. Chúng tôi cũng sẽ mở rộng liên doanh, liên kết với các chủ tàu thuyền thường xuyên đánh bắt hải sản và các diêm dân chăm chỉ để đảm bảo ổn định nguồn nguyên liệu chất lượng. Ngoài ra, chúng tôi cũng sẽ chú trọng bảo vệ thương hiệu, tăng cường quảng bá sản phẩm, đẩy mạnh bán hàng trên không gian mạng, mở rộng các đại lý “chân rết” để nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh”.

Video: Quy trình sản xuất nước mắm Hòa Cung

Chủ đề Sản phẩm OCOP Hà Tĩnh

Đọc thêm

Giữ màu xanh cho những cánh rừng

Giữ màu xanh cho những cánh rừng

Ban Quản lý (BQL) Rừng phòng hộ Nam Hà Tĩnh luôn kiên trì thực hiện tốt chức trách, nhiệm vụ của mình để bảo vệ cho những cánh rừng luôn xanh tươi, an toàn.
Triển vọng chăn nuôi hươu sao ở Cẩm Xuyên

Triển vọng chăn nuôi hươu sao ở Cẩm Xuyên

Chăn nuôi hươu sao đang mở ra nhiều triển vọng phát triển kinh tế cho người dân huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) khi nhiều địa phương nhân rộng mô hình theo tổ hợp tác, hợp tác xã...
Rộn ràng mùa dưa ở Việt Tiến

Rộn ràng mùa dưa ở Việt Tiến

Những ngày này, nông dân xã Việt Tiến (Thạch Hà, Hà Tĩnh) đang vào mùa thu hoạch dưa các loại. Không khí thu hoạch trên các cánh đồng dưa luôn rộn ràng, tấp nập báo hiệu mùa bội thu.
Nhanh tay "hồi sức" lúa bị đổ ngã do mưa gió

Nhanh tay "hồi sức" lúa bị đổ ngã do mưa gió

Tập trung khơi thông dòng chảy, tiêu thoát nước khỏi ruộng, buộc những diện tích bị đổ ngã… là những giải pháp mà nông dân Hà Tĩnh đang nỗ lực triển khai, với hy vọng giảm thiểu thấp nhất thiệt hại về năng suất cuối vụ.
Chè vằng Cẩm Mỹ hướng tới sản phẩm OCOP

Chè vằng Cẩm Mỹ hướng tới sản phẩm OCOP

Nhiều hộ dân ở xã Cẩm Mỹ (Cẩm Xuyên - Hà Tĩnh) đã mở rộng diện tích, đầu tư công nghệ để tạo ra sản phẩm hàng hóa, đưa lại nguồn thu nhập bền vững từ cây chè vằng. Địa phương tiến tới xây dựng sản phẩm OCOP chè vằng.
Phủ xanh những vùng đất hoang hóa, bạc màu

Phủ xanh những vùng đất hoang hóa, bạc màu

Người dân một số địa phương ở Hà Tĩnh đã tập trung cải tạo những vùng đất ven biển bị hoang mạc hóa do biến đổi khí hậu, lựa chọn cây trồng phù hợp đưa vào sản xuất. Từ đó không chỉ giúp người dân nâng cao thu nhập mà còn góp phần phủ xanh đất đai hoang hóa, cải tạo môi trường.
Hà Tĩnh quyết tâm sớm hoàn thành mục tiêu tỉnh nông thôn mới

Hà Tĩnh quyết tâm sớm hoàn thành mục tiêu tỉnh nông thôn mới

Hà Tĩnh đang bước vào giai đoạn cao điểm cho mục tiêu tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới (NTM). Những tuyến đường mở rộng, những khu dân cư kiểu mẫu hình thành, đời sống vật chất và tinh thần của người dân không ngừng nâng cao…
Duy trì nhịp điệu xây dựng nông thôn mới

Duy trì nhịp điệu xây dựng nông thôn mới

Sự đồng lòng của người dân Hà Tĩnh trong triển khai các hoạt động xây dựng nông thôn mới không chỉ góp phần hoàn thiện, nâng cao chất lượng các tiêu chí mà còn thắt chặt thêm tình làng nghĩa xóm.