PMI Việt Nam tăng 10 điểm trong tháng 5/2020

(Baohatinh.vn) - Chỉ số Nhà Quản trị Mua hàng (PMI) của Việt Nam đã tăng 10 điểm trong tháng 5/2020, đạt 42,7 điểm, từ mức thấp kỷ lục là 32,7 của tháng 4, IHS Markit – công ty thu thập kết quả khảo sát PMI cho biết trong thông cáo ra ngày 1/6.

PMI Việt Nam tăng 10 điểm trong tháng 5/2020

(Ảnh minh họa. Nguồn: Báo Hà Tĩnh)

Theo IHS Markit, lĩnh vực sản xuất của Việt Nam trong tháng 5 tiếp tục chịu ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, mặc dù mức độ giảm đã nhẹ hơn so với tháng 4 khi virus đã được kiểm soát ở “quốc gia hình chữ S”.

Sản lượng, số lượng đơn đặt hàng mới và việc làm đều giảm với tốc độ chưa từng thấy trong thời kỳ trước khi cuộc khủng hoảng hiện nay bắt đầu.

Có những báo cáo về những khó khăn trong việc duy trì số lượng đơn đặt hàng xuất khẩu mới. Trong khi đó, các công ty đã tiếp tục giảm giá đầu ra để thu hút thêm đơn đặt hàng mới, trong bối cảnh chi phí đầu vào cũng giảm, mặc dù mức giảm chỉ là nhẹ.

Bình luận về kết quả khảo sát mới đây, Andrew Harker, Giám đốc Kinh tế tại IHS Markit, nói: “Thành công của Việt Nam trong việc đưa đại dịch Covid-19 vào tầm kiểm soát cho phép nền kinh tế có thể bắt đầu chặng đường hồi phục.

"Tuy nhiên, dữ liệu PMI của tháng 5 cho thấy con đường sẽ còn dài, khi lĩnh vực sản xuất vẫn suy giảm vào thời điểm giữa quý 2 của năm, mặc dù mức giảm là nhẹ hơn nhiều so với mức kỷ lục của tháng 4. Quá trình tăng trưởng trở lại có thể sẽ diễn ra từ từ với sự hỗ trợ ít ỏi từ thị trường nước ngoài, ít nhất là trong tương lai gần, khi đại dịch tiếp tục ảnh hưởng đến nhiều khu vực trên thế giới”, ông Harker nói thêm.

Tương tự Việt Nam, tất cả 6 quốc gia ASEAN khác được IHS Markit khảo sát đều có các điều kiện kinh doanh suy giảm.

Singapore bị ảnh hưởng nặng nhất và là quốc gia duy nhất bị suy thoái nặng thêm. Chỉ số toàn phần 26,4 điểm, giảm từ mức 29,3 điểm trong tháng 4, cho thấy sức khỏe lĩnh vực sản xuất suy giảm đáng kể và là kết quả chỉ số thấp nhất trong gần 8 năm thu thập dữ liệu.

Các nhà sản xuất Indonesia báo cáo suy giảm ở mức tương tự, khi chỉ số toàn phần 28,6 điểm là thấp thứ nhì từng được ghi nhận.

Các nhà sản xuất ở Myanmar cho biết tình trạng suy giảm tiếp tục, mặc dù chỉ số toàn phần 38,9 đã tăng so với mức thấp kỷ lục của tháng 4 là 29 điểm.

Trong khi đó Philippines báo cáo các điều kiện hoạt động giảm tháng thứ ba liên tiếp, mặc dù chỉ số toàn phần 40,1 điểm cho thấy tốc độ giảm chậm nhất trong thời kỳ này.

Chỉ số toàn phần của Thái Lan cũng cho thấy tốc độ suy giảm chậm lại, mặc dù đạt 41,6 điểm, vẫn thuộc hạng thấp nhất kể từ khi dữ liệu bắt đầu được thu thập vào cuối năm 2015.

Cuối cùng, Malaysia có mức suy thoái nhẹ nhất trong bảy quốc gia khảo sát trong tháng 5. Tuy nhiên, chỉ số toàn phần 45,6 điểm vẫn cho thấy mức suy giảm liên tục của các điều kiện hoạt động.

(Theo IHS Markit)

Chủ đề Thị trường, Thương mại - Dịch vụ

Đọc thêm

Doanh nghiệp Hà Tĩnh sôi nổi ra quân sản xuất đầu năm

Doanh nghiệp Hà Tĩnh sôi nổi ra quân sản xuất đầu năm

Những ngày đầu năm mới Ất Tỵ 2025, không khí ra quân sản xuất tại nhiều doanh nghiệp trên địa bàn Hà Tĩnh diễn ra sôi nổi, phấn khởi. Các doanh nghiệp đều thể hiện quyết tâm, nỗ lực ngay từ những ngày đầu năm.
Tăng tốc trên công trình trọng điểm quốc gia

Tăng tốc trên công trình trọng điểm quốc gia

Sau những ngày nghỉ Tết, công trường cao tốc Bắc - Nam cùng các dự án trọng điểm lại nhộn nhịp tiếng máy. 2025 là năm hoàn thành, đưa vào khai thác nhiều công trình quan trọng nên nhà thầu quyết tâm tạo khí thế thi đua ngay từ đầu xuân mới.
Cảng Vũng Áng đón chuyến hàng đầu năm mới

Cảng Vũng Áng đón chuyến hàng đầu năm mới

Sáng mùng 4 Tết, cảng Vũng Áng đã đón chuyến tàu đầu tiên cập cảng bốc xếp hàng hóa, mang theo hy vọng về sự khởi đầu thuận lợi của hoạt động vận tải biển Hà Tĩnh.
Vũng Áng vươn mình

Vũng Áng vươn mình

Những con tàu cập bến, những chuyến hàng ra khơi, tiếng xe, tiếng máy… đã trở thành hình ảnh biểu trưng cho sự vận động, chuyển mình vừa thâm trầm mà mạnh mẽ, quyết liệt ở Vũng Áng - khu kinh tế động lực của Hà Tĩnh.
Dấu ấn thu ngân sách của Hà Tĩnh

Dấu ấn thu ngân sách của Hà Tĩnh

Năm 2024, Hà Tĩnh cán mốc thu ngân sách hơn 18.100 tỷ đồng, tăng 3% dự toán HĐND tỉnh giao. Mốc son này góp phần điểm tô thêm gam màu sáng cho bức tranh kinh tế - xã hội của tỉnh.