PMI Việt Nam tháng 3 đạt 51,9 điểm, đứng thứ hai khu vực Đông Nam Á

(Baohatinh.vn) - Báo cáo mới nhất của Nikkei cho biết, Chỉ số Nhà quản trị Mua hàng (PMI) toàn phần lĩnh vực sản xuất Việt Nam trong tháng 3/2019 tăng từ mức 51,2 điểm của tháng trước, đạt 51,9 điểm – đứng thứ hai các nước khu vực Đông Nam Á.

PMI Việt Nam tháng 3 đạt 51,9 điểm, đứng thứ hai khu vực Đông Nam Á

(Ảnh minh họa: Internet)

PMI là một chỉ số tổng hợp về kết quả hoạt động của ngành sản xuất. Kết quả PMI tháng 3 của Việt Nam cho thấy sự cải thiện của sức khỏe lĩnh vực sản xuất tháng thứ 40 liên tiếp. Mặc dù có kết quả dưới mức trung bình của năm 2018, chỉ số PMI đã ở trên ngưỡng 50 điểm vào cuối quý 1.

Một số điểm nổi bật trong lĩnh vực sản xuất của Việt Nam tháng vừa qua có thể kể đến là sản lượng tăng với tốc độ nhanh nhất kể từ tháng 11 năm ngoái, trong khi tổng số lượng đơn đặt hàng mới và xuất khẩu cũng tăng nhanh hơn so với tháng 2. Tuy vậy, việc làm tiếp tục giảm nhẹ. Trong khi đó, tốc độ tăng chi phí đầu vào vẫn tương đối yếu, từ đó tạo dư địa cho các công ty tiếp tục giảm giá cả đầu ra.

Bình luận về dữ liệu khảo sát PMI ngành sản xuất Việt Nam, Andrew Harker - Phó Giám đốc tại IHS Markit, công ty thu thập kết quả khảo sát, nói: “Trong khi tốc độ tăng trưởng ghi nhận trong năm ngoái không được cao, dữ liệu PMI ngành sản xuất trong tháng 3 cho thấy các công ty Việt Nam vẫn chịu đựng được sự giảm tốc gần đây của thương mại quốc tế và đã có thể tiếp tục duy trì tăng số lượng đơn đặt hàng mới và mở rộng sản xuất. IHS Markit gần đây dự báo sản lượng công nghiệp tăng 8,2% trong năm 2019, với dữ liệu PMI cho thấy lĩnh vực sản xuất sẽ tiếp tục đóng góp tích cực vào mức tăng sản lượng này”.

Cũng trong báo cáo mới, Nikkei cho biết, PMI Việt Nam đã kết thúc quý 1/2019 với vị trí thứ 2 bảng xếp hạng PMI ngành sản xuất các nước ASEAN tháng 3.

PMI Việt Nam tháng 3 đạt 51,9 điểm, đứng thứ hai khu vực Đông Nam Á

Myanmar tiếp tục có cải thiện mạnh nhất về các điều kiện kinh doanh, giúp họ giữ nguyên vị trí đầu bảng xếp hạng của khu vực.

(Theo Nikkei)

Đọc thêm

Vướng mặt bằng, nhiều dự án ở thành phố Hà Tĩnh chậm tiến độ

Vì sao nhiều dự án ở thành phố Hà Tĩnh chậm tiến độ?

Trên địa bàn TP Hà Tĩnh hiện có nhiều dự án xây dựng hạ tầng được triển khai nhưng một số công trình chậm tiến độ. Hãy đi tìm câu hỏi vì sao xảy ra tình trạng này, gây ảnh hưởng đến mục tiêu kế hoạch đã đề ra.
Yếu tố then chốt đưa 2 tuyến cao tốc qua Hà Tĩnh “về đích” trước 6 tháng

Yếu tố then chốt đưa 2 tuyến cao tốc qua Hà Tĩnh “về đích” trước 6 tháng

2 tuyến cao tốc qua Hà Tĩnh thông xe nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước không chỉ đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân, giảm áp lực về giao thông mà còn mở ra không gian, động lực phát triển mới cho Hà Tĩnh. Đó cũng là niềm tự hào của Hà Tĩnh và chủ đầu tư, nhà thầu thi công khi đã cùng nỗ lực, quyết tâm cao, vượt tiến độ 6 tháng.
Linh hoạt vận hành phát điện trong mùa cao điểm

Linh hoạt vận hành phát điện trong mùa cao điểm

Trước tình hình phụ tải điện tăng cao trong mùa nắng nóng, các nhà máy sản xuất điện ở Hà Tĩnh đã chủ động triển khai các giải pháp vận hành hiệu quả, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.